3 Quốc DuyHÌNH
PHÂN TÍCH DỮ LIỆU BẰNG PHẦN MỀM SPSS 12.0*
PHẦN 4
Nội dung chính trong phần này: 1. Khai báo các thông số của biến 2. Tạo biến giả
Quốc Duy 2
1. Khai báo các thông số của các biến trong bộ dữ liệu
Khi sử dụng SPSS 12.0, chúng ta thường thấy hai Sheet: Data View và Variable
View. Data View chứa dữ liệu còn Variable View chứa các thông tin của các biến
trong dữ liệu. Các thông tin này bao gồm:
a. Name: tên của biến.
b. Type: loại dữ liệu của biến.
c. Width: số lượng ký tự hay số lượng chữ số được hiển thị. d. Decimals: số lượng chữ số thập phân.
e. Label: nhãn của biến.
f. Values: nhãn hoặc giá trị của các quan sát trong biến (phát huy tác dụng tốt trong
thống kê mô tả).
g. Missing: số lượng quan sát bị khuyết. h. Columns: chiều rộng của cột.
i. Align: vị trí (nếu là số thì sẽ là bên phải, còn là ký tự sẽ nằm bên trái)
j. Measure: thang đo
Chi tiết cho một số thông tin quan trọng của biến:
a. Name: tên của biến. Tên biến phải bắt đầu bằng một chữ và có độ dài tối đa là
64 ký tự (không sử dụng các ký tự đặc biệt, không kết thúc tên biến bằng dấu chấm “.”)
b. Type: loại dữ liệu của biến.
HÌNH 1
Nhấp vào góc phải của ô Type sẽ hiện ra các lựa chọn khác nhau để quy định loại dữ liệu
c. Measure: thang đo
Trong SPSS 12.0 có 3 loại thang đo: Scale, Nominal và Ordinal.
• Scale: cho biết dữ liệu là những con số định lượng (ví dụ: thu nhập, tuổi, chiều cao
…).
• Nominal: dữ liệu là chữ hoặc con số định tính (ví dụ: nam, nữ, hay 0, 1).
• Ordinal: dữ liệu là chữ hoặc con số định tính nhưng chú ý đến thứ bậc, mức độ
cao thấp, nặng nhẹ… (ví dụ: thấp, trung bình, cao; kịch liệt phản đối, phản đối,
nhất trí, nhất trí cao).
2. Tạo biến giả
Giả sử chúng ta có bộ dữ liệu sau được import từ Excel:
HÌNH 2
Quốc Duy 4