Trên thế giới

Một phần của tài liệu Phân tích đa dạng di truyền tập đoàn giống lúa ưu tú (NSC69 NSC93) bằng chỉ thị phân tử SSR (Trang 27 - 29)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.4.1.Trên thế giới

Tác giả Victoria và cộng sự (2007) tiến hành nghiên cứu đa dạng trên 24 giống lúa ở Philippin có chất lượng tốt bằng 164 chỉ thị SSR. Trong số 164 chỉ thị SSR có 151 chỉ thị cho đa hình với tổng số allele thu được là 890 và trung bình 5,89 allele/locus. Trong đó, có 89 chỉ thị cho 147 allele hiếm. Hệ số đa dạng di truyền PIC từ 0,18 – 0,91 đạt trung bình 0,68/chỉ thị. Theo kết quả phân tích UPGMA, ở độ tương đồng 40%, tổng số 24 giống lúa được chia thành ba nhóm: Nhóm 1 gồm 8 giống Japonica, nhóm 2 và 3 là các

giống lúa Indica. Nghiên cứu này cho ta thấy việc sử dụng chỉ thị SSR là rất hiệu quả trong phân nhóm các loài phụ của lúa, những giống lúa có chất lượng tốt thì thường có khoảng cách di truyền cao hơn và vì thế chúng là nguồn vật liệu cho công tác chọn giống.

Tác giả Malik Ashiq (2010), đã tiến hành đánh giá đa dạng di truyền giữa các giống lúa truyền thống và giống lúa đã được cải tiến ở Pakistan. Nghiên cứu thực hiện trên hai giống lúa Basmati thơm và không thơm thuộc nhóm lúa Indica. Tổng số 41 dòng được đưa vào đánh giá bởi 30 marker SSR được phân bố trên khắp bộ gen của lúa.

Kết quả phân tích thu được tổng số 104 allele và tất cả đều đa hình, hệ số allele dao động 2 – 6 allele, trung bình là 3,5 allele/marker, hệ số PIC dao

20

động từ 0,259 – 0,782 (trung bình là 0,571). Sau khi số liệu được phân tích bằng phần mềm UPGMA, 41 giống lúa đã được chia thành 2 nhóm chính: Nhóm I gồm có 22 giống (15 giống lúa thơm Basmati và 5 giống không thơm, hai giống lúa Japonica). Nhóm II bao gồm 19 giống lúa không thơm. Kết quả nghiên cứu này cũng cho thấy rằng các marker SSR có thể được sử dụng để phân tích đa dạng di truyền và chỉ ra sự khác biệt giữa giống lúa Basmati thơm và giống lúa Basmati không thơm. Hơn nữa, việc xác định giống lúa Basmati truyền thống dựa vào marker SSR có thể giúp ích cho việc duy trì và bảo tồn các giống lúa có chất lượng cao vì lợi ích của cả người nông dân và người tiêu dùng.

Theo Shahid Masood Shah (2013), sử dụng marker phân tử đánh giá đa dạng di truyền của 40 giống lúa thơm và không thơm bằng chỉ thị SSR, 40 giống lúa này được đánh giá bởi 24 mồi. Kết quả cho thấy có tổng cộng 66 allele và hệ số allele dao động từ 2 – 4, trung bình là 2,75 allele/marker, hệ số PIC dao động từ 0,4250 (RM252) đến 0,9750 (RM315). Hệ số PIC trung bình của 24 cặp mồi nghiên cứu trên 40 giống lúa là 0,6472. Kết quả phân tích đa dạng di truyền với hệ số tương đồng, 40 giống lúa được chia thành 3 nhóm khác biệt. Kết quả này được sử dụng hữu ích cho việc theo dõi, xác định kiểu gen và bảo vệ giống lúa.

Harsh Bansal (2013), sử dụng chỉ thị phân tử đánh giá đa dạng di truyền của 20 giống lúa (được thu thập từ phòng di truyền học, Viện nghiên cứu Nông nghiệp Ấn Độ) bằng chỉ thị RAPD và chỉ thị SSR. Sử dụng 20 mồi RAPD thu được 116 băng trong đó có 114 băng đa hình. Sản phẩm sau khi khuếch đại thu được 4 – 7 băng, trung bình 5,8 băng/marker, hệ số PIC dao động từ 0,33 – 0,88. Sử dụng 20 mồi SSR tạo ra 65 allele, trung bình 3,2 allele/marker, hệ số PIC dao động từ 0,62 – 0,97. Kết quả phân tích hệ số tương đồng di truyền được chia thành hai nhóm là Nhóm I và nhóm II (được

21

chia thành 2 nhóm phụ: Nhóm phụ I: gồm 17 giống trong khi nhóm phụ II: Gồm có 2 giống). Dựa vào những kết quả được tạo ra từ nghiên cứu này được sử dụng để tối ưu hóa để lựa chọn bố mẹ đa dạng và mở rộng cơ sở giống cây cho các chương trình nhân giống lúa trong tương lai.

Một phần của tài liệu Phân tích đa dạng di truyền tập đoàn giống lúa ưu tú (NSC69 NSC93) bằng chỉ thị phân tử SSR (Trang 27 - 29)