Có thể nói mục đích cuối cùng của người lao động là mưu sinh cho cuộc sống, cụ thể hơn là kiếm tiền, là mong muốn có được cuộc sống ấm no đầy đủ và hơn thế nữa. Do đó, động cơ thúc đẩy làm việc của họ xuất phát từ chính những yêu cầu, đòi hỏi của cuộc sống. Vì vậy, để khuyến khích tạo động lực cho họ làm việc tốt hơn, cũng như để thu hút và giữ chân những nhân tài cho doanh nghiệp, thì các doanh nghiệp không những phải đáp ứng tốt các nhu cầu cơ bản của họ, mà còn phải có chế độ lương, thưởng, chế độ ưu đãi hấp dẫn đối với nhân viên.
Thực tiễn hiện nay, chế độ chính sách đối với người lao động ở nhiều doanh nghiệp còn rất thấp, đặc biệt là các cơ quan Nhà nước. Điều này trước
hết thể hiện ở mức lương của nhân viên trong doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp Nhà nước, mức lương cho người lao động chỉ từ 500 đến 800 nghìn đòng/tháng. Ngay cả những lao động đã qua đào tạo, như các sinh viên mới ra trường, mức lương bình quân mà họ nhận được cũng chỉ từ 700 đến 900 nghìn đồng/tháng. Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, giá cả của mọi hàng hoá đều ở mức "cắt cổ" thì với mức lương đó làm sao có thể đáp ứng được nhu cầu đời sống hàng ngày của người lao động. Ngay cả những nhu cầu tối thiểu còn khó, huống chi là những nhu cầu cao sang của cuộc sống hiện đại. Chính điều này mà nhiều doanh nghiệp, mằ đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước đã không thu hút cũng như không giữ chân được các nhân viên giỏi, những người thực sự cần thiết cho doanh nghiệp. Điều đó làm cho các doanh nghiệp Việt Nam vốn đã yếu kém lại càng yếu kém hơn.
Trong khi đó, các công ty liên doanh, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, do nắm bắt được đặc điểm này, nên đã không ngừng đưa ra những mức lương hấp dẫn, cao hơn nhiều so với các doanh nghiệp Nhà nước. Chính điều này đã dẫn đến tình trạng, hầu hết những người giỏi, có trình độ cao đều sẵn sàng dời bỏ doanh nghiệp Nhà nước để chuyển sang doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để làm việc. Do đó, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vốn đã phát triển lại càng phát triển hơn, và từ đó lợi nhuận chuyển ra nước ngoài cũng nhiều hơn. Rút cục, thiệt hại lại do chính nền kinh tế đất nước phải gánh chịu.
Như vậy, chế độ chính sách đối với người lao động là rất quan trọng, không chỉ đối với người lao động mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
2.3. Đánh giá
* Thành tích
Ttrong những năm qua thì công tác giáo dục đào tạo của nước ta đã đạt được những kết quả nhất định
Trong thời gian qua tỷ lệ dân số biết chữ nước ta có xu hướng tăng và chiếm tỷ trọng cao. Đến năm 2000 toàn quốc đạt tiêu chuẩn quốc gia về xoá mù chữ và phổ cấp giáo dục tiểu học, bắt đầu chuyển sang thời kỳ mới thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục phổ thông cơ sở.
Nước ta đã có một hệ thống các trường dạy học có quy mô lớn và ngày càng được m ở rộng hơn, có nhiều tiềm năng để phát triển đào tạo một cách đa dạng và phong phú, đội ngũ giáo viên giảng dạy cũng liên tục tăng cả về số lượng và chất lượng, các lĩnh vực và loại hình đào tạo ngày càng được mở rộng và đa dạng hơn đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đào tạo của nhân dân, và yêu cầu của quá trình đổi mới nền kinh tế, số lượng lao động được đào tạo ngày càng nhiều đa dạng về lĩnh vực và loại hình đào tạo và chất lượng đào tạo cũng ngày càng tốt hơn.
Công tác giáo dục giáo dục đào tạo vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số đã được quan tâm nhiều hơn. tỷ lệ người mù chữ đã giảm và số lượng người dân tộc thiểu số được cử đi học ngày càng nhiều. Không chỉ tăng về số lượng các trường dạy học mà các cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho việc giảng dạy cũng được trang bị nhiều hơn. đặc biệt là ở các vùng sâu ,vùng xa, miền núi và cao nguyên đã được cải thiện đáng kể giảm bớt tình trạng khó khăn do thiếu thốn trang thiết bị trong công tác giảng dạy.
Phương pháp giáo dục đào tạo cũng đã được đổi mới cho phù hợp với tình hình phát triển của xã hội và sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật. Một số trường và cơ sở đào tạo đã có phương pháp đào tạo và trang thiết bị hiện đại có thể sánh ngang với các nước tiên tiến trong khu vực.
* Hạn chế
Tuy đã đạt được những thành tựu nhất định nhưng công tác giáo dục đào tạo nước ta còn nhiều mặt hạn chế cần được khắc phục để nâng cao trình độ của người lao động. Chất lượng giáo dục phổ thông chưa được cao. Học
sinh bị hạn chế về tính linh hoạt, độc lập và sáng tạo trong tư duy kỹ năng thực hành, khả năng vận dụng kiến thức vào các tình huống thực tiễn.
Chất lượng đào tạo chuyên môn kỹ thuật chưa cao, chất lượng còn đại trà, phương pháp giáo dục đào tạo còn lạc hậu và chậm đổi mới trong đào tạo các ngành mũi nhọn và các lĩnh vực công nghệ mới ở các bậc đại học và sau đại học còn thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực cả về nội dung lẫn phương pháp đào tạo. làm cho các ngành kỹ thuật, công nghệthiếu nhân lực trình độ cao. Hiện nay cơ cấu đào tạo nghề còn bất hợp lý với 85% là đào tạo ngắn hạn, và 15% là đào tạo chính quy dài hạn. các cơ sở đào tạo nghề phân bố không đều tập trung nhiều ở các vùng đồng bằng và các thành phố lớn, làm cho chất lượng của lực lượng lao động chưa cao và có sự chênh lệch giữa các vùng và khu vực.
Ở tất cả các cấp học và bậc học phương pháp giảng dạy còn nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành chưa phát huy được tinh thần sáng tạo và tư duy của học viên. cơ sở vật chất và các trang thiết bị phục vụ cho đào tạo chuyên môn kỹ thuật, dạy nghề còn nhiều bất cập, vừa thiếu về số lượng vừa lạc hậu về chất lượng( số trang thiết bị phục vụ tốt cho công tác dạy nghề chỉ đạt 20%.) đặc biệt là trang thiết bị đào tạo nghề trong các ngành cơ khí, hoá chất, luyện kim, sửa chữa thiết bị chính xác in ấn...
Đội ngũ giáo viên giảng dạy còn thiếu nhiều về số lượng ( đội ngũ giáo viên đạihọc_ cao đẳng và dạy nghề chỉ gần bằng 50% so với chuẩn quy định ) và trình độ chuyên môn nghiệp vụ thì còn thấp so với yêu cầu đổi mới giáo dục, đa số còn lúng túng trong đổi mới phương pháp giảng dạy, đặc biệt nhiều giáo viên còn có biểu hiện về sự tha hoá đạo đức, phẩm chất, thiếu tinhthần trách nhiệm và chưa tâm huyết với nghề
Hiện nay tỉ lệ lao động qua đào tạo theo các cấp trình độ ở nước ta là 1/1,2/2,7, cơ cấu đào tạo này còn nhiều bất cập đã gây nên tình trạng “ thừa thầy thiếu thợ “ đang ngày một gia tăng, gây nhiều khó khăn cho sự phát triển kinh tế.
Nhìn chung lực lượng lao động nước ta đã qua đào tạo và chất lượng lao động là rất thấp, khả năng thực hành và tác phong công nghiệp cũng như khả năng tiếp cận công nghệ kỹ thuật tiên tiến còn rất thấp. do đó để có đổi mới nền kinh tế thì cần phải nhanh chóng đổi mới công tác giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
KẾT LUẬN
Trong giai đoạn hội nhập nền kinh tế quốc tế hiện nay, vai trò của nguồn nhân lực được nâng cao hơn bao giờ hết. Nguồn nhân lực trở thành yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định sự thành công của các tổ chức. Vì vậy quản trị nguồn nhân lực sao cho có hiệu quả là một vấn đề cấp thiết và là thách thức đối với hầu hết các doanh nghiệp. Sự biến đổi mạnh mẽ, thường xuyên của môi trường, tính chất của sự cạnh tranh và hội nhập, yêu cầu phải đáp ứng công việc ngày càng cao của cán bộ công nhân viên trong nền kinh tế hội nhập đã và đang tạo sức ép lớn cho các doanh nghiệp. Điều này đỏi hỏi các nhà quản lý các doanh nghiệp phải có các chính sách và giải pháp thích ứng nhằm quản trị nguồn nhân lực một cách có hiệu quả.
Nguồn nhân lực là yếu tố cơ bản, quan trọng nhất đối với sự phát triển bền vững và ổn định của các doanh nghiệp. Nguồn nhân lực được coi là nguồn "tài sản vô hình", giữ một vị trí đặc biệt trong cơ cấu tổ chức. Phát triển nguồn nhân lực là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá trình độ phát triển của tổ chức. Hiện nay, công tác quản trị nguồn nhân lực của các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều vấn đề cần khắc phục, đặc biệt là trước ngưỡng cửa hội nhập kinh tế quốc tế. Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải mạnh dạn cải tiến, thay đổi phương thức quản lý cũ, học tập và ứng dụng các phương thức quản trị nguồn nhân lực hiện đại trên thế giới, nhằm phát huy lợi thế và từng bước nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên trường quốc tế.
Việc đổi mới phương thức quản trị nguồn nhân lực của các doanh nghiệp Việt Nam cần thực hiện ở tất cả các khâu, bao gồm: Tuyển dụng, đào tạo và phát triển, sử dụng nguồn nhân lực và các chế độ chính sách đối với nguồn nhân lực. Có như vậy các doanh nghiệp mới tạo ra cho mình được một đội ngũ nhân lực có hiệu quả. Phát huy được tối đa năng lực của người lao động. Từ đó thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp nói riêng và của toàn xã hội nói chung.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Thị Bích Đào đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành bài viết này.