Để trẻ làm tốt kỹ năng này, thì việc đầu tiên phải làm là sự chuẩn bị đồ dùng, nguyên vật liệu cho trẻ. Tôi tìm kiếm các nguyên vật liệu đa dạng nhằm kích thích sự sáng tạo và hứng thú, tò mò cho trẻ.
Khi trẻ xếp hình, trẻ được bồi dưỡng khả năng quan sát, phân biệt, gọi tên các khối theo đặc điểm, tính chất để tạo các kết cấu mới. Trẻ được phát triển khả năng ước lượng bằng mắt để so sánh, lựa chọn chắp ghép giữa các khối với nhau. Trẻ được tập sắp xếp các hình khối theo quan hệ khác nhau: Xếp các khối nối đuôi nhau, xếp các khối chồng lên nhau,…Từ các cách xếp đó, trẻ xếp một cách sáng tạo được một số đồ chơi đơn giản đến những “ công trình ” phức tạp có kiểu dáng đẹp, có kích thước và tỷ lệ phù hợp, màu sắc hài hòa để tạo sản phẩm đa dạng, phong phú.
VD: Trẻ được xếp một số đồ dùng gia đình: Ti vi, đài đĩa, tủ lạnh…; xếp nhà cao tầng, xếp một số loại ô tô: ô tô con, ô tô tải, ô tô khách…
Khi dạy trẻ làm một số phương tiện giao thông, tôi đã chuẩn bị rất nhiều các hình khối, nguyên vật liệu khác nhau để trẻ thực hiện. Tôi đã chuẩn bị mô hình sa bàn “ Ngã tư cầu Vĩnh Tuy của phường Long Biên” để trưng bày sản phẩm của cô và của trẻ tạo cho tạo cho trẻ hứng thú, say mê vào hoạt động.
Trẻ được chia theo nhóm để dán ghép các khối với nhau tạo thành những chiếc ô tô mà mình thích. Đầu tiên trẻ biết ước lượng xếp các khối và nhau. Trong quá trình trẻ làm thì tôi kết hợp với giáo viên của lớp bao quát trẻ, giúp đỡ trẻ khi cần thiết.
Giáo viên bao quát trẻ thực hiện
VD: Xe ô tô con: Trẻ biết đặt nằm khối chữ nhật to ở dưới và xếp chồng khối chữ nhật nhỏ hơn lên trên rồi dùng băng dính xốp dán vào nhau. Sau đó trẻ dán bánh xe và trang trí cho chiếc ô tô.
VD: Xe ô tô tải: Trẻ biết sử dụng 2 khối chữ nhật, một khối để đứng dán nối tiếp với khối chữ nhật để nằm để tạo ô tô, dán bánh xe, trang trí cửa.
Xe tải của bé Đức Anh
Sau đó trẻ mang những chiếc ô tô dô mình tự làm ra trưng bày ở mô hình ngã tư vào ký hiệu của mình theo các làn đường. Trẻ giới thiệu được về sản phẩm của mình với cô và các bạn.