Đối vói doanh nghiệp

Một phần của tài liệu tình hình kinh doanh xuất khẩu da giày của việt nam (Trang 28 - 30)

II. Giải pháp và kiến nghị thúc đẩy xuất khẩu da giầy

1. Một số giải pháp

1.2. Đối vói doanh nghiệp

Sang thế kỷ 21 để ngành Da giày Việt Nam không ngừng phát triển và trụ vững trong điều kiện nền kinh tế thế giới đầy biến động với xu hướng toàn cầu hoá, để ngành Da giày Việt Nam có thể đóng góp tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và trở thành ngạch xuất khẩu chủ lực của nền kinh tế quốc dân ngành Da - giày Việt Nam còn có những giải pháp tích cực, táo bạo và kiên quyết sau :

- Trước hết, từng doanh nghiệp phải tự nỗ lực vươn lên hoàn thiện mình, để doanh nghiệp mình hội đủ các điều kiện xuất khẩu sang các thị trường mới như Mỹ và các nước trong WTO… Mạnh dạn đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ (trước hết ở những khâu then chốt) nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Đặc biệt là lĩnh vực nghiên cứu, thiết kế, chế tạo mốt, xây dựng hệ thống quản lý chất lượng quốc tế theo tiêu chuẩn ISO 9001 và ISO 9002.

- Ngành Da - giày Việt Nam mà nòng cốt là Tổng Công ty Giày Việt Nam cần nhanh chóng hoàn thiện chiến lược xây dựng, phát triển các cơ sở sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành đặc biệt là cho phần mũ giày. Khi chủ động được nguyên phụ liệu sẽ tiết kiệm được lượng ngoại tệ nhập khẩu đáng kể cho đất nưóc và giá thành sản phẩm sẽ hạ nhằm tăng sức cạnh tranh cho toàn ngành. Không những thế, khi chủ động sản xuất được nguyên, phụ liệu, các doanh nghiệp mới chủ động thiết kế nhiều mẫu mốt phong phú đa dạng, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường và có thể linh động chuyển từ phương thức gia công sang phương thức mua đứt bán đoạn. Đây là bài học mà Trung Quốc đã áp dụng rất thành công trong những năm qua. Để làm được việc này đòi hỏi một lượng vốn rất lớn, vì vậy phải có sự hỗ trợ tích cực từ Chính phủ, đồng thời ngành phải có phương thức huy động mọi nguồn vốn từ trong nước và nước ngoài. Để tăng cường khả năng thu hút đầu tư nước ngoài, giải quyết các yêu cầu đầu tư cho các

doanh nghiệp trong giai đoạn tới, vấn đề đặt ra là ngành phải thực hiện một số giải pháp sau :

+ Thu hút đầu tư chế tác giày xuất khẩu.

So với một số nước trong khu vực, Việt Nam có lợi thế là giá nhân công rẻ, thời gian giao hàng tương đối đảm bảo do vậy mà các doanh nghiệp giày Việt Nam có đủ điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài trong việc nhận chuyển giao công nghệ. Việc nhận chuyển giao những công nghệ ít phức tạp sẽ rẻ hơn, chi phí bảo dưỡng ít hơn, sử dụng được nguồn nhân lực phổ cập hơn. Mặt khác luôn cần nâng cao năng suất, chất lượng, tiết kiệm chi phí tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

+ Thu hút đầu tư sản xuất đế giày

+ Thu hút đầu tư cho riêng sản xuất giày da + Nhận chuyển giao các công nghệ hiện đại

Giải pháp này gồm hai hướng chính là ứng dụng CAD cho công tác tạo mẫu sản phẩm và quản lý cơ sở dữ liệu.

+ Thúc đẩy nghiên cứu triển khai R & D ở cơ sở.

Các giải pháp vi mô của các doanh nghiệp giày Việt Nam ở trên sẽ có tác dụng thúc đẩy sản xuất kinh doanh và phát huy tác dụng thu hút đầu tư nước ngoài cho các doanh nghiệp, bổ trợ cho nhau tạo ra sức mạnh cho từng doanh nghiệp, cho toàn ngành kinh tế kỹ thuật Da - giày nhằm thực hiện chiến lược hướng về xuất khẩu, góp phần vào sự nghiệp CNH - HĐH.

- Để ngành Da -giày Việt Nam có thể chuyển từ phương thức gia công truyền thống sang phương thức mua đứt bán đoạn, nhằm tăng tính chủ động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thì ngoài việc chủ động về nguyên phụ liệu chúng ta phải thúc đẩy nghiên cứu khoa học - công nghệ và thị trường. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần mạnh dạn chi phí để chủ động thâm nhập thị trường thông qua các hội chợ triển lãm quốc tế ở trong nước và nước ngoài, tham gia tích cực vào hệ thống thương mại điện tử để tiếp cận khách hàng. Về phía Chính phủ, phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, các đại diện thương mại Việt Nam tại nước ngoài, Hiệp hội Da - giày Việt Nam, Tổng Công ty Da - giày Việt Nam cần có những biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc mở rộng và tiếp cận thị trường, vì nhiều việc tự doanh nghiệp không thể giải quyết được.

Ngành cần mạnh dạn đầu tư xây dựng các trung tâm nghiên cứu, thiết kế, chế tạo mẫu mốt, chế tạo form và đế giày. Đây là việc làm khó khăn và tốn kém nhưng phải làm được thì chúng ta mới làm chủ được khoa học công nghệ mới chủ động được trong sản xuất và mới đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Để làm được việc này, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ một phần kinh phí. Bộ Công nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tổng Công ty Da giày Việt Nam cần phối hợp tổ chức các khoá đào tạo kỹ sư chuyên ngành Da giày tại một số trường đại học nhằm cung cấp đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật cho ngành. Ngoài ra, cũng cần phải tổ chức một số trường chuyên đào tạo công nhân kỹ thuật cho ngành để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng ở các doanh nghiệp.

- Về tổ chức quản lý ngành, nên đa dạng và bình đẳng giữa các thành phần kinh tế để phát huy sức mạnh tổng hợp và huy động được mọi nguồn vốn. Nhưng rất cần phải xây dựng một hiệp hội ngành nghề đủ mạnh để thống nhất và bảo vệ lợi ích của toàn ngành. Hoạt động của Hiệp hội phải thực sự mang lại quyền lợi cho các hội viên thì mới thu hút được đông đảo các doanh nghiệp tham gia.

Để tận dụng được thời cơ , vượt qua được các thách thức trong thời gian tới, ngành Da - giày Việt Nam cần phải nỗ lực, cố gắng rất nhiều, phải có chiến lược phát triển mang tính đột phá mạnh mẽ như ngành Dệt may. Các doanh nghiệp phải có những biện pháp tích cực, khẩn trương để chuẩn bị các điều kiện thâm nhập vào thị trường Mỹ và một số thị trường mới khác, bằng không thời cơ sẽ qua đi và các thách thức thì vẫn còn đó.

Một phần của tài liệu tình hình kinh doanh xuất khẩu da giày của việt nam (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)