0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Về thủ tục thương lượng

Một phần của tài liệu NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÔ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM LUẬN VĂN THS LUẬT (Trang 93 -102 )

Thực tế bồi thường cho người bị oan cho thấy việc thương lượng giữa người bị oan với cơ quan có trách nhiệm bồi thường đều không đạt được kết quả như mong muốn và tốn rất nhiều thời gian, thậm chí còn xảy ra căng thẳng giữa người yêu cầu bồi thường và cơ quan có trách nhiệm bồi thường. Mặt khác, khi được xác định là Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thì người trực tiếp thương lượng với người được bồi thường phải là người có đủ thẩm quyền đại diện "Nhà nước". Việc cơ quan có trách nhiệm bồi thường uỷ quyền cho một cán bộ chuyên môn sẽ làm hạn chế việc thương lượng về mức

bồi thường. Trong những trường hợp đó, người bị oan là người chịu sự thiệt thòi từ việc thương lượng bởi lẽ người được cơ quan có trách nhiệm bồi thường uỷ quyền tiến hành thương lượng chỉ có thể thoả thuận với người bị oan mức bồi thường thấp hơn mức quy định, chưa xảy ra trường hợp ngược lại. Nói cách khác, nếu người bị oan yêu cầu mức bồi thường cao hơn thì đương nhiên không được chấp nhận. Điều này không đúng với bản chất của việc thương lượng. Cũng từ nhiều vụ việc bồi thường oan sai cho thấy Toà án thường được chọn là địa chỉ cuối cùng để giải quyết việc bồi thường. Tuy nhiên, một bất cập đang tồn tại là có trường hợp Toà án vừa là cơ quan chịu trách nhiệm bồi thường lại vừa là cơ quan xét xử vụ kiện bồi thường, khi đó, vụ việc sẽ càng phức tạp và có nguy cơ dẫn đến thiếu khách quan, gây thiệt hại cho người được bồi thường. Từ vụ bồi thường cho ông Lương Ngọc Phi cho thấy TAND tỉnh Thái Bình là cơ quan chịu trách nhiệm bồi thường cho ông Phi thì đương nhiên phải tiến hành thương lượng từng nội dung yêu cầu bồi thường về vật chất theo quy định. Nhưng TAND tỉnh Thái Bình lại trả lời là "không thuộc trách nhiệm bồi thường của cơ quan TAND tỉnh Thái Bình". Cách từ chối này thực chất đã đẩy người bị oan đến chỗ không thể tìm ra đầu mối để thương lượng cho các yêu cầu bồi thường về vật chất, tài sản bị thiệt hại. Bởi lẽ, theo quy định của NQ 388 thì trong trường hợp thương lượng không thành như vậy, ông Phi có quyền yêu cầu TAND Thành phố Thái Bình giải quyết. Nếu như không đồng ý với phán quyết sơ thẩm của TAND Thành phố Thái Bình, ông Phi và cả TAND tỉnh Thái Bình đều có quyền kháng cáo để giải quyết theo thủ tục phúc thẩm. Nhưng, chính TAND tỉnh Thái Bình lại là cơ quan có thẩm quyền xét xử phúc thẩm với mình là bị đơn và bản thân mình đã từ chối bồi thường về vật chất, tài sản. Từ những bất cập nêu trên, tác giả có một số kiến nghị sau:

Tổ chức tốt việc thương lượng mức bồi thường. Đại diện cơ quan có trách nhiệm bồi thường cần có thái độ cầu thị nhìn nhận đánh giá một cách nghiêm túc những sai lầm của công chức cơ quan tố tụng đã gây ra việc làm oan, sai và hậu quả về các mặt đối với cá nhân và gia đình người bị thiệt hại. Quá trình thương lượng phải bình tĩnh, kiên trì thuyết phục, thận trọng, chặt chẽ và hết sức kiềm chế không để xảy ra bức xúc, phải nắm vững toàn bộ nội dung hồ sơ vụ án, quá trình tiến hành tố tụng trước đó để có tài liệu tranh luận, thuyết phục với đương sự và nắm chắc nội dung Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và những văn bản pháp luật có liên quan để làm cơ sở thương lượng. Bằng chủ trương, chính sách, pháp luật, kiên trì giải thích, thuyết phục, đấu tranh loại bỏ dần các khoản yêu cầu bồi thường không hợp lý, chỉ vận dụng để bồi thường thêm một số khoản thiệt hại theo hướng có lý, có tình, có thể chấp nhận được mà không trái với quy định pháp luật để hạn chế việc khởi kiện ra Toà án do thương lượng không thành, không chấp nhận các khoản chi phí bất hợp lý, để từ đó làm cơ sở xác định bồi thường, mức độ bồi thường một cách thỏa đáng nhưng không thể vượt quá nguyên tắc và mức bồi thường theo quy định của pháp luật.

KẾT LUẬN CHƯƠNG III

Trong Chương III, tác giả đưa ra một số giải pháp ở cả hai mức độ, thứ nhất là các giải pháp mang tính chất định hướng và thứ hai là các giải pháp mang tính cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng nguyên tắc bảo đảm quyền được bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự, quyền lợi của người bị oan, cụ thể như sau:

Thứ nhất: Đối với các giải pháp mang tính định hướng, tác giả đưa ra bốn nhóm giải pháp, đó là: (I) Hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan, như sửa đổi toàn diện các quy định của pháp luật về tố tụng hình sự, dân sự, tạo cơ sở pháp lý cho việc giải quyết các vụ án hình sự đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; (II) Ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong lĩnh vực bồi thường cho những người bị thiệt hại do cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra; (III) Tổ chức tốt việc rà soát xác định các trường hợp được bồi thường, thụ lý đơn yêu cầu bồi thường, việc công khai xin lỗi, việc thương lượng và chi trả tiền cho đương sự; (iv) Công khai các bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền tố tụng đã có hiệu lực pháp luật

Thứ hai: Đối với các giải pháp mang tính chất cụ thể, tác giả đưa ra bốn nhóm gải pháp, đó là:

(I) Về căn cứ xác định người bị oan: nên quy định người bị oan là người không thực hiện hành vi bị khởi tố, truy tố, xét xử hoặc có thực hiện hành vi bị khởi tố, truy tố, xét xử (hành vi được quy định trong BLHS) nhưng hành vi đó không cấu thành tội phạm;

(II) Về việc xác định thiệt hại và mức bồi thường: Cần quy định cụ thể những chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi thường chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết được quy định tại Điều 48 hoặc cho việc cứu chữa, bồi

dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại quy định tại Điều 48 của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước theo hướng giữ nguyên các quy định tại điểm a, điểm c mục 2.1 phần II của TT04; Cần quy định rõ những tài liệu chứng minh trong thời gian người thuộc diện được bồi thường thiệt hại bị tổn hại về sức khỏe; Cần bổ sung thêm thiệt hại được bồi thường tại Điều 48 đó là thu nhập thực tế bị giảm sút của người chăm sóc khi họ chăm sóc người thiệt hại trong thời gian điều trị trước khi người bị thiệt hại chết bởi vì trước khi chết người thiệt hại cũng cần có người chăm sóc.

(III) Cần quy định cụ thể, chi tiết về việc khôi phục danh dự cho người bị oan;và (IV) Về thủ tục thương lượng.

KẾT LUẬN

Với đề tài “Nguyên tắc bảo đảm quyền được bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự, quyền lợi danh dự của người bị oan trong tố tụng hình sự”, tác giả đã tập trung phân tích, so sánh các quy định trong Luật TNBTCNN 2010 liên quan đến việc bồi thường cho người bị oan trong tố tụng hình sự với các quy định trong NQ388, các văn bản hướng dẫn NQ388 và đánh giá chúng thông qua các trường hợp thực tiễn. Qua đó chỉ ra những bất cập cần được bổ sung trong Luật TNBTCNN 2010 liên quan đến việc bồ thường cho người bị oan trong tố tụng hình sự, cụ thể:

Trong chương I, tác giả giới thiệu những vấn đề chung về nguyên tắc bảo đảm quyền được bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự, quyền lợi của người bị oan qua các nội dung, như: khái niệm về oan, sai; nội dung, ý nghĩa, cơ sở pháp lý của nguyên tắc bảo đảm quyền được bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự, quyền lợi của người bị oan.

Trong chương II, Qua việc tổng kết thực tiễn áp dụng các quy định của NQ388 và phân tích một số trường hợp mang tính chất điển hình trong việc giải quyết bồi thường cho người bị oan do cơ quan tiến hành tố tụng gây ra, tác giả đã chỉ ra một số tồn tại vướng mắc cơ bản trong quy định của NQ388, nhưng vẫn chưa được khắc phục trong Luật TNBTCNN như: vấn đề xác định các trường hợp được bồi thường và các trường hợp không được bồi thường; vấn thủ tục khôi phục danh dự cho người bị oan; vấn đề xác định mức bồi thường.

Trong chương III, trên cơ sở những bất cập được nêu ra ở chương II, tác giả đưa ra một số giải pháp ở cả hai mức độ, thứ nhất là các giải pháp mang tính chất định hướng và thứ hai là các giải pháp mang tính cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng nguyên tắc bảo đảm quyền được bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự, quyền lợi của người bị oan.

Đó là kết quả mà tác giả đã đạt được trong luận văn này và hy vọng những kết quả đó sẽ góp một phần nào đó vào việc hoàn thiện nguyên tắc bảo đảm quyền được bồi thường thiệt hại, phục hồi danh dự, quyền lợi của người bị oan nói chung và các quy định liên quan đến việc bồi thường cho người bị oan trong hoạt động tố tụng được quy định trong Luật TNBTCNN 2010 nói nói riêng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Văn kiện đảng

1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Chấp hành Trung ương (2000); Chỉ thị 53/CT-TW ngày 21-3-2000 về “một số công việc cấp bách của các cơ quan tư pháp”

2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Chấp hành Trung ương (2002); Nghị quyết 08/NQ-TW ngày 2-1- 2002 về “một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới”

Văn bản pháp luật

3. Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc

4. Hiến pháp 1946 5. Hiến pháp 1959 6. Hiến pháp 1980 7. Hiến pháp 1992 8. Bộ luật tố tụng hình sự 1988 9. Bộ luật tố tụng hình sự 2003 10.Bộ luật hình sự 1985

11.Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009)

12.Bộ luật dân sự 1995

13.Bộ luật dân sự 2005

14.Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2010

15.Luật tổ chức VKSND năm 2002

17.Nghị quyết số 388/2003/NQ-UBTVQH11 về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra

18.Nghị định số 47/CP của Chính phủ ngày 3-5-1997 về việc giải quyết bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan có thẩm quyền tố tụng gây ra

19.Nghị định số 16/2010/NĐ-CP ngày 03/03/2010 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

20.Thông tư số 54/1998/TT-BTCCBCP của Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 47

21.Thông tư số 38/1998/TT-BTC ngày 30-3-1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số việc lập, sử dụng và quyết toán ngân sách nhà nước cho bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra

22.Thông tư liên tịch số 01/2004/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC- BTP-BQP-BTC hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị quyết số 388

23.Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA- BTP-BQP-BTC thay thế Thông tư liên tịch số 01/2004/TTLT- VKSNDTC-BCA-TANDTC-BTP-BQP-BTC trong việc hướng dẫn các quy định của NQ388

24. Báo cáo thẩm tra về dự án luật bồi thường nhà nước, số: 530/BC- UBPL12 ngày 22 tháng 10 năm 2008 của Ủy ban Pháp luật

25.Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về Dự án Luật Bồi thường nhà nước số: 164/BC- BTP ngày 9 tháng 10 năm 2008 của Bộ Tư pháp

26.Tờ trình Quốc hội về Dự án luật Bồi thường Nhà nước, số 161/TTr-CP ngày 13 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ

Công trình khoa học

27.TS. Nguyễn Ngọc Chí (chủ biên), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001.

28.Viện khoa học Kiểm sát, Viện Kiểm sát NDTC, Đề tài Khoa học cấp bộ năm 2006 “Những tồn tại, vướng mắc trong việc thực hiện Nghị Quyết 388/NQ – UBTVQH 11 ngày 17/3/2003 của UBTVQH về bồi thường cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra, thực trạng và giải pháp”

29.TS Nguyễn Ngọc Chí, Đào Thị Hà, Bàn về minh oan, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 5 năm 2003

30.TS Nguyễn Ngọc Chí, Đào Thị Hà, Bàn về oan, sai trong tố tụng hình sự, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 2 năm 2003

31.TS. Nguyễn Ngọc Chí, Đào Thị Hà, Cơ chế minh oan trong tố tụng hình sự, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế - Luật. Tập 21, Số 3, 2005

32.Nguyễn Hoàng Hạnh, Pháp luật và cơ chế thực hiện bồi thường thiệt hại cho công dân do bị bắt giữ, xét xử oan sai ở Trung quốc, Thông tin khoa học Pháp lý - Bộ tư pháp số 2/2001.

Một phần của tài liệu NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÔ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM LUẬN VĂN THS LUẬT (Trang 93 -102 )

×