Khả năng hợp tác thương mại với Việt Nam

Một phần của tài liệu THƯƠNG mại của CHDCND lào và KHẢ NĂNG hợp tác với VIỆT NAM (Trang 32 - 35)

- Hoạt động thương mại với Thailand

3.3Khả năng hợp tác thương mại với Việt Nam

THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM – LÀO VÀ KHẢ NĂNG HỢP TÁC TRONG TƯƠNG LA

3.3Khả năng hợp tác thương mại với Việt Nam

Quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam – Lào đã được chủ tịch Hồ Chí Minh và chủ tích Cayxon Poomvihan dày công vun đắp vẫn đang được Đảng, chính quyền và nhân dân hai nước củng cố bền vững, phát triển ngày càng tốt đẹp. Mối quan hệ này đã trải qua nhiều thử thách, trở thành nhân tố quan trọng thúc đẩy sự nghiệp cách mạng của mỗi nước. Trong thời gian vừa qua, một loạt các hiệp định giữa hai nước được kí kết như: Hiệp định về hợp tác kinh tế, văn hóa, khao học, kỹ thuật; Hiệp định về vận tải, Quy chế về hàng hóa của Lào quá cảnh lãnh thổ Việt Nam; Thỏa thuận để tạo điều kiện thuận lợi cho người, phương tiện và hàng hóa qua biên giới; Hiệp định thương mại song phương; Nghị định thư về trao đổi hàng hóa qua biên giới… tạo điều kiện hợp tác và trao đổi kinh tế, thương mại giữa hai nước.

Cùng với quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam – Lào không ngừng được củng cố, quan hệ giao thương giữa hai nước cũng ngày càng phát triển. Chỉ tính thập niên những năm 2000, quan hệ tương mại Việt Nam – Lào khởi sắc và từng bước phát triển mạnh, kim ngạch giao thương hai chiều không ngừng tăng nhanh với tốc độ trung bình 20-30%/năm, từ mức khiêm tốn khoảng 45 triệu USD/năm vào những năm 1990 đã lên con số ấn tượng: hơn 400 triệu USD vào năm 2009.

Bằng nhiều biện pháp như tổ chức Hội chợ thương mại Việt – Lào, Hội nghị giao thương hằng năm ở Thủ đô Viêng-chăn và một số địa phương Lào, ưu đãi thuế suất, tạo điều kiện thuận lợi phát triển thương mại biên giới, ..., tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước năm 2010 đã đạt 490 triệu USD và năm 2011 đạt 743 triệu USD và trong 4 tháng đầu năm 2012, đạt 342 triệu USD, tăng 55,4 % so với cùng kỳ năm trước, là những bước tăng trưởng rất khả quan. Việt Nam xuất sang Lào chủ yếu là xăng dầu, sắt thép, phương tiện vận tải và phụ tùng, than đá, rau quả, quần áo, ...và nhập từ Lào chủ yếu là gỗ nguyên liệu, kim loại thường và ngô.

Theo Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Việt Nam hợp tác và đầu tư tại Lào Nguyễn Đức Mộc, là người lăn lộn với thị trường Lào không dưới mười năm, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam những năm gần đây rất được ưa chuộng tại Lào và đang chiếm số lượng khá cao so với hàng hóa các nước khác, nhất là ở các tỉnh Nam và Bắc Lào. Ngay trong các siêu thị và các chợ ở Thủ đô Viêng-chăn, là thị trường khá “chảnh”, các mặt hàng thực phẩm, gia dụng Việt Nam đã chiếm tỷ lệ không còn khiêm tốn như trước nữa. Theo ông Mộc, việc đầu tư sản xuất và giao thương các mặt hàng có sẵn nguyên liệu tại Lào như các sản phẩm giấy, gỗ chế biến, thức ăn gia súc, ...đang còn bỏ ngõ. Việt Nam và Lào đang đẩy mạnh quan hệ thương mại, trong đó có việc triển khai thực hiện các nội dung Đề án phát triển thương mại

giữa hai nước giai đoạn 2008-2015, xây dựng quy hoạch phát triển mạng lưới chợ biên giới, thúc đẩy thương mại biên giới, phát triển các khu kinh tế cửa khẩu,... nhằm đưa tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước lên 2 tỷ USD vào năm 2015.

Trong năm 2012, Việt Nam đã hoàn thiện thêm mạng lưới xúc tiến thương mại tại Lào, làm “bệ đỡ” hữu hiệu cho DN thâm nhập thị trường, giúp gắn kết nền sản xuất và thị trường của Việt Nam- Lào. Quan hệ thương mại và hợp tác công nghiệp Việt Nam- Lào còn nhiều tiềm năng và không gian để phát triển. Trong đó, các lĩnh vực được đánh giá là có thuận lợi nhất là năng lượng (thủy điện, dầu khí, phân phối xăng dầu...), khai khoáng, nông nghiệp (cà phê, cao su...), hàng tiêu dùng... hứa hẹn tăng tốc mạnh mẽ trong tương lai gần. Để hiện thực hóa tiềm năng đó bằng những con số thực tế, Việt Nam- Lào có chương trình ưu đãi về thuế quan cho một số sản phẩm của nhau. Theo đó, khoảng 95% hàng hóa có xuất xứ Việt Nam xuất khẩu vào Lào và ngược lại được miễn giảm thuế. Một điểm tạo đột phá mới cho hợp tác Việt Nam- Lào là tiềm năng kinh tế giữa các địa phương biên giới hai nước, khu vực rộng lớn bao gồm 10 tỉnh của Việt Nam và 10 tỉnh của Lào, với nhiều nguồn lực kinh tế mạnh nhưng hiện vẫn chưa được khai thác nhiều. Nhận rõ tiềm năng và vai trò của giao lưu kinh tế biên giới, hàng năm, Việt Nam và Lào tổ chức hội nghị thương mại biên giới nhằm trao đổi những biện pháp thúc đẩy mạnh hình thức hợp tác nhiều lợi ích này. Năm 2012, hai nước đã phối hợp hoàn thành Quy hoạch mạng lưới chợ biên giới Việt Nam- Lào đến năm 2020, việc đầu tiên đã được triển khai là dự án nâng cấp chợ Đăm Đin (Xiêng Khoảng). Hệ thống chợ biên giới tạo điều kiện cho giao thương giữa các địa phương biên giới, qua đó làm “phát lộ” những cơ hội hợp tác, khai thác thế mạnh của nhau.

Thời gian qua, việc tổ chức nhiều sự kiện giao thương giữa Việt Nam và Lào đã cho thấy hiệu quả thực sự của hợp tác kinh tế hai bên. Do vậy, để nâng quy mô và chất lượng của quan hệ kinh tế hai nước, cũng như để hàng Việt Nam đứng chân vững chắc tại nước bạn, rất cần thêm những hoạt động hỗ trợ thị trường như tổ chức hội chợ Việt Nam ở Lào, xây dựng mạng lưới phân phối, tổ chức các đoàn giao thương tại nhiều địa phương của Lào...Chắc chắn rằng, quan hệ thương mại Việt – Lào sẽ ngày càng phát triển không ngừng – giống như tình hữu nghị lâu đời giữa hai nước vậy.

KẾT LUẬN

Quan hệ Việt Nam – Lào đã được chủ tịch Hồ Chí Minh và chủ tịch Cayxon Poomvihan dày công vun đắp, trải qua bao thăng trầm thử thách của lịch sử, mối quan hệ này ngày càng trở nên tốt đẹp hơn trên tinh thần: “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”, trong đó không thể không thể nhắc tới quan hệ thương mại mà chủ yếu là hoạt động xuất nhập khẩu hai chiều giữa hai nước. Trong hoạt động xuất nhập khẩu, hai bên vừa là bạn hàng, vừa là đối tác tin cậy của nhau. Việt Nam là thị trường xuất khẩu đứng thứ 3 của Lào. Lào cũng là thị trường xuất khẩu chiến lược của Việt Nam. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, sự phát triển của nền kinh tế tri thức cũng như điều kiện kinh tế mỗi nước thì nghiên cứu quan hệ thương mại Việt Nam – Lào là công việc cần thiết để hai nước tận dụng được cơ hội vượt qua những thách thức, góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển của đất nước

Một phần của tài liệu THƯƠNG mại của CHDCND lào và KHẢ NĂNG hợp tác với VIỆT NAM (Trang 32 - 35)