Phân tích tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận

Một phần của tài liệu kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn công nghiệp thực phẩm pataya (việt nam) (Trang 67)

4.2.1.1 Phân tích doanh thu

Doanh thu là một trong những chỉ tiêu quan trọng ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Bất kỳ công ty nào cũng đều mong muốn mức doanh thu của mình ngày một tăng lên vì đó là dấu hiệu cho thấy công ty kinh doanh có lãi. Từ đó, công ty có thể tự chủ hơn về mặt tài chính, để trang

641 632 642 128.892.844.320 144.860.589.980 511 4212 821 911 5.822.173.250 1.518.778.886 5.719.786.064 1.613.272.993 145.988.120.743 145.988.120.743 635 1.957.843.250 811 463.421.980 492.057.550 635.473.213 515 711

55

trải các khoản chi phí cũng nhƣ mở rộng quy mô sản xuất của mình. Để đánh giá chính xác cũng nhƣ hiểu sâu hơn về doanh thu ta tiến hành phân tích tình hình biến động của doanh thu qua các năm.

Tổng doanh thu và thu nhập của Công ty là sự tổng hợp của 3 chỉ tiêu: - Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

- Doanh thu hoạt động tài chính - Thu nhập khác

56

Bảng 4.1 Bảng tổng hợp cơ cấu doanh thu và thu nhập khác qua 3 năm (2011-2013)

Đơn vị tính: đồng

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH CNTP Payata (Việt Nam) giai đoạn 2011 - 2013

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch (2012/2011) Chênh lệch (2013/2012)

Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Doanh thu BH và DV 353.927.066.932 99,1 378.701.961.617 99,07 412.545.745.000 98,94 24.774.894.685 7,00 33.843.783.383 8,94 Doanh thu tài chính 1.157.480.303 0,3 1.215.354.318 0,32 1.542.768.745 0,37 57.874.015 4,99 327.414.427 26,94 Thu nhập khác 2.189.668.076 0,6 2.342.944.841 0,61 2.897.459.755 0,69 153.276.765 6,99 554.514.914 23,67 Tổng doanh thu 357.274.215.311 100,0 382.260.260.776 100,00 416.985.973.500 100,00 24.986.045.465 18,98 34.725.712.724 59,55

57

Để tìm hiểu rõ hơn về tình hình thực hiện doanh thu và thu nhập khác của Công ty giai đoạn 2011 – 2013, ta tiến hành phân tích rõ hơn từng khoản mục doanh thu và thu nhập khác nhƣ sau:

a) Phân tích doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Phân tích theo cơ cấu mặt hàng

Cơ cấu mặt hàng của công ty thay đổi qua các năm, điều góp phần ảnh hƣởng đến doanh thu của công ty. Áp dụng phƣơng pháp thay thế liên hoàn để thấy đƣợc mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến doanh thu, từ đó thấy đƣợc sự thay đổi cơ cấu mặt hàng qua các năm. Sau khi thay thế liên hoàn ta đƣợc bảng số liệu sau:

Bảng 4.2 Các nhân tố ảnh hƣởng đến doanh thu

Đơn vị tính: đồng

Nguồn: Phòng tài chính công ty TNHH CNTP Pataya (Việt Nam)

(1) Đối với sản phẩm cá nục đóng hộp

* Giai đoạn 2011 - 2012

Qua bảng 4.2 ta thấy doanh thu từ cá nục năm 2012 có biến động giảm so với năm 2011, cụ thể là giảm 2.569.481.600đồng so với năm 2011.

Qua bảng 4.2, sau khi thực hiện các bƣớc thay thế liên hoàn các nhân tố ảnh hƣởng đến doanh thu cá nục đóng hộp giai đoạn 2011 – 2012 ta thấy sự

Nhân tố sản

lƣợng Nhân tố giá bán Đối tƣợng phân tích Năm 2012 so với 2011 x x x Hộp cá nục (1.894.761.400) (674.720.200) (2.569.481.600) Hộp cá ngừ 13.907.307.000 1.405.438.600 15.312.745.600 Hộp tôm (11.840.172.800) (598.216.000) (12.438.388.800) Hộp cua 10.175.566.500 952.194.600 11.127.761.100 Năm 2013 so với 2012 x x x Hộp cá nục 12.615.466.500 2.403.284.100 15.018.750.600 Hộp cá ngừ (3.568.513.800) 1.276.762.700 (2.291.751.100) Hộp tôm 13.930.556.800 4.158.405.200 18.088.962.000 Hộp cua (6.325.554.300) 1.051.308.000 (5.274.246.300)

58

thay đổi giảm doanh thu từ cá nục đóng hộp là do sự sụt giảm của 2 nhân tố sản lƣợng và giá bán đã tác động. Trong đó nhân tố số lƣợng tiêu thụ có tác động ảnh hƣởng đến sự sụt giảm doanh thu lớn hơn (-1.894.761.400đồng) so với nhân tố giá bán (-674.720.200đồng). Nguyên nhân là do trong năm 2012 mặt hàng cá nục đóng hộp không còn bán chạy nhƣ năm trƣớc, thị trƣờng tiêu thụ cá nục đóng hộp giảm xuống. Cũng chính vì vậy công ty có sự thay đổi cơ cấu mặt hàng. Ở năm 2012 công ty tập trung vào những sản phẩm khác thu hút tiêu thụ nhiều hơn.

Nhƣ vậy, sản phẩm cá nục đóng hộp của công ty từ năm 2011 – 2012 đã có sự thay đổi cơ cấu, doanh thu từ sản phẩm cá nục đóng hộp năm 2012 không còn chiếm tỉ trọng cao trong tổng doanh thu của công ty, mà có phần giảm xuống nhƣờng chỗ cho các sản phẩm khác.

* Giai đoạn 2012 – 2013

Qua bảng 4.2 ta thấy tình hình doanh thu từ sản phẩm cá nục đóng hộp có sự tiến triển tích cực, doanh thu tăng 15.018.750.600đồng so với năm 2012. Dựa trên kết quả thực hiện thay thế liên hoàn (bảng 4.2) cho thấy các nhân tố ảnh hƣởng đến doanh thu từ cá nục đóng hộp từ năm 2012 đến năm 2013 điều theo chiều hƣớng tăng. Trong đó, nhân tố số lƣợng tiêu thụ góp phần làm tăng doanh thu nhiều hơn nhân tố đơn giá, cụ thể là nhân tố lƣợng góp phần làm tăng doanh thu là 12.615.466.500đồng. Trong nền kinh tế phát triển và hiện đại nhƣ ngày nay thì càng nhiều ngƣời tiêu dùng chọn đồ hộp sử dụng để có thể tiết kiệm đƣợc thời gian cũng nhƣ công sức cho bữa ăn. Bên cạnh đó giá thành của cá nục đóng hộp lại rẻ hơn các sản phẩm khác cùng loại, đó cũng là một trong những nguyên nhân làm cho sản lƣợng tiêu thụ của cá nục đóng hộp tăng mạnh và chiếm tỉ trọng tƣơng đối cao so với tổng doanh thu.

Nhƣ vậy, từ năm 2012 đến năm 2013 cơ cấu mặt hàng cá nục đóng hộp đã có sự thay đổi. Năm 2013 với sự thay đổi cơ cấu tăng sản phẩm cá nục đóng hộp đã làm cho doanh thu của sản phẩm này chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu bán hàng.

(2) Đối với sản phẩm cá ngừ đóng hộp

* Giai đoạn năm 2011 – 2012

Nhìn chung doanh thu thu từ cá ngừ đóng hộp từ năm 2011 đến năm 2012 có chuyển biến tăng, cụ thể là tăng 15.312.745.600đồng so với năm 2011.

59

Qua phân tích, thay thế liên hoàn các nhân tố ảnh hƣởng đến doanh thu của sản phẩm cá ngừ đóng hộp trong 2 năm 2011 – 2012. Cả 2 nhân tố sản lƣợng và giá bán điều góp phần làm tăng doanh thu. Trong đó mức độ ảnh hƣởng của nhân tố lƣợng là 13.907.307.000đồng, còn mức độ ảnh hƣởng của nhân tố giá bán là 1.405.438.600đồng. Nhƣ vậy ta thấy từ năm 2011 đến năm 2012 doanh thu từ cá ngừ đóng hộp tăng lên phần lớn là nhờ vào sự đóng góp từ nhân tố số lƣợng. Cá ngừ là một trong những loại cá giàu dinh dƣỡng và ngày càng đƣợc ngƣời tiêu dùng trong và ngoài nƣớc ƣa chuộng và lựa chọn. Từ năm 2012 mặt hàng cá ngừ đƣợc nhiều khách hàng tin dùng vì chất lƣợng và hƣơng vị ngày càng đƣợc cải tiến, nhất là đối với cá ngừ đóng hộp. Chẳng những bán chạy trong nƣớc mà ở năm 2012 thị trƣờng các nƣớc Thái Lan, Nhật Bản và các nƣớc EU tăng sức mua với các sản phẩm cá ngừ, đặc biệt là cá ngừ đóng hộp. Nắm đƣợc thị yếu của thị trƣờng trong và ngoài nƣớc nên công ty đã tập trung sản xuất vào mặt hàng đang đƣợc ƣa chuộng này để kịp đáp ứng với nhu cầu ngày càng tăng cao của thị trƣờng. Cũng chính vì vậy mà doanh thu từ cá ngừ đóng hộp của công ty từ năm 2011 sang đến năm 2012 đã tăng lên đáng kể.

Qua phân tích cho thấy sản phẩm của cá ngừ đóng hộp của công ty đã có sự thay đổi cơ cấu từ năm 2011 đến năm 2012. Nếu nhƣ ở năm 2011 sản phẩm này không đem lại doanh thu cao thì đến năm 2012 sản phẩm này là một trong số những sản phẩm chiếm tỉ trọng doanh thu cao trong tổng doanh thu bán hàng.

* Giai đoạn năm 2012 – 2013

Từ năm 2012 sang đến năm 2013 thì doanh thu từ cá ngừ đóng hộp lại có sự thay đổi. Doanh thu có phần giảm xuống, cụ thể giảm 2.291.751.100đồng so với năm 2012.

Để rõ hơn về sự sụt giảm doanh thu của sản phẩm này, tƣơng tự ta áp dụng phƣơng pháp thay thế liên hoàn, cho thấy mức độ ảnh hƣởng của nhân tố số lƣợng làm cho doanh thu sụt giảm 3.568.513.800đồng, trong khi đó mức ảnh hƣởng của nhân tố giá bán lại làm cho doanh thu tăng 1.276.762.700đồng. Giai đoạn 2012 – 2013 biến động của doanh thu chịu ảnh hƣởng từ cả 2 nhân tố số lƣợng và giá bán. Trong năm 2013, do các chính sách về khai thác cá ngừ ngày càng đƣợc thắt chặt nên việc đánh bắt cá ngừ cũng bị hạn chế, thêm vào đó do các chính sách tăng giá xăng dầu của nhà nƣớc, vì vậy mà việc khai thác và sản xuất các sản phẩm cá ngừ cũng gặp không ít khó khăn. Cho nên ở năm 2013 giá của sản phẩm cá ngừ đóng hộp có phần tăng lên so với năm 2012. Bên cạnh đó, việc xuất khẩu cá ngừ đóng hộp sang các thị trƣờng Nhật,

60

Mỹ và các nƣớc EU sụt giảm. Đặt biệt là thị trƣờng cá ngừ đóng hộp tại Mỹ vẫn trì trệ trong năm 2013. Nhập khẩu cá ngừ đóng hộp năm 2013 giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 7 năm trở lại đây. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế khó khăn, giá bán lẻ cao, ngƣời tiêu dùng không hài lòng với chất lƣợng sản phẩm và những rắc rối liên quan đến hàm lƣợng thủy ngân trong cá.

Nếu nhƣ ở những năm trƣớc sản phẩm cá ngừ đóng hộp chiếm tỉ trọng cao trong tổng doanh thu của công ty, thì đến năm 2013 ƣu thế của sản phẩm này đã có phần sụt giảm và không còn chiếm tỉ trọng doanh thu cao nhƣ những sản phẩm khác nữa.

(3) Đối với sản phẩm tôm đóng hộp

* Giai đoạn năm 2011 - 2013

Qua bảng 4.2 ta thấy doanh thu từ tôm đóng hộp năm 2012 có biến động giảm mạnh so với năm 2011. Năm 2012 doanh thu giảm 12.438.388.800đồng so với năm 2011.

Để rõ hơn về nguyên nhân của sự suy giảm doanh thu từ sản phẩm này ta tiếp tục phân tích thay thế liên hoàn cho các nhân tố sản lƣợng và giá bán(bảng 4.2). Sau khi phân tích cho thấy mức độ ảnh hƣởng cả 2 nhân tố điều sụt giảm trong giai đoạn này. Ảnh hƣởng của nhân tố sản lƣợng tiêu thụ đã làm giảm 11.840.172.800đồng doanh thu, còn nhân tố giá bán thì làm giảm598.216.000đồng doanh thu. Từ đó cho thấy sự biến động giảm mạnh doanh thu ở sản phẩm tôm trong năm 2012 chính là do sự sụt giảm mức độ ảnh hƣởng của cả 2 nhân tố số lƣợng và giá bán. Nguyên nhân là do năm 2012 là một năm đầy khó khăn với hoạt động xuất khẩu sản phẩm tôm của công ty. Bên cạnh những khó khăn về thiếu hụt nguồn nguyên liệu do dịch bệnh trên tôm nuôi xảy ra trên diện rộng, các Công ty xuất khẩu cũng phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề khác nhƣ giá bán trên thị trƣờng thế giới giảm mạnh, có khi giảm đến 20% so với thời điểm giá bắt đầu giảm do nguồn cung từ các nƣớc tôm trúng lớn trên thế giới tăng. Chính vì vậy mà doanh thu từ sản phẩm này trong năm 2012 sụt giảm đáng kể.

Cơ cấu mặt hàng từ tôm ở công ty đã bị thay đổi đáng kể, trong khi năm 2011 sản phẩm từ tôm là sản phẩm chiếm tỉ trọng doanh thu nhiều nhất trong tổng doanh thu bán hàng thì đến năm 2012 mặt hàng này sụt giảm mạnh và chiếm tỉ trọng doanh thu khá ít so với các mặt hàng khác.

* Giai đoạn năm 2012 – 2013

Qua bảng 4.2 ta thấy doanh thu từ sản phẩm tôm từ năm 2012 – 2013 có những chuyển biến tích cực, doanh thu tăng 18.088.962.000 đồng.

61

Qua phân tích cho thấy sự gia tăng doanh thu trở lại từ sản phẩm này. Sự gia tăng trở lại này cũng chịu sự ảnh hƣởng của 2 nhân tố số lƣợng tiêu thụ và giá bán. Cụ thể là nhân tố số lƣợng ảnh hƣởng 13.930.556.800 đồng, còn nhân tố giá bán thì chỉ ảnh hƣởng 4.158.405.200đồng. Năm 2013, hoạt động xuất khẩu tôm đã khả quan hơn trƣớc khi những vấn đề về dịch bệnh đã phần lớn đƣợc khắc phục, Công ty chủ động đƣợc tôm nguyên liệu, giá bán trên thị trƣờng đã ổn định hơn và tăng mạnh trong những tháng cuối năm. Thêm vào đó, nhờ nguồn cung tôm trên thế giới đang giảm, nhu cầu nhập khẩu tôm từ Việt Nam của các nƣớc nhƣ Hoa Kỳ, Nhật Bản,... tăng cao, nên Công ty nhận đƣợc sự trợ giá từ các nhà nhập khẩu nƣớc ngoài. Đó cũng là nguyên nhân làm cho doanh thu của tôm đóng hộp của công ty tăng vƣợt mức kế hoạch và là một trong những mặt hàng chiếm doanh thu nhiều nhất tron năm.

Đến năm 2013, cơ cấu mặt hàng của tôm đóng của công ty đã có bƣớc khởi sắc khá tốt. Từ doanh thu sụt giảm ở năm 2012 lại tăng mạnh doanh thu ở năm 2013 và là một trong những mặt hàng chiếm doanh số nhiều nhất năm 2013.

(4) Đối với sản phẩm cua đóng hộp

* Giai đoạn năm 2011 - 2012

Cua cũng là một trong những sản phẩm chủ lực của công ty. Doanh thu của loại sản phẩm này từ năm 2011 – 2012 có sự tăng trƣởng khá nhanh, cụ thể là doanh thu đạt 39.451.909.200đồng vào năm 2011 và tăng lên 50.579.670.300đồng ở năm 2013.

Qua phân tích cho thấy sự thay đổi doanh thu từ sản phẩm cua trong thời gian này chịu khá mạnh bởi yếu tố số lƣợng tiêu thụ, cụ thể mức độ ảnh hƣởng bằng 10.175.566.500đồng. Nguyên nhân là do vào năm 2012, dịch bệnh trên tôm xảy ra trên diện rộng nên ngƣời dân chuyển sang nuôi cua, vì so với nuôi tôm thì nuôi cua cần ít vốn đầu tƣ hơn và chăm sóc cũng khỏe hơn. Đặt biệt là nuôi cua ít gặp rủi ro dịch bệnh, thời gian thu hoạch rút ngắn hơn tôm. Trong năm 2012 giá cua luôn ở mức cao nên ngƣời nuôi cua cũng có thu nhập cao. Trƣớc tình hình không làm chủ đƣợc nguồn nguyên liệu từ tôm và nhu cầu cá nục giảm xuống, công ty đã tập trung vào sản phẩm cua, nguồn nguyên liệu ổn định và là mặt hàng giàu dinh dƣỡng đƣợc ngƣời tiêu dùng ƣa chuộng. Tuy giá có hơn cao hơn các sản phẩm khác nhƣng sản lƣợng bán ra ở năm 2012 của mặt hàng cua vẫn tăng so với năm 2011, điều đó đã góp phần làm cho doanh thu của công ty từ sản phẩm này tăng lên.

62

Nhƣ vậy, từ năm 2011 - 2012 cơ cấu của mặt hàng cua không có sự thay đổi nhiều, vẫn là một trong những mặt hàng đƣợc bán ra nhiều nhất và đem lại phần lớn doanh thu cho công ty.

* Giai đoạn năm 2012 – 2013

Từ năm 2012 đến năm 2013 doanh thu từ sản phẩm cua biển đóng hộp của công ty có phần giảm nhẹ, năm 2012 doanh thu từ sản phẩm giảm chỉ còn 45.305.424.000đồng.

Tƣơng tự nhƣ trên, khi áp dụng phƣơng pháp thay thế liên hoàn cho thấy doanh thu thay đổi là do chịu sự ảnh hƣởng bở sự sụt giảm của 2 nhân tố sản lƣợng tiêu thụ và sự tăng lên của giá bán sản phẩm. Nguyên nhân là do giá nguyên liệu từ cua không ổn định, lên xuống thất thƣờng, có khi sụt giảm đáng kể, có khi lại tăng lên quá cao, điều đó đã làm cho việc sản xuất sản phẩm này trở nên khó kiểm soát cả về đầu vào và đầu ra (quy luật cung cầu). Bên cạnh đó, nhu cầu của thị trƣờng về sản phẩm này có phần giảm nhẹ so với những năm trƣớc, công ty thì đang trong giai đoạn nhập máy móc hiện đại để phục vụ cho công việc chế biến tôm dễ dàng hơn, nên công ty đã hạn chế sản phẩm này mà thay vào đó là phát triển các sản phẩm khác cùng loại.

Nhƣ vậy, đến năm 2013 cơ cấu mặt hàng tôm đã đƣợc thay đổi. Từ sản phẩm chiếm tỉ trọng cao trong tổng doanh thu đã giảm xuống chiếm tỉ trọng thấp hơn, nhƣờng chỗ cho những sản phẩm khác.

KẾT LUẬN:

Qua phân tích cho thấy cơ cấu mặt hàng của công ty luôn có sự thay đổi qua các năm. Ở năm 2011thì 2 sản phẩm đóng hộp từ cá nục và tôm chiếm tỉ trọng cao trong tổng doanh thu bán hàng của công ty, trong khi đó các sản phẩm đóng hộp từ cua và cá ngừ thì chiếm tỉ trọng nhỏ hơn. Sang đến năm 2012 thì cơ cấu mặt hàng của công ty lại có sự thay đổi, ở năm này các sản

Một phần của tài liệu kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn công nghiệp thực phẩm pataya (việt nam) (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)