Quy định về phương thức giám sát

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT về KINH DOANH bảo HIỂM NHÂN THỌ ở VIỆT NAM NHỮNG vấn đề lý LUẬN và THỰC TIỄN tt (Trang 25 - 27)

Thứ nhất, quy định cụ thể phương thức giám sát gián tiếp áp dụng trong trường hợp như giám sát thông qua hoạt động cấp phép, phê chuẩn hoặc chấp thuận của Bộ Tài chính; hoạt động đánh giá các báo cáo định kỳ do DNBH gửi theo quy định.

Thứ hai, quy định cụ thể phương thức giám sát trực tiếp áp dụng trong những trường hợp giám sát thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với DNBH. Về nội dung, cần quy định để phân biệt rõ trong trường hợp nào thì kiểm tra, trường hợp nào cần thanh tra.

KẾT LUẬN CỦA LUẬN ÁN

Thông qua việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn pháp luật kinh doanh BHNT, có thể rút ra những kết luận chính sau đây:

Việc xây dựng nội dung lý luận về pháp luật kinh doanh BHNT có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc đánh giá các quy định pháp luật trên thực tiễn, từ đó mới có thể đề xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật đảm bảo tính khả thi, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Bên cạnh những thành tựu, pháp luật kinh doanh BHNT còn rất nhiều bất cập cần được sửa đổi, bổ sung và việc hoàn thiện pháp luật là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Thứ nhất, hệ thống quy định về DNBH còn chưa hoàn thiện về cấu trúc bộ máy quản lý, hoạt động cung ứng dịch vụ BHNT, hoạt động đầu tư, các quy định khả năng thanh toán và quy định về Quỹ BVNĐBH.

Thứ hai, các quy định về HĐBHNT còn nhiều bất cập như quy định chưa hợp lý những người tham gia bảo hiểm, nội dung HĐBHNT còn sơ sài và thiếu nhiều quy định quan trọng, hình thức HĐBHNT còn chưa quy định cụ thể v.v..

Thứ ba, nội dung quy định về giám sát còn thiếu nhiều quy định về công khai và minh bạch thông tin, hệ thống các cơ quan giám sát và cơ chế giám sát còn hạn chế, cũng như chưa có quy định cụ thể về phương thức và quy trình giám sát.

Từ những đánh giá về thực trạng pháp luật, luận án đã đề xuất những giải pháp để hoàn thiện pháp luật trên cơ sở đảm bảo đúng định hướng phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam trong thời gian tới và phù hợp thông lệ quốc tế.

Kết quả nghiên cứu của luận án đã chỉ ra rằng: Nhận thức đúng bản chất quan hệ pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh BHNT để từ đó sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về kinh doanh BHNT theo những đề xuất trong luận án là giải pháp quan trọng góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm thúc đẩy sự phát triển của thị trường bảo hiểm nói chung và thị trường BHNT nói riêng, đáp ứng nhu cầu nội tại của nền kinh tế và hội nhập quốc tế, đảm bảo phát triển bền vững và đồng bộ hệ thống thị trường tài chính ở Việt Nam./.

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT về KINH DOANH bảo HIỂM NHÂN THỌ ở VIỆT NAM NHỮNG vấn đề lý LUẬN và THỰC TIỄN tt (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(27 trang)