Kết quả nghiên cứu động thái ra lá bình quân của cây Trẩu trong giai đoạn vườn ươm ở các CTTN được thể hiện ở bảng 4.9 và hình 4.3:
Bảng 4.9: Ảnh hưởng của chế độ chiếu sáng đến sinh khối khô của cây Trẩu ở các công thức thí nghiệm
Công thức thí nghiệm Sinh khối khô trung bình (g)
CT1 (Không che sáng) 4,5
CT2 (Che sáng 25%) 6,5
CT3 (Che sáng 50%) 5,4
CT4 (Che sáng 75% 3,6
CT5 (che sáng 100%) 3,1
Hình 4.3: Biểu đồ biểu diễn sinh khối khô của cây Trẩu ở các công thức thí nghiệm
Từ bảng 4.9, hình 4.3 ta thấy:
Chế độ ánh sáng khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến sinh khối khô của cây Trẩu giai đoạn vườn ươm.
Công thức 1 có sinh khối khô trung bình đạt là 4,5 g, thấp hơn công thức 2 là 2,0 g, thấp hơn công thức 3 là 0,9g, cao hơn công thức 4 là 0,9g, cao hơn công thức 5 là 1,4g.
Công thức 2 có sinh khối khô trung bình đạt là 6,5 g, cao hơn công thức 1 là 2,0g, cao hơn công thức 3 là 1,1g, cao hơn công thức 4 là 2,9g cao hơn công thức 5 là 3,4g.
Công thức 3 có sinh khối khô trung bình đạt là 5,4 g, cao hơn công thức 1 là 0,9g, thấp hơn công thức 2 là 0,9g, cao hơn công thức 4 là 1,8g, cao hơn công thức 5 là 2,3 g.
Công thức 4 có sinh khối khô trung bình đạt là 3,6 g, thấp hơn công thức 1 là 0,9 g, thấp hơn công thức 2 là 2,9 g, thấp hơn công thức 3 là 1,8g cao hơn công thức 5 là 0,5g.
Công thức 5 có sinh khối khô trung bình đạt là 3,1 g, thấp hơn công thức 1 là 1,4g, thấp hơn công thức 2 là 3,4 g, thấp hơn công thức 3 là 2,3g, thấp hơn công thức 4 là 0,5 g. Kết quả cho thấy công thức 2 có sinh khối khô trung bình là cao nhất, tiếp đó là công thức 3 rồi đến công thức 1, công thức 4 và cuối cùng là công thức 5.
Nhận xét chung: Từ kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ ánh sáng đến sinh trưởng về chiều cao, đường kính, sinh khối khô của cây Trẩu ở vườn ươm ta vận dụng vào thực tiễn khi gieo ươm cây Trẩu ở giai đoạn dưới 3 tháng tuổi nên che sáng 25%, tạo điều kiện tốt cho cây sinh trưởng.