Nâng cao hiệu quả quản lí của nhà nước:

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2010 ppt (Trang 31 - 36)

Cải cách hệ thống tiền lương, tiền công, chính sách, chế độ đối với người lao động. Hoàn thiện hệ thống thể chế thị trường lao động, tạo hành lang pháp lí, đảm bảo bình đẳng hài hòa lợi ích giữa người lao động, người sử dụng lao động. Phê chuẩn các Công ước của Tổ chức lao động quốc tế liên quan đến thị trường lao động. Cải cách, nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương trong quản lí nhà nước về lao động. Xây dựng chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo đúng lộ trình.

Để hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Việt Nam cần phải tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Đó là mục tiêu mà chúng ta đang vươn tới. Hy vọng trong tương lai không xa, Việt Nam sẽ có nguồn nhân lực chất lượng cao, dồi dào, lành mạnh.

32

Riêng đồi với học sinh – sinh viên, vấn đề chọn ngành nghề bao gồm nhiều yếu tố mà người sinh viên, học sinh cũng như gia đình cần chú ý:

- Cần tìm hiểu năng lực kiến thức bản thân, công việc đang quan tâm, khả năng gia đình để xác định rõ mục tiêu nghề nghiệp.

- Tìm hiểu thị trường lao động; nhà trường, cơ sở đào tạo để biết nhu cầu việc làm, điều kiện việc làm, ngành nghề đào tạo. Chú trọng tìm hiểu kỹ các nguồn thông tin để chọn lọc.

- Nếu cảm thấy “nghi ngờ” lựa chọn ngành học, việc làm của bản thân nên tìm đến các nhà tư vấn tại các trường đào tạo nghề; các tổ chức hỗ trợ sinh viên học sinh, tổ chức tư vấn đào tạo- giới thiệu việc làm. Tuy nhiên việc tư vấn thị trường lao động chỉ là vấn đề tham khảo, vấn đề là bản thân phải xác định được tâm huyết học nghề theo sở trường cá nhân, chọn ngành học phù hợp năng lực, sức khỏe và phù hợp sự phát triển của thị trường lao động.

- Tự rèn luyện kỹ năng nghề và ngoại ngữ trong quá trình học văn hóa, học nghề.

- Xác định nghề nghiệp là yêu cầu học tập suốt đời. Việc làm là quá trình hoàn chỉnh nghề nghiệp và thăng tiến. Ngành nghề và công việc nhiều tiền không phải là yếu tố quan trọng quyết định; yếu tố cần thiết là xây dựng được giá trị năng lực ngành nghề của bản thân để phát triển sự nghiệp gắn với phát triển kinh tế và nhu cầu xã hội .

33

NHỮNG VẤN ĐỀ LƯU Ý KHI CHỌN NGHỀ

STT Sai lầm cần tránh Nên làm

1 Chọn nghề một cách đơn giản Cần nhiều bước từ tìm hiểu bản thân,

công việc đang quan tâm, khả năng gia đình.

2 Hoàn thành tin tưởng vào những

người đi trước, các nhà tư vấn chuyên nghiệp

Đây là nguồn thông tin, tư vấn để

quyết định chọn nghề

3 Không thể kiếm sống từ những

đam mê sở thích

Chọn nghề theo sở thích khả năng làm được

4 Chọn công việc tốt nhất Việc tư vấn thị trường lao động chỉ là

vấn đề tham khảo

5 Chọn công việc nhiều tiền để

hạnh phúc

Tiền bạc quan trọng nhưng không phải là yếu tố quyết định

6 Làm xáo trộn những thiên

hướng

Tâm huyết theo sở trường cá nhân

7 Nếu đã tham gia nghề thì gắn bó

suốt đời

Nên thay đổi, nếu công việc đang làm

không thoải mái

8 Chọn nghề theo mong muốn,

nguyện vọng của cha mẹ, người yêu

Chỉ là yếu tố tham khảo

9 Kiếm được một việc thì coi như

ổn định

Việc làm là quá trình hoàn chỉnh nghề nghiệp và thăng tiến

10 Không biết thông tin về nghề,

công việc chọn

Chú trọng tìm hiểu kỹ các nguồn thông tin và chọn lọc

34

KẾT LUẬN

Từ những phân phân tích và nhận định ở chương II, chương III ta có thể nhận thấy tuy năm 2010 được xem là năm không nhiều biến động và có xu hướng phát triển tốt hơn năm 2009, nhưng thị trường lao động Thành Phố Hồ Chí Minh vẫn tồn tại nhiều nghịch lý khi độ chênh lệch giữa cung và cầu còn khá lớn, tình trạng vừa thừa vừa thiếu lao động luôn là một bài toán khó cho Thành phố nói chung và các doanh nghiệp trong việc sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực của mình. Nhìn chung, các ngành nghề thu hút lao động nhiều nhất vẫn là dệt may - da giày, nhựa - bao bì, dịch vụ - phục vụ, điện tử - viễn thông , marketing, nhân viên kinh doanh, tư vấn - bảo hiểm, kế toán - kiểm toán .... với nhu cầu tuyển dụng trình độ lao động phổ thông chủ yếu là các ngành cần nhiều lao động thời vụ như: Bán hàng, Dịch vụ - Phục vụ, Mộc – Mỹ nghệ, Tư vấn – Bảo hiểm, Marketing Nhân viên Kinh doanh, kế tiếp là trình độ trung cấp nghề .... Đặc biệt, trình độ đại học và trên đại học lĩnh vực quản lý có nhu cầu tuyển cao nhất như: Quản lý điều hành, Kế toán - Kiểm toán, Marketing - Nhân viên Kinh doanh, Xây dựng - Kiến trúc, Quản lý nhân sự - Hành chánh văn phòng. Qua đó thấy được tuy sở hữu nhiều thuận lợi để phát triển mạnh nguồn nhân lực, tuy vậy nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn thiếu và chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố . Dự báo trong những năm tới, tình trạng thiếu hụt lao động chất lượng có thể sẽ càng trở nên trầm trọng hơn nếu không đưa ra được những giải pháp hợp lý, nhất là giải pháp gắn kết giữa tuyển dụng và đào tạo.

Xuất phát từ nhiều nguyên nhân, có thể kể đến như: việc hoạch định chính sách đầu tư của Thành phố chậm chuyển đổi, chủ yếu vẫn là các ngành thâm dụng lao động, công nghệ lạc hậu, giá trị gia tăng thấp;do việc thực hiện chính sách lao động không đầy đủ, trả lương thấp, xâm hại quyền lợi người lao động , tiền lương không đủ sống so với giá sinh hoạt đắt đỏ; sự phụ thuộc gần như hoàn toàn vào lực lượng lao động nhập cư, chủ yếu lao động trình độ; vấn đề đào tạo và sử dụng lao động bị “lệch pha”. Vì vậy, để giải quyết các nguyên nhân trên, chúng cần thay đổi nhận thức về thị trường lao động, phát triển giáo dục đào tạo; nâng cao trình độ dân trí và chuyên môn kỹ thuật cho người

35

lao động; phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, khuyến khích đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài; phát triển hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm, hệ thống thông tin thị trường lao động cấp quốc gia. Và quan trọng hơn hết là nâng cao hiệu quả quản lí của nhà nước: cải cách hệ thống tiền lương, tiền công, chính sách, chế độ đối với người lao động. Hoàn thiện hệ thống thể chế thị trường lao động, tạo hành lang pháp lí, đảm bảo bình đẳng hài hòa lợi ích giữa người lao động, người sử dụng lao động…

Để hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng cần phải tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Đó là mục tiêu mà chúng ta đang vươn tới. Hy vọng trong tương lai không xa, Thảnh phố sẽ có nguồn nhân lực chất lượng cao, dồi dào, lành mạnh ngang tầm khu vực và trên thế giới.

36

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2010 ppt (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)