Ảnh hƣởng của độ tuổi gà lên chất lƣợng trứng

Một phần của tài liệu khảo sát năng suất sinh sản và chất lượng trứng của gà đẻ hisex brown ở giai đoạn 20 29 tuần tuổi (Trang 40 - 42)

Ảnh hƣởng của độ tuổi gà lên chất lƣợng trứng đƣợc thể hiên bảng 4.3 và hình 4.5

Chỉ số hình dáng: qua kết quả bảng 4.3 thấy gà ở giai đoạn từ 23 – 29 tuần tuổi không ảnh hƣởng đến chỉ số hình dáng (P=0,48), ở tuần 23 là 80,06% tuần 26 là 80,41% và tuần 29 là 79,79% cao hơn cả chỉ tiêu của Nguyễn Đức Hƣng (2006) chỉ số hình dáng từ 73% – 75%.

Tỷ lệ lòng trắng giữa các nghiệm thức không có ý nghĩa thống kê (P=0,40), ở tuần 23 là 63,85%, tuần 26 là 63,57% và tuần 29 là 63,50%.

Chỉ số lòng trắng đặc giữa các nghiệm thức có sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê (P<0,01), ở tuần tuổi 23 là 0,150 giảm dần đến tuần tuổi 26 là 0,144 và tuần 29 là 0,137,chỉ số này đạt tiêu chuẩn trứng tốt và tƣơi > 0,08 (Nguyễn Thị Mai, 2009).

Chỉ số lòng đỏ ở các tuần đều đạt chuẩn trứng tƣơi và tốt (0,4 – 0,5). Chỉ số lòng đỏ ở tuần 23 là 0,47, giảm dần đến tuần 26 là 0,46 và ở tuần 29 là 0,45. Chỉ số lòng đỏ là chỉ tiêu cũng hết sức quan trọng trong đánh giá chất lƣợng trứng, chỉ số càng cao thì chất lƣợng trứng càng tốt, chỉ số lòng đỏ >= 0,4 là tốt (Lã Thị Thu Minh, 1995), (Bùi Hữu Đoàn, 2009).

Hình 4.5 Tỷ lệ lòng đỏ, tỷ lệ vỏ và đơn vị Haugh.

Đơn vị Haugh: sự khác biệt giữa các nghiệm thức rất có ý nghĩa thống kê (P<0,01). Cao nhất ở tuần tuổi 23 là 100,34 đến tuần 26 là 98,74 thấp nhất ở tuần 29 là 97,10. Kết quả này cao hơn tài liệu Bùi Hữu Đoàn (2009) đơn vị

30

Haugh từ 74 – 89 là tốt. Cũng giống nhƣ chỉ số lòng đỏ, đơn vị Haugh càng cao thì chất lƣợng trứng càng tốt.

Qua bảng 4.3 cho thấy tỷ lệ đỏ qua các tuần tuổi có sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê (P<0,01), chứng tỏ tuổi gà có ảnh hƣởng đến các chỉ tiêu này. Ở tuần 23 là thấp nhất 23,97%, tuần 26 là 24,56% và tuần 29 là cao nhất 24,93%. Kết quả này thấp hơn tiêu chuẩn trứng tốt của Nguyễn Đức Hƣng (2006) là 30%.

Tỷ lệ vỏ giữa các nghiêm thức rất có ý nghĩa thống kê (P <0,01), cao nhất ở tuần 23 là 12,18%, tuần 26 là 11,87% và thấp nhất ở tuần 29 là 11,58%. Kết quả này phù hợp với tài liệu của Nguyễn Đức Hƣng (2006) là 11,5%.

Độ dày vỏ ở các nghiệm thức có sự khác nhau và sự khác nhau này rất có ý nghĩa thống kê (P<0,01). Ở tuần 23 là 0,423mm đến tuần 26 là 0,410mm và tuần 29 là 0,411mm. Kết quả này phù hợp với tài liệu Bùi Hữu Đoàn (2009) độ dày vỏ từ 0,38mm – 0,43mm là tốt. Sự chênh lệch của độ dày vỏ chứng tỏ tuổi gà có ảnh hƣởng đến độ dày vỏ trứng

Màu lòng đỏ qua các nghiệm thức có sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê (P<0,01), ở tuần 23 là 8,73, tuần 26 là 8,47 đến tuần 29 là 8.96. Màu lòng đỏ càng đậm thì chất lƣợng trứng càng tốt, theo Lã Thị Thu Minh (1995) chất lƣợng trứng đạt yêu cầu 7 - 12.

Bảng 4.3 Ảnh hƣởng của tuổi gà mái lên chất lƣợng trứng.

Chỉ tiêu Tuần 23 Tuần 26 Tuần 29 SEM P

KL trứng khảo sát (g) 56,73b 59,0a 58,98a 0,45 <0,01 CS hình dáng (%) 80,06 80,41 79,79 0,36 0,48 CS lòng trắng đặc 0,150a 0,144ab 0,137b 0,00 <0,01 CS lòng đỏ 0,47a 0,46b 0,45b 0,00 <0,01 Đơn vị Haugh 100,3a 98,74ab 97,10b 0,58 <0,01 TL lòng trắng (%) 63,85 63,57 63,50 0,19 0,40 TL đỏ (%) 23,97b 24,56ab 24,93a 0,18 <0,01 TL vỏ (%) 12,18a 11,87b 11,58c 0,06 <0,01 Độ dày vỏ (mm) 0,423a 0,410b 0,411b 0,00 <0,01 Màu lòng đỏ 8,73a 8,47b 8,96a 0,08 <0,01

Ghi chú: Trong cùng một hàng, những số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê, KL: khối lượng, CS: chỉ số, đỏ, Đơn vị Haugh: đơn vị haugh, TL: tỷ lệ.

31

Chƣơng 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

Một phần của tài liệu khảo sát năng suất sinh sản và chất lượng trứng của gà đẻ hisex brown ở giai đoạn 20 29 tuần tuổi (Trang 40 - 42)