Dông, bão, sấm sét.

Một phần của tài liệu Bài giảng khí hậu kiến trúc chương 1 (Trang 26 - 32)

Dông là cơn gió lớn xuất hiện đột ngột, thời gian ngắn. Trong cơn dông thường kèm theo mưa lớn, gió giật, sấm chớp, vòi rồng với tốc độ gió có thể lên tới 400 km/h. Ở Việt Nam thường thấy dông nhiệt, dông địa hình. Khi có gió mùa Đông Bắc có thể xuất hiện dông

1.4. Gió

d. Bão là gió xoáy cực lớn, gây ra những biến

động thời tiết dữ dội, mưa rất to.

 Lãnh thổ Việt Nam nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của trung tâm bão lớn nhất hành tinh hiện nay là Tây Bắc Thái Bình Dương.

 Việt Nam coi bão là thiên tai nguy hiểm nhất. Theo thống kê, mỗi năm có trung bình 5-6 cơn bão đổ bộ vào Việt Nam, trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 11. Số lượng cơn bão xuất hiện không đều theo các năm.

1.4. Gió

 Ba hệ quả quan trọng của thời tiết do bão gây ra:

 Gió mạnh và đổi hướng

 Mưa to, góc nghiêng của mưa rất thấp (<300), bầu trời nhiều mây đen, thời tiết âm u kéo dài 5-7 ngày, đồng thời kéo theo sự sụt giảm nhiệt độ.

1.5. Sấm sét

 Là sự phóng điện giữa các đám mây tích điện hoặc giữa đám mây tích điện với mặt đất. Sự phóng điện do sét cường độ rất lớn, thường khoảng 2,5 KA và có thể tới 400-500 KA. Sấm sét xuất hiện khi có dông.

 Để giảm thiểu những tác hại do sấm sét người ta làm hệ thống thu sét (thu lôi) cho công trình. Hệ thống thu sét là một hệ thống nối đất tạo một lối thoát cho dòng điện khi có sét.

1.6. Mưa

 Đánh giá lượng mưa bằng chiều dày lớp nước do mưa gây ra trên mặt phẳng nằm ngang, tính bằng mm. Chiều dày lớp nước có thể tính do một cơn mưa gây ra hoặc tính trung bình ngày, tháng, mùa và năm.

 Kiến trúc quan tâm tới 3 đặc trưng của mưa:

 Lượng mưa

 Thời gian mưa

1.6. Mưa

Những đặc trưng này liên quan đến :

 Việc lựa chọn giải pháp thoát nước mái,

 Độ dốc san nền, tiêu nước,

 Hệ thống cống rãnh và công trình thu nước mặt

 Lựa chọn vật liệu và cấu tạo chống thấm cho công trình.

Một phần của tài liệu Bài giảng khí hậu kiến trúc chương 1 (Trang 26 - 32)