Chiếu Sáng Trong Sản Xuất

Một phần của tài liệu An Toàn Lao Động_Nhóm 3(Nguyễn Bít) docx (Trang 27 - 32)

Trong sản xuất, chiếu sáng ảnh hưởng nhiều tới năng suất lao động và an toàn lao động.

1) Một số khái niệm về ánh sáng, đơn vị đo ánh sáng và sinh lý mắta) Một vài khái niệm a) Một vài khái niệm

- Ánh sáng thấy được là những bức xạ photon có bước sóng trong khoảng từ 380 nm đến 760 nm ứng với các dải màu tím, lam, xanh, lục,…

- Độ nhạy của mắt người không giống nhau đối với những bức xạ có buớc sóng khác nhau.

- Cường độ ánh sáng (i) Quang thông của một nguồn sáng nói chung phân bố không đều theo các phương do đó để đặc trưng cho khả

năng phát sáng theo các phương khác nhau của nguồn người ta dùng đại lượng cường độ ánh sáng. Cường độ ánh sáng theo phương n là mật độ quang thông bức xạ phân bố theo phương n đó.

Cường độ sáng In là tỉ số giữa lượng quang thông bức xạ dØ trên vi phân góc khối dω theo phuơng n (hình 3.3). In=(dØ/dω) Đơn vị đo cường độ ánh sáng là candela (cd)

s

Hình 3.3: Cách xác định cường độ ánh sáng In

b) Quan hệ giữa chiếu sáng và sự nhìn của mắt:

Sự nhìn rõ của mắt liên hệ trực tiếp với những yếu tố sinh lý của mắt, vì vậy cần phân biệt thị giác ban ngày và thị giác hoàng hôn (ban đêm).

- Thị giác ban đêm( còn gọi là thị giác hoàng hôn): Thị giác ban đêm liên hệ với sự kích thích của tế bào vô sắc.

- Quá trình thích nghi: Khi chuyển từ độ rọi lớn qua độ rọi nhỏ, tế bào vô sắc không thể đạt ngay độ hoạt động cực đại mà cần có

thời gian quen dần, thích nghi và ngược lại từ trường nhìn tối sang trường nhìn sáng, mắt cần thời gian nhất định, thời gian đó gọi chung là thời gian thích nghi.

- Tốc độ phân giải và khả năng phân giải của mắt:

Quá trình nhận biết một vật của mắt không xảy ra ngay lập tức mà phải qua một thời gian nào đó.

c ) Độ tương phản giữa vật quan sát và nền:

Tỷ lệ độ chói giữa vật quan sát và nền chỉ mức độ khác nhau về cường độ sáng giữa vật quan sát và nền của nó.

Độ nhạy tương phản phụ thuộc vào mắt với mức độ khá lớn ngoài, phụ thuộc vào độ chói của nền và phụ thuộc vào kích thưóc vật quan sát( tức là góc α). Góc nhìn càng bé thì độ nhạy tương phản càng giảm.

2) Kỹ thuật chiếu sáng

a) Hình thức chiếu sáng: ánh sáng tự nhiên và ánh sáng điện.

- Chiếu sáng tự nhiên:

Chúng ta cần khai thác ánh sáng tự nhiên,nguồn sáng vô tận.

Hệ thống cửa chiếu sáng trong nhà công nghiệp dùng chiếu sáng tự nhiên bằng cửa sổ, cửa trời hoặc cửa sổ cửa trời hỗn hợp. Cửa sổ chiếu sáng thường dùng là loại cửa sổ một tầng, cửa sổ nhiều tầng,…

Thiết kế chiếu sáng tự nhiên cho phòng phải tùy thuộc vào đặc điểm và tính chất của nó, vào yêu cầu thông gió, thoát nhiệt với những giải pháp che mưa nắng để chọn hình thức cửa chiếu sáng thích hợp.

Với điều kiện khí hậu ở nưóc ta, kinh nghiệm cho thấy thích hợp nhất là kiểu mái hình răng cưa. Trên hình ( 3.5 ) giới thiệu cửa chiếu sáng mái kiểu răng cưa.

Hình 3.5: Các loại cửa chiếu sáng tự nhiên trong công nghiệp

- Chiếu sáng nhân tạo ( chiếu sáng dùng đèn điện):

Khi chiếu sáng điện cho sản xuất cần phải tạo ra trong phòng một chế độ ánh sáng đảm bảo điều kiện nhìn rõ, nhìn tinh và phân giải nhanh các vật nhìn của mắt trong quá trình lao động. Dùng điện thì có thể điều chỉnh được ánh sáng một cách chủ động nhưng lại rất tốn kém

b) Thiết kế chiếu sáng điện:

Một phần của tài liệu An Toàn Lao Động_Nhóm 3(Nguyễn Bít) docx (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PPTX)

(42 trang)