TRONG GIAI ĐOẠN 2008 - 2012
3.1Sản phẩm
• Các công trình giao thông bao gồm: Cầu, đường nhựa, đường bê tông, nhà ga, sân bay, bến cảng, hầm;
• Các công trình công nghiệp: Kho, xưởng sản xuất, bến bãi, lắp dựng cột ăngten thu phát, xây dựng cơ sở hạ tầng, san lấp mặt bằng;
• Các công trình dân dụng: Nhà ở, nhà làm việc, văn phòng, trụ sở;
• Các công trình thuỷ lợi: Trạm bơm, cống, đập, đê, kè, kênh mương;
• Các công trình cơ sở hạ tầng, cụm dân cư, đô thị, khu công nghiệp, giao thông, vận tải
• Sản xuất và lắp dựng kết cấu thép, cấu kiện bê tông cốt thép thường và dự ứng lực, bê tông nhựa; sản xuất và cung ứng bê tông thương phẩm;
• Kinh doanh bất động sản;
• Xây dựng đường dây và trạm biến áp đến 35KV;
Giai đoạn trước năm 2005, công ty chưa đủ tiềm lực thầu và thi công toàn bộ công trình, đa phần là nhận thi công 1 phần hoặc nhiều phần công việc trong một công trình lớn của các nhà thầu lớn hơn hay của tổng công ty.
Giai đoạn 2005, các công trình là sản phẩm đã hoàn thành của công ty trong những năm sau cổ phần hoá:
Bảng 4. Thống kê các công trình trọng điểm của công ty giai đoạn 2003-2009
Tên công trình Thời gian Giá Trị thực
hiện (tỷ Khởi
công
Khởi công
Cầu bao biển núi Bài Thơ - Q.Ninh
2003 2007 39,7
Đê bao Bắc cửa lục G.đoạn 2 - Q.Ninh
2006 2008 20,3
Đường trới Vũ oai – Quảng Ninh
2004 2008 99,0
DA đường GT Tràng Minh 2002 2008 32,19
Lao lắp dầm cầu SG – T.Lương 2005 2007 38,9
Cầu Bắc sơn – Quảng Ninh 2007 2008 8,47
Cầu Cồn khoai, Mai hoà - T.Đoàn than VN
2007 2009 22,3
Cảng Hòn gai – Tập đoàn VINASIN
2007 2007 10,0
2007
Thư viện Trường văn thư lưu trữ - HN
2007 2008 6,73
Cầu Do, Vó, Quán Lưu – Ninh Bình
2007 2009 23,92
Cầu Sông Lý, cầu Phú Khê - Thanh Hoá
2008 2009 35,0
Công trình cầu Mỏ Đông - Quảng Ninh
2008 2009
Nguồn: phòng kinh tế kế hoạch
Về chất lượng công trình
Từ sau cổ phần hoá công ty thực hiện việc quản lý sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2000 giúp đạt hiệu quả cao hơn trong sản xuất, chất lượng các dự án nâng cao hơn, tạo niềm tin cho chủ đầu tư và khách hàng.
3.2Thị trường
Thị trường của Công ty cổ phần cơ giới và xây dựng Thăng Long chủ yếu là nhánh thị trường xây dựng và vận tải, ngoài ra là kinh doanh bất động sản, kinh doanh xăng dầu, phụ tùng, thiết bị xây dựng vận tải. Vốn dĩ là công ty trực thuộc tổng công ty của nhà nước, nhưng hoạt động khá độc lập nên thị trường được xác định là sản xuất kinh doanh phục vụ cả trong và ngoài nhà nước.
Phía nhà nước, trước hết nước ta là nước đang phát triển, nên cơ sở hạ tầng còn lạc hậu chưa phát triển. Công tác xây dựng cơ bản đã và đang được tiến hành quy hoạch triển khai thi công rất nhiều công trình lớn nhỏ. Điều này tạo điều kiện cho đầu ra sản phẩm của công ty là khá ổn định.
Trong khi đó, cũng trong nền kinh tế đang phát triển thì việc các doanh nghiệp đầu tư để xây dựng nhà xưởng, công trình phục phụ sản xuất công nghiệp là tương đối lớn tạo ra một thị trường tiềm năng cho
ngành xây dựng và vận tải chuyên dụng từ khu nguyên nhiên liệu đến công trình.
Từ đó có thể thấy dù kinh tế có biến động nhiều, song thị trường đầu ra sản phẩm của công ty vẫn có đủ để công ty khai thác. Và trong tương lai xa thì thị trường sẽ ngày càng phát triển mở rộng với tiềm năng rất lớn.
3.3Doanh thu và lợi nhuận
Biểu đồ 1: Chỉ tiêu doanh thu từ năm 2009-2012 (Đơn vị: triệu đồng)
Biểu đồ 2: Chỉ tiêu lợi nhuận từ năm 2009 – 2012 (Đơn vị: đồng)
Nhận xét:
Năm 2010 chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ của doanh thu, từ 118,73 tỉ đồng lên 125 tỉ đồng. Tuy nhiên, năm 2011 doanh thu thuần chỉ đạt xấp xỉ 117.890 tỉ đồng, giảm nhẹ so với năm 2009 và giảm 6% so với năm 2010. Năm 2012 đã có sự tăng nhẹ lên 119,68 tỉ đồng thể hiện xu hướng tăng trưởng trở lại của công ty. Về lợi nhuận trước thuế cũng có sự biến động giống như chỉ tiêu của doanh thu thuần.
Nhìn chung do khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 diễn ra mạnh mẽ ở các nước lớn như Mỹ, Nga, và một số quốc gia châu Á, khi đó Việt Nam là một nền kinh tế nhỏ, các chính sách điều chỉnh đề phòng (các gói kích cầu) của Nhà nước năm 2009-2010 đã kích thích nhẹ nền kinh tế trong nước. Nhưng đến năm cuối năm 2011 , khi nguồn lực hiện tại không còn đủ sức duy trì và vực dậy thì nền kinh tế trong nước sa vào khủng hoảng mạnh. Công ty cổ phần cơ giới và xây dựng Thăng Long là đơn vị kinh tế nhà nước không nằm ngoài luồng khủng hoảng ấy, điều đó thể hiện rất rõ qua các con số doanh thu và lợi nhuận.
Bảng 5. Tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu 200
9
201
0 2011
Lợi nhuận trước thuế/Doanh thu thuần 4,4 % 4,3 % 3,4 % Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần 3,9
%
3,2 %
2,8 % Lợi nhuận trước thuế/Tổng tài sản
(ROA)
3,1 %
3,1
% 2%
Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu
(ROE) 17% 14% 12%
Lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROIC) 3,2 %
3,1
Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu của công ty trong năm 2011 giảm rõ rệt từ 4,4% (năm 2009) xuống còn 3,4% ( năm 2011) cho thấy tình hình kinh doanh không mấy khả quan. Phần lớn nguyên nhân do lĩnh vực kinh doanh đặc thù của doanh nghiệp là vật liệu xây dựng và bất động sản. Trong giai đoạn kinh tế khó khăn, nhu cầu về bất động sản để ở và để kinh doanh trên thị trường giảm mạnh, thị trường bất động sản ảm đạm do nhu cầu và do lãi suất NH. Lượng hàng tồn kho không tiêu thụ được (bao gồm BĐS đã xây và nguyên vật liệu, vật liệu xây dựng) trong khi đó 1 số chi phí không giảm mà còn tăng lên khiến lợi nhuận của công ty giảm và hiện tại chưa thấy khởi sắc.
3.4Đóng nộp ngân sách và thu nhập của lao động
Năm 2001 đạt lương cơ bản, đến năm 2010 đạt 2,67triệu đồng/ng/th, nền tài chính ổn định, lành mạnh. Đội ngũ lãnh đạo, CBCNV, cổ đông đã được trẻ hoá, có trí tuệ, trình độ hơn.
4, MỘT SỐ NỘI DUNG QUẢN TRỊ CÔNG TY, QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
4.1Quản trị nhân lực
Tuyển dụng, đào tạo và chính sách lao động
Trong cơ chế mới này, Công ty đã xác định: “ Để tồn tại và phát triển không những phải có chiến lược sản xuất kinh doanh mà cần phải có chiến lược về lao động.” (Tức là phải xây dựng và phát triển một đội ngũ lao động phù hợp với các yêu cầu của sản xuất kinh doanh cả về số lượng và chất lượng, một đội ngũ lao động có đủ phẩm chất và kỹ năng cần thiết đáp ứng các mục tiêu sản xuất kinh doanh trước mắt cũng như về lâu dài). Chính vì vậy mà Công ty rất coi trọng chính sách tuyển chọn lao động.
Tuyển dụng
Việc tuyển chọn công ty rất chú trọng đến chuyên môn và trình độ. Nguồn tuyển dụng từ thị trường lao động thông qua việc thông báo tuyển dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng. Ngoài ra công ty luôn tạo điều kiện tốt nhất cho các sinh viên đến thực tập. Trong quá trình thực tập tại công ty, các trưởng phòng, giám đốc sẽ chú ý đánh giá khả năng của sinh viên có phù hợp và có trình độ giỏi, công ty sẽ tạo điều kiện ưu tiên tuyển dụng các sinh viên này sau khi tốt nghiệp. Công ty thực hiện việc tuyển dụng đúng theo quy trình chuyên nghiệp qua nhiều bước, được lên kế hoạch rõ ràng, đảm bảo minh bạch khách quan.
Chính sách lao động
Công ty luôn coi nguồn nhân lực chính là trung tâm hạt nhân để thực hiện chiến lược phát triển công ty, nên có chế độ đãi ngộ theo đúng chính sách nhà nước quy định, đồng thời khuyến khích lao động bằng nhiều hình thức như thưởng tiền, danh hiệu thi đua, tuyên dương, tạo điều kiện nghỉ ngơi giải trí với các “tua” du lịch hằng năm.
Đặc biệt qua nhiều giai đoạn thăng trầm công ty luôn chú chộng quan tâm đến các công nhân công trường, đảm bảo đời sống cũng như điều kiện lao động tốt nhân, chính vì thế hạn chế tối thiểu rủi ro lao động ( tỷ lệ công nhân phá hợp đồng lao động xấp xỉ 1%, tỷ lệ tai nạn lao động chỉ ở mức 5vụ/năm) đặc biệt không có tình trạng đình công.
4.2Quản trị marketing
Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao, Công ty luôn phải chú trọng đến công tác Marketing. Thông thường, hoạt động Marketing được thực hiện chủ yếu thông qua 2 bộ phận: bộ phận Thị trường và bộ phận Chăm sóc khách hàng. Tuy nhiên, quản trị
marketing lại là một trong những điểm yếu của công ty và cũng là một trong những vấn đề đang được quan tâm giải quyết.
Hoạt động theo phương thức truyền thống đã 30 năm, sau khi cổ phần hoá công ty còn rất nhiều vấn đề cũng như nhược điểm. Hiện tại các công việc về marketing thuộc chức năng của phòng kinh tế kế hoạch. Vì vậy, các nhân viên phòng kinh tế có phần nặng về nghiệp vụ chuyên môn trong công tác xuất – nhập hàng, báo cáo, nên việc thăm hỏi, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng và cập nhật thông tin không được thường xuyên mà chỉ giải quyết các sự vụ, sự việc bởi vậy nên công tác Marketing ở phòng kinh doanh chưa mang tính chuyên nghiệp.
Hiện nay công ty đã chú trọng hơn đến công tác quản trị marketing. Trong thời gian qua công ty đã nhấn mạnh đến việc đào tạo đội ngũ quản trị viên Marketing và việc nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý đã làm cho nhận thức về vai trò của hoạt động Marketing của công ty có nhiều thay đổi. Đây là cơ sở ban đầu để thúc đẩy hoạt động quản trị Marketing hình thành trong công ty.
4.3Quản trị chất lượng
Có thể nói, trong giai đoạn hiện nay quản trị chất lượng chiếm vai trò rất quan trọng. Quản trị chất lượng là một phần trong hệ thống quản trị kinh doanh của các doanh nghiệp, là phương tiện cần thiết để đảm bảo rằng chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp luôn ổn định. Quản trị chất lượng không những làm cho chất lượng sản phẩm và dịch vụ thoả mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng mà còn nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Từ sau cổ phần hoá, công ty đã thực hiện việc quản lý sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2000 giúp đạt hiệu quả cao hơn trong sản xuất, chất lượng các dự án nâng cao hơn, tạo niềm tin cho chủ đầu tư và khách hàng.
Năm 2006 công ty đã được nhận chứng chỉ ISO 9001:2000.
Ngoài ra công ty còn quản lý chất lượng theo bộ tiêu chuẩn TCVN 2003.
5, ĐỊNH HƯỚNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY5.1Cơ hội, nguy cơ 5.1Cơ hội, nguy cơ
5.1.1. Cơ hội
Việt Nam là nước đang phát triển, đất nước đang thực hiện cải cách với mục tiêu “công nghiệp hoá hiện đại hoá”
Cơ sở vật chất đang được đầu tư phát triển, đây chính là thị trường tiềm năng về xây dựng và vận tải chuyên biệt phục vụ xây dựng thi công, cũng chính là cơ hội phát triển cho công ty.
Cơ hội đến từ các đối tác lớn, với mối quan hệ kinh doanh được xây dựng lâu đời, các đối tác này luôn đem lại sự thuận lợi về đầu vào và đầu ra sản phẩm của công ty.
Bên cạnh đó, công ty cổ phần Cơ giới và Xây dựng Thăng Long có một số lợi thế nhất định về thị trường và công tác quản lý công nhân viên:
Việc tiếp cận thị trường, nắm bắt nhu cầu khách hàng cũng như thu thập thông tin về các đối thủ cạnh tranh nhằm duy trì và phát triển thị trường ngày càng được chú trọng. Công ty có phòng Trung tâm tư vấn quản lý dự án có nhiệm vụ xây dựng các mục tiêu phát triển kinh doanh của Công ty, tìm hiều thị trường, phát hiện những nhu cầu về tư vấn xây dựng Công ty đã xác định được điểm yếu của mình trên thị trường. Các thông tin về đối thủ cạnh tranh, về khách hàng là các chủ đầu tư cũng như về sự biến động của thị trường còn hạn chế. Thực tế trong năm vừa qua các công trình mà Công ty đã thực hiện xây dựng,
tư vấn khảo sát và thiết kế ngày càng được mở rộng cả ở trong và ngoài nước.
Công ty luôn năng động tìm kiếm nguồn tài trợ và thu hút vốn đầu tư vào công ty. Đồng thời đã sử dụng tương đối có hiệu quả nguồn vốn vay, tạo uy tín tốt với khách hàng và đối tác.
5.1.2. Nguy cơ
Nguy cơ luôn xuất phát từ đối thủ cạnh tranh, đó là các nhà thầu lớn có năng lực cạnh tranh tốt. Ngoài ra các nguy cơ còn đến từ việc quản lý quá trình thi công, quản lý chất lượng công trình để đảm bảo tiến độ, chất lượng công trình, lợi ích tối đa cho chủ đầu tư công trình. Trong khi đó công ty lại gặp một số khó khăn trong các khâu này:
• Công tác lập phương án kinh tế còn thiếu chính xác do chưa lường trước được những biến động về giá cả, thiết bị, những khó khăn trong quá trình thi công của các dự án.
• Việc giao khoán nội bộ vẫn còn nhiều tồn tại về khoản mục giao khoán, đơn giá khoán, trình tự, thủ tục thanh toán.
• Công tác quản lý dự án chưa được tốt, chưa theo dõi được sát sao lượng tư vật tư cấp cho công trường nên dẫn đến cấp thừa, thiếu vật tư so với tiến độ thi công.
• Hệ thống thiết bị, phương tiện vận chuyển của công ty chưa đảm bảo về chất lượng, công tác bảo dưỡng sửa chữa nhiều khi vẫn còn buông lỏng không được giám sát chặt chẽ từ phòng ban chuyên môn.
5.2Định hướng phát triển công ty
Với chủ trương đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh, đa dạng hoá sản phẩm công ty đặt ra cho mình những chiến lược phát triển trong tương lai rất rõ ràng.
Nhận rõ trách nhiệm vì sự phát triển của Công ty trong giai đoạn công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Đồng thời trên cơ sở sự phù hợp với chức năng và nhiệm vụ mà Nhà nước và Bộ giao thông vận tải giao cho Công ty (là thực hiện xây lắp các công trình xây dựng cầu đường, dân dụng, công nghiệp và kiến trúc hạ tầng đô thị ), Công ty cổ
phần cơ giới và xây dựng Thăng Long ra sức phấn đấu để trở thành một trong những đơn vị xây lắp hàng đầu có đủ năng lực và tổ chức thực hiện các công trình có chất lượng cao ..đứng vững và phát triển bền lâu trong môi trường cạnh tranh gay gắt và hội nhập quốc tế, góp phần của mình trong sự phát triển của ngành Xây dựng.
Ngành nghề chính của công ty là xây dựng công trình giao thông, kết hợp với kinh doanh bất động sản và các sản phẩm dịch vụ. Định hướng cơ cấu tỷ lệ nghành nghề của công ty như sau :
• Thi công cầu sản lượng chiếm tỷ lệ khoảng: 35%
• Thi công đường sản lượng chiếm khoảng : 25%
• Kinh doanh dịch vụ và hạ tầng chiếm khoảng : 40%
Để thực hiện được mục tiêu đó Công ty chủ trương tập trung vào những vấn đề sau:
• Phát triển công ty bền vững, các chỉ tiêu: Sản lượng, doanh thu, tiền lương, lợi nhuận, cổ tức … năm sau cao hơn năm trước.
• Đa ngành nghề, đa sở hữu, chuyển một bộ phận của công ty sang làm nhà đầu tư.
• Tăng cường công tác dịch vụ, xây dựng trung tâm đào tạo, xưởng bê tông tại xã Kim Nỗ - Đông Anh đưa vào hoạt động.