Về đội ngũ giáo viên:

Một phần của tài liệu SKKN một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin trong trường mầm non âu thị lệ trang (Trang 26 - 28)

Cuối năm học 100% giáo viên chứng chỉ tin học trình độ A, B, 100% có địa chỉ email và biết khai thác dữ liệu trên mạng; 85% giáo viên có khả năng ứng dụng CNTT vào các hoạt động trong đó 65% có nhiều sáng tạo trong việc thiết kế bài giảng và linh hoạt khi ứng dụng CNTT trong mọi hoạt động.

Giáo viên có nhận thức cao về việc ứng dụng CNTT trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, trình độ tin học được nâng lên, cán bộ giáo viên đã có những ứng dụng mạnh mẽ, thiết thực trong công tác soạn giảng; sử dụng phần mềm trong soạn giảng. Đã thiết kế được nhiều trò chơi, câu chuyện hoàn chỉnh, tích lũy được nhiều kinh nghiệm cũng như các nguồn tài liệu mở để làm tư liệu xây dựng bài giảng. Qua hội thi thiết kế bài giảng trên phần mềm E-Learning của Phòng Giáo dục&Đào tạo, nhà trường có 2 giáo án được giải ba.

* Trình độ tin học của giáo viên:

Nội dung Đầu năm Cuối năm

Số giáo viên có chứng chỉ tin học A 14 14

Số cán bộ, giáo viên có trình độ Tin học B trở lên 35 49

Số giáo viên chưa có chứng chỉ tin học 0 0

Số cán bộ, giáo viên có địa chỉ email 30 49 Số cán bộ, giáo viên biết soạn giảng và ứng dụng

CNTT

30 40

Số giáo viên chưa biết soạn giảng, chưa biết ứng dụng CNTT

19 9

Giáo viên tích cực ứng dung CNTT vào trong các hoạt động

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ1. KẾT LUẬN: 1. KẾT LUẬN:

Ứng dụng CNTT trong giáo dục mầm non là vô cùng hữu ích, nó giúp cho giáo viên đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức dạy học, trọng tâm là phương pháp dạy học lấy trẻ là trung tâm. Qua ứng dụng CNTT giúp giáo viên linh hoạt hơn trong việc lựa chọn nội dung phù hợp với chủ đề, phù hợp với sự phát triển và hứng thú của trẻ. Giúp giáo viên đỡ tốn thời gian để chuẩn bị đồ dùng dạy học, bài giảng sau thiết kế được lưu giữ trên máy tính, USB, lưu giữ trên mạng nên khó có thể bị mất. Giáo viên có thể chủ động sáng tạo trong việc lựa chọn các hình thức tổ chức, phương pháp dạy học theo hướng đổi mới.

Với sự hỗ trợ của máy vi tính và một số phần mềm dạy học cùng các thiết bị đi kèm, giáo viên có thể tổ chức tiết học một cách sinh động, các bài giảng không chỉ mang hơi thở cuộc sống hiện đại đến với học sinh mà còn giúp cả người dạy và người học được tiếp xúc với các phương tiện hiện đại, làm giàu thêm vốn kinh ngiệm hiểu biết của mình.

Việc ứng dụng CNTT vào công tác quản lý và giảng dạy giúp cho công tác quản lý các hoạt động giáo dục, bản thân người quản lý một số vốn kỹ năng về vi tính giúp cho việc soạn thảo, lấy tư liệu, hoặc thiết kế được dễ dàng.

Tuy nhiên, tôi cũng xác định và yêu cầu bản thân và giáo viên là: CNTT chỉ là phương tiện tạo thuận lợi cho triển khai tích cực hiệu quả công việc chứ

không phải là điều kiện đủ của đổi mới phương pháp làm việc. Bản thân và giáo viên không lạm dụng công nghệ nếu chúng không tác động tích cực đến quá trình hoạt động giáo dục của cô và trẻ. Để đội ngũ đạt chuẩn về trình độ, kỹ năng sử dụng tin học, mạng Internet thì việc bồi dưỡng trình độ tin học, kỹ năng khai thác CNTT phải đảm bảo các yêu cầu phục vụ thiết thực, xác đáng trong công việc, không lạm dụng quá vào công việc khác như vui chơi, giải trí trên mạng. Cũng không nên quá lạm dụng, ứng dụng CNTT tràn lan mà các giờ dạy vẫn phải khai thác tối đa đồ dùng có sẵn hoặc sản phẩm tự tạo của cô và trẻ. Ứng dụng CNTT mà trẻ vẫn được sử dụng đồ dùng trực quan, được tích cực tham gia vào các hoạt động khám phá trải nghiệm.

Một phần của tài liệu SKKN một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin trong trường mầm non âu thị lệ trang (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(28 trang)
w