Nhân vật lịch sử cổ đại:

Một phần của tài liệu SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI HẠNH KIỂM HỌC SINH DỰA VÀO BẢNG CHẤM ĐIỂM THI ĐUA” pdf (Trang 34 - 36)

IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN:

6.Nhân vật lịch sử cổ đại:

Trong thời cổđại có nhiều nhân vật lịch sử nổi tiếng. Họ là những nhà chính trị uyên thâm, là những nhà quân sự tài ba, là những nhà tư tưởng văn hóa nổi tiếng. Những hoạt động của họ đã góp phần làm thay đổi đời sống chính trị, văn hóa, xã hội ở các quốc gia cổ đại và có ảnh hưởng sâu sắc đến các thời đại sau. Tuy nhiên do giới hạn của chương trình, sách giáo khoa sử 10 chỉ đề cập đến chân dung của một nhân vật lịch sử trong mục “ Thị quốc Địa Trung Hải” ở bài “Các quốc gia cổ đại phương Tây- Hi Lạp và Rô-ma ”, đó là Pê-ri-clét nhưng không có lời giải thích. Vì vậy khi học phần này, học sinh thường thắc mắc Pê-ri-clét là ai, làm gì mà sách giáo khoa lại để chân dung ông bên cạnh nội dung nói về chếđộ chính trịở thành bang A-ten.

Để giúp học sinh hiểu rõ hơn về nhân vật lịch sử này, khi giảng về chế độ chính trị ở A-ten, kết hợp với việc cho học sinh xem chân dung của Pê-ri- clét, giáo viên có thể giải thích :

Pê-ri-clét sinh năm 495TCN(có sách ghi năm 499 TCN) và mất năm 429 TCN. Ông vừa là một nhà chính trị lỗi lạc của giai cấp chủ nô, vừa là nhà quân sự tài ba, vừa là nhà hùng biện tài năng. Ông là người có công chỉ huy quân đội A-ten đánh bại quân xâm lược Ba Tư, đồng thời là ngưới có công đưa A-ten trở thành thành bang thịnh vượng nhất ở Hi-Lạp thời cổ đại. Trong hơn 30 năm tham gia quản lí bộ máy nhà nước, nhà chính khách cổ Hy-Lạp này trở thành nhân vật hàng đầu của A-ten. Dưới thời ông, không những nền kinh tế công thương nghiệp của A-ten phát triển hưng thịnh mà nền văn hóa nghệ thuật của Hy lạp cũng đạt đến đỉnh cao rực rỡ. Pê-ri-clét đã chỉ đạo xây dựng nhiều công trình kiến trúc công cộng ở A-ten, trong đó nổi bật là đền Páctênông ở đồi Acrôpôl làm cho thành bang này trở thành đô thị đẹp nhất thế giới thời bấy giờ. Pê-ri-clét cũng là người tích cực vận động để hoàn thiện thể chế dân chủ ở A-ten. Ông đã đem lại sự dân chủ hóa toàn bộ nhà nước và là người coi trọng và bảo vệ quyền lợi của nhân dân. Dưới ảnh hưởng của ông, ngay các quan chức cao cấp nhất cũng trở nên gần gũi với mọi người. Pê-ri- clét còn là người bảo trợ cho các tài năng khoa học, nghệ thuật. Ông có mối liên hệ chặt chẽ và thường xuyên với các nhà văn hóa khoa học như Pitago, Hêrôđốt, Phidias, Sôphốc vv. Mặt khác Pi-ri-clét còn là một nhà hùng biện tài năng. Những bài diễn thuyết của ông luôn luôn lôi cuốn được sự chăm chú theo dõi của mọi người, bởi người ta nhận thấy rằng trong mỗi bài nói của ông đều có tính trang trọng, trong đó sự thông minh, tính trong sáng, trình độ văn hóa cao, sự tin tưởng vững chắc vào công việc, lòng yêu nước sâu xa, tình cảm thiết tha, sự say mê cái đẹp được bổ sung hỗ trợ cho nhau.

Lúc còn sống, ông luôn luôn được mọi người tôn trọng và tín nhiệm. Khi mất đi ông được mọi người tôn vinh và tạc tượng để tỏ lòng ngưỡng mộ.

Tượng của ông được đặt trang trọng tại những nơi công cộng. Ngày nay mỗi khi nhìn chân dung của Pê-ri-clét, người ta lại nhớ về thời kỳ vàng son của thành bang A-ten thời Hy-Lạp cổđại.

VI.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:

Những thành tựu văn hóa cổ đại nói trên phần lớn đồng hành với đời sống sinh hoạt của con người trong thế giới hiện tại. Việc vận dụng tri thức lịch sử, văn học để đi sâu tìm hiểu lí giải những vấn đề văn hóa trên làm cho việc học tập bộ môn lịch sử có sự gắn kết với thực tiễn cuộc sống hiện tại, giờ học trở nên sôi động hấp dẫn hơn với học sinh, tạo cho các em cảm giác thích thú đối với môn học. Mặt khác nó giúp các em nhận thức đúng hơn bản chất của từng vấn đề văn hóa, cảm nhận được mặc dù thời cổđại ở cách xa chúng ta hàng ngàn năm, nhưng những giá trị văn hóa thời đó vẫn luôn gần gũi với

đời sống của con người hôm nay. Và các tri thức lịch sử về thời cổđại không còn trở nên xa lạ mà ngược lại rất gần gũi và rất thiết thực với các em trong cuộc sống. Từ đó động cơ, thái độ học tập của các em đối với bộ môn được tốt hơn. Qua kiểm tra,đánh giá chất lượng học tập của bộ môn hàng năm, số học sinh đạt điểm trung bình trở lên luôn đạt trên 80%.

Bên cạnh đó việc vận dụng tri thức lịch sử và văn học để làm sáng tỏ những thành tựu văn hóa cổ đại nói trên còn cho học sinh nhận thức được sức sáng tạo vĩ đại của con người trong thời cổđại, thấy được vai trò của lao động sản xuất đối với sự phát triển của văn hóa, thấy được giá trị vĩnh hằng của một số thành tựu văn hóa cổ đại trong đời sống văn hóa của nhân loại. Trên cơ sở này các em có thái độ trân trọng và yêu quí đối với những giá trị văn hóa trong thời kỳ xa xưa và có những việc làm thiết thực để bảo vệ, gìn giữ và phát huy những giá trị của văn hóa cổđại trong cuộc sống hôm nay.

VII.KẾT LUẬN:

Thành tựu văn hóa thời cổ đại được đề cập trong sách giáo khoa có rất nhiều và đa dạng. Trong quá trình giảng dạy lịch sử, ở phần này mỗi một giáo viên đều có những cách thức và phương pháp khác nhau để chuyển tải những thông tin, dung lượng kiến thức từ sách giáo khoa đến cho học sinh, qua đó hình thành kĩ năng tư duy sáng tạo cũng như thái độ tư tưởng cho các em.Việc vận dụng tri thức thức lịch sử và văn học là một trong những cách thức nhằm giúp cho giáo viên hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ đó. Việc vận dụng linh hoạt các tri thức lịch sử và văn học kết hợp với sự hỗ trợ của công nghệ tin học trong quá trình giảng dạy sẽ làm cho bài giảng lịch sử văn hóa cổ đại trở nên phong phú sinh động và có sức hấp dẫn đối với người học. Mặt khác nó còn giúp cho học sinh cảm nhận được sức sáng tạo vĩ đại và những cống hiến lớn lao của cư dân cổ đại đối với sự phát triển của nên văn hóa nhân loại; nhận thức được nguồn gốc và giá trị đích thực của một số thành tựu văn hóa cổđại mà chúng ta đã tiếp thu sử dụng trong cuộc sống hôm nay. Vì vậy,qua các bài giảng này, giáo viên có điều kiện giáo dục cho các em tình cảm trân trọng và yêu quí hơn đối với những thành tựu văn hóa cổ đại và có những hành động cụ thểđể bảo tồn và phát huy giá trị của văn hóa này.

Tuy nhiên, khi vận dụng đề tài này trong bài giảng, giáo viên cần lưu ý rằng đây chỉ là một phần để hỗ trợ bài giảng, giúp học sinh nhận thức sâu sắc hơn đối với một số thành tựu văn hóa có liên quan đến đời sống hiện tại. Vì vậy trong quá trình giảng dạy giáo viên không nên quá say sưa với một vài thành tựu văn hóa mà thoát li nội dung yêu cầu bố cục của bài giảng. Mặt khác tùy theo từng đối tượng học sinh mà giáo viên có sự lồng ghép nội dung này vào bài giảng một cách linh hoạt hợp lý để đảm bảo cho tiết học không trở nên quá tải đối với học sinh.

Một phần của tài liệu SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI HẠNH KIỂM HỌC SINH DỰA VÀO BẢNG CHẤM ĐIỂM THI ĐUA” pdf (Trang 34 - 36)