Tình hình xuất khẩu mực tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tối ưu hóa các điều kiện bảo quản mực nguyên liệu bằng chế phẩm sinh học (Trang 34 - 36)

Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nói chung và xuất khẩu mực đã có những bước tiến vượt bậc trong gần 20 năm qua. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản từ mức thấp 550 triệu năm 1995 đã có những bước tăng trưởng mạnh mẽ qua từng năm với mức tăng trưởng bình quân 15.6%/năm. Quá trình tăng trưởng này đã đưa Việt Nam trở thành một trong 5 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới, giữ vai trò chủ đạo cung cấp nguồn thủy sản toàn cầu.Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã có những thống kê so sánh về tình hình xuất khẩu mực, bạch tuộc năm 2015 như sau:

Báo cáo xuất khẩu thủy sản quý I/2015 củaHiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP),Việt Nam xuất khẩu thủy sản sang 140 thị trường đạt giá trị 1.65 tỷ USD, giảm 17.4% so với cùng kỳ năm ngoái trong đó xuất khẩu mực bạch tuộc chiếm tỷ trọng 5.6% và giảm 5% [26].

Hình 1.6Sản phẩm thủy sản xuất khẩu chính 3 tháng đầu năm 2014 và 2015

Năm 2014, Hàn Quốc là điểm sáng nhất trong xuất khẩu mực, bạch tuộc Việt Nam và tháng 1/2015, Xuất khẩu mặt hàng này sang Hàn Quốc tăng khả quan,

19.2% so với cùng kỳ năm trước. Trong 3 tháng đầu năm 2015, giá trị xuất khẩu mực, bạch tuộc sang Hàn Quốc đạt 35.8 triệu USD đã chiếm đến 41.2% tổng giá trị xuất khẩu.

EU hiện là thị trường nhập khẩu mực và bạch tuộc lớn thứ 4 của Việt Nam sau Hàn Quốc, Nhật bản và Asean, chiếm 11.7% tỷ trọng.

Trong nhóm hàng mực và bạch tuộc, EU nhập khẩu nhiều nhất là mực đông lạnh với giá trị trong năm 2014 đạt 1.2 tỷ USD, tiếp đến là sản phẩm bạch tuộc đông lạnh với giá trị đạt 812 triệu USD.

Đức hiện là nước nhập khẩu mực và bạch tuộc lớn thứ nhất, với giá trị nhập khẩu từ 1/1/2015 đến 15/4/2015 đạt 1.43 triệu USD, tăng 36.9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Xuất khẩu mực và bạch tuộc Việt Nam sang thị trường Hà Lan đạt giá trị 955 nghìn USD, tăng 14.6% so với cùng kỳ năm 2014.

Bảng 1.10. Nhập khẩu sản phẩm mực, bạch tuộc của EU [30].

Nhập khẩu sản phẩm mực, bạch tuộc của EU (đơn vị tính: Nghìn USD)

Sản phẩm 2010 2011 2012 2013 2014 Mực đông lạnh 1.279.997 1.532.037 1.360.736 1.199.129 1.225.787 Bạch tuộc đông lạnh 653.277 1.003.956 742.255 587.900 812.352 Mực sống, tươi, ướp lạnh 153.204 171.521 166.880 157.801 163.377 Bạch tuộc sống, tươi, ướp lạnh 49.972 65.441 55.120 49.472 57.628 Mực chế biến - - 69.330 77.791 85.885 Bạch tuộc chế biến - - 19.047 15.488 18.272

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, 4 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu mực và bạch tuộc sang Mỹ đạt giá trị 1,49 triệu USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2014. Mỹ hiện là thị trường nhập khẩu mực và bạch tuộc lớn thứ 6 của Việt Nam sau Hàn Quốc, Nhật Bản, Asean, EU, Trung Quốcvà Hong Kong, chiếm 1.3% tỷ trọng [29].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tối ưu hóa các điều kiện bảo quản mực nguyên liệu bằng chế phẩm sinh học (Trang 34 - 36)