Bút pháp chấm phá phách ọa

Một phần của tài liệu tinh thần lạc quan trong nhật kí trong tù của hồ chí minh (Trang 81 - 113)

Nhắc đến thơ Đường ta thường nói đến bút pháp chấm phá – một trong

những nét độc đáo tạo nên ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Bút pháp chấm

phá phác họa hay còn gọi là vẽ mây nảy trăng. Đây là một trong những bút pháp

nghệ thuật được Bác vận dụng nhiều trong thơ. Chỉ với vài nét vẽ, Hồ Chí Minh đã

để lại trong lòng người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc. Nhật kí trong tù là một tập thơ được Bác vận dụng rất thành công bút pháp nghệ thuật này. Và tinh thần lạc quan là một trong những nội dung tiêu biểu của tập thơ mà khi nhắc đến Nhật kí trong tù thì

81

bất kì ai cũng đều trân trọng và tự hào về những phẩm chất cao quý, trong sáng, về

tinh thần lạc quan yêu đời của Bác.

Ở nhiều bài thơ trong tập thơ Bác đã vận dụng rất thành công bút pháp nghệ

thuật này. Có thể kểđến đầu tiên là bài thơ Mộ (Chiều tối), một trong những bài thơ được Bác sáng tác nhằm ghi lại khung cảnh chuyển lao. Trên quãng đường chuyển lao khổ ải từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo (Quảng Tây, Trung Quốc), Bác đã viết liền

năm bài thơ, và M là bài thơ thứ ba:

Phiên âm:

“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ

Cô vân mạn mạn độ thiên không

Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng”

Dịch thơ:

“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ, Chòm mây lơ lửng giữa tầng không; Cô em xóm núi xay ngô tối,

Xay hết, lò than đã rực hồng.”

Bài thơ được mở đầu bằng hai hình ảnh mang đậm nét cốt cách Đường thi

với những nét chấm phá cổ điển: một cánh chim chiều, một chòm mây lẻ loi (cô) chầm chậm (mạn mạn) lướt trên nền trời:

“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ, Cô vân mạn mạn độ thiên không”

Chỉ vài nét phác họa, hai câu thơ đã vẽ nên một bức tranh nên thơ, yên bình của cuộc sống: chim bay về rừng tìm chốn trú ngụ, đám mây lẻ loi trôi lừng lờ trên bầu trời chiều…chỉ vài nét chấm phá , nhưng bức họa phong cảnh đã hiện ra rõ. Ở

hai câu thơ này, còn được mởđầu bằng phong vị quen thuộc của thơ xưa. Trong thơ

Bà Huyện Thanh Quan cũng xuất hiện nhiều hình ảnh chiều tà, và đó thường là những khung cảnh xúc động lòng người bởi bầu không khí buồn man mác:

“Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn”

82

“Nền cũ lâu đài bóng tịch dương”

(Thăng Long thành hoài cổ)

“Bước tới đèo Ngang bóng xế tà”

(Qua đèo Ngang)

Bác cũng là một người xa quê, đang trong cảnh đất khách quê người nên không thể tránh khỏi chút băn khoăn, suy tư trước cảnh ngày tàn. Cánh chim mỏi mệt (quyện điểu) bay về rừng tìm nơi trú ẩn, cánh chim ởđây vừa mang ý nghĩa để

chỉ thời gian, vừa mang ý nghĩa chỉ không gian.Nhưng cánh chim ởđây không phải

là cánh chim mà ta thường gặp trong thơ xưa:

“Con chim bạt gió lạc loài kêu sương”

(Chinh ph ngâm – Đặng Trn Côn)

Hay là:

“Chim hôm thoi thót về rừng”

(Truyn Kiu – Nguyn Du)

Hay trong thơ của Bà Huyện Thanh Quan:

“Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi”

(Chiu hôm nh nhà)

Hoặc:

“Mây vẩn tầng không chim bay đi”

(Đây mùa thu tới – Xuân Diu)

Trong những câu thơ trên cánh chim thường gợi cho ta liên tưởng đến những

vần thơ đẹp. Còn hình ảnh cánh chim trong thơ Hồ Chí Minh là cánh chim “mỏi”

đang tìm về với sự sống thường ngày. Và cũng vì thế mà cánh chim ởđây có “hồn”

và mang đầy tâm trạng của nhân vật trữ tình. Ởđây có sựtương đồng, giao hòa giữa

con người và thiên nhiên: cánh chim mỏi mệt kiếm ăn trong suốt ngày dài và người

83

ảnh chòm mây. Nhưng nếu hiểu đúng nghĩa của phần phiên âm phải là: “Chòm mây lẻ loi lững lờ trôi qua lưng trời”. Còn phần dịch thơ chỉ là chòm mây trôi nhẹ nếu dịch như vậy đã đánh mất chữ “cô” (lẻ loi) trong “cô vân” và nhịp bay rất chậm của chòm mây “mạn mạn”. Các từ: “quyện”, “cô”, “mạn mạn” trong hai câu thơ

có sức gợi tả và biểu cảm đặc sắc về cảnh vật thoáng một vẻ buồn, mỏi mệt và cô

đơn:

“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ, Cô vân mạn mạn độ thiên không”

Với chòm mây ấy, không gian trở nên mênh mông, vô tận hơn còn thời gian

dường như đã ngừng trôi. Người ngắm nó phải có một phong thái ung dung, tinh

thần luôn tự do thì mới có được những cảm nhận tinh tếnhư vậy. Chỉ vài nét chấm

phá đơn sơ, nhưng câu thơ lại mở ra không gian bát ngát, cao rộng, trong trẻo, êm ả

và thanh bình. Nhà thơ đã vận dụng một cách tự nhiên và khéo léo một nét khá quen thuộc trong thi pháp cổđiển tả ít mà gợi nhiều, dùng điểm vẽ diện, lấy động tả

tĩnh, lấy cái cực nhỏ để diễn tả cái bát ngát, mênh mông…Chỉ một cánh chim bay

về rừng mà đã diễn tả và gợi ra một không gian êm đềm, tĩnh lặng… “Chỉ một chòm mây đang lướt nhẹ giữa nền trời mà gợi ra cả một bầu trời bát ngát, xanh trong, thi vị…Những hình ảnh quen thuộc và cổ kính, giàu sức khơi gợi giúp ta hình dung thật rõ nét cảnh chiều miền sơn dã. Câu thơ ấy làm cho ta gợi nhớ cánh chim

trong thơ Nguyễn Du (chim hôm thoi thót về rừng), và một tầng mây trong thơ

Nguyễn Khuyến (tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt) và xa hơn gợi nhớ những câu thơ

quen thuộc của Lí Bạch (chúng điểu cao phi tận – cô vân độc khứ nhàn) hay Thôi Hiệu (bạch vân thiên tải không du du).”[11, tr. 101].

Qua những vần thơ cổ điển trên, ta bỗng nhận ra một nét chung trong tâm hồn và cốt cách của các bậc thi sĩ đó là phong thái ung dung, thanh cao như muốn

vượt lên trên tất cả.

Đó là sự giao cảm của con người với thiên nhiên, với tạo vật, cái tôi trữ tình

đã hòa lần vào thiên nhiên, ngoại cảnh. Một cánh chim cuối ngày mỏi mệt đang bay

về rừng, một chòm mây lẻ loi, chầm chậm trôi gợi lên bầu trời trong ngắt, tĩnh lặng.

84

mà đọc hai câu thơ ấy ta vẫn cảm nhận được một buổi chiều tối tràn ngập trong

không gian. Đó chính là những nét họa vừa cổđiển vừa gần gũi, giàu sức gợi ấy đã giúp chúng ta hình dung rõ cảnh chiều tối miền rừng núi và cách cảm nhận độc đáo

của Bác.

Sau hai nét vẽ về thiên nhiên, nhà thơ chuyển sang miêu tả bức tranh xóm núi. Một cảnh bình dịtrong lao động của cuộc sống đời thường: “Từ hình ảnh, ngôn từ, đến âm điệu thơ đều chứng tỏ vẻđẹp khác thường của cảnh và người. Cho ta vẻ đẹp một tâm hồn thiết tha gắn bó với sự sống, với con người lao động, một tấm lòng trìu mến và đang thầm khát khao hạnh phúc bình dị, ấm cúng của tình cảm gia

đình, vẻđẹp một tinh thần tự quên mình đến triệt để. Lúc này người tù Hồ Chí Minh không tự ngẫm, tự than về cảnh ngộ bản thân mà “hướng ngoại” đến cùng.”[22, tr. 497 - 498].

Ở Bác cảm quan thiên nhiên thường gắn liền với cảm quan lao động. Bác

thường tìm đến vẻđẹp của thiên nhiên trong mối quan hệ với sinh hoạt đời thường

của nhân dân lao động:

“Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng”

Thiếu nữxóm núi đang xay ngô. Ngô xay xong thì lò than đã rực hồng. “Sơn

thôn thiếu nữ” là hình ảnh trung tâm của bức tranh sinh hoạt và là trung tâm của cả bài thơ. Bác đã rất tinh tế trong việc sử dụng ngôn ngữ. Ở đây, ngôn ngữđược kết hợp nhau một cách hài hòa, liên hoàn: “ma bao túc” rồi lại “bao túc ma hoàn”để

diễn tả sự chuyển động theo vòng tròn của chiếc cối xay ngô, đồng thời nó còn thể

hiện được đức tính cần cù, chịu khó của cô em xóm núi. Chiều tối dần, bóng tối bắt

đầu bao phủ từ từ, hình ảnh “lò than đã rực hồng” (lô dĩ hồng) là một nét vẽ rất độc

đáo và ấn tượng. Cảnh vật thật bình dị, đơn sơ nhưng thật ấm áp và đầy sức sống.

Thiếu nữ và lò than hồng là hai nét vẽ khỏe khoắn và đậm nét, lung linh ánh sáng,

nhà thơ đã đặt con người vào vị trí chủ thể của thiên nhiên. Chỉ một chữ“hồng”

đặt hẳn con người và cuộc sống vào vị trí trung tâm, xua tan cái ảm đạm, uể oải, bóng tối của thiên nhiên, và bài thơ từ màu sắc cổđiển, bỗng tỏa sáng một tinh thần

85

hiện đại. Điều đó chứng tỏ rằng màu sắc cổđiển và hiện đại được kết hợp một cách hài hòa trong thơ Bác.

Có thể nói Mộ là một trong những bài thơ hay trong Nhật kí trong tù. Chất

thơ vừa tự nhiên vừa sâu sắc, chất trẻ trung, hiện đại kết hợp hài hòa với màu sắc cổ điển. Hồn thơ bay bổng, vượt lên trên khổ ải, dạt dào cảm xúc trước vẻ đẹp của thiên nhiên, tha thiết trân trọng và yêu quý cuộc sống đời thường của người lao

động. Dù Bác đang bịđày đọa trong cảnh chuyển lao khổ cực nhưng cảbài thơ ta

chỉ thấy niềm vui, sự giao hòa với thiên nhiên với ngoại cảnh và sâu xa hơn đó là

một niềm lạc quan, tin tưởng vào tương lai.

Bài thơ chỉ với bốn nét vẽ: cánh chim chiều, chòm mây lẻ loi trôi chầm chậm, thiếu nữ và lò than đỏ rực hồng nhưng đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

Bài Giải đi sớm cũng là một trong những bài thơ được Người vận dụng thành công bút pháp chấm phá phác họa. Với bốn câu thơ đã tái hiện được một cuộc hành trình bị áp giải:

Phiên âm:

“Nhất thứkê đề dạ vị lan,

Quần tinh ủng nguyệt thướng thu san; Chinh nhân dĩ tại chinh đồthượng, Nghênh diện thu phong trận trận hàn.”

Dịch thơ:

“Gà gáy một lần đêm chửa tan, Chòm sao nâng nguyệt vượt lên ngàn;

Người đi cất bước trên đường thẳm, Rát mặt đêm thu trận gió hàn.”

Mởđầu bài thơ Bác đã gợi lên thời điểm của cuộc chuyển lao:

“Nhất thứkê đề dạ vị lan”

Đó là tiếng gà gáy một lần chuyển canh, là khoảng thời gian còn rất sớm. Đó

là khoảng thời gian mà mọi người còn đang chìm trong giấc ngủ ngon. Vậy mà Bác

đã phải bị áp giải đi. Tiếng gà gáy - âm thanh dân dã, quen thuộc ấy đêm nay lại cất

lên nơi đất khách quê người xa lạ gợi lên trong lòng người tù biết bao nỗi niềm. Câu

86

“Quần tinh ủng nguyệt thướng thu san”

Ở đây, trăng sao đã được nhân hóa: chòm sao nâng vầng trăng lên đỉnh núi

mùa thu. Một nét vẽ tạo hình trong trạng thái động của thiên nhiên làm cho trăng

sao trở nên hữu tình, có sức sống hơn. Trong cảnh tù đày, khổ ải “chinh nhân”

không cảm thấy cô đơn vì đã có trăng sao làm bạn, vẫn ngước nhìn lên bầu trời,

hướng về “thu san”để tận hưởng vẻđẹp của vũ trụ. Trăng sao như người bạn tri kỉ đồng hành cùng Bác trên suốt chặng đường bị áp giải. Đây là một nét vẽ rất tinh tế

và cổđiển, chấm phá cảnh trăng sao, lấy ngoại cảnh để biểu hiện tâm cảnh của nhân vật trữ tình, của nhà thơ hay của “chinh nhân”. Phải có một niềm giao cảm đặc biệt với thiên nhiên, một bản lĩnh phi thường, một tâm hồn lạc quan, yêu đời thì người tù mới có thểvượt qua được nỗi khó nhọc, làm chủ hoàn cảnh để có thể cảm nhận

được vẻđẹp của đêm thu. Một nét vẽ, một câu thơ đầy ánh sáng trong cuộc đời của

người tù còn phải hứng chịu nhiều cay đắng. Chinh nhân đang hướng về ánh sáng

mà đi tới, mà vượt qua tất cả:

“Chinh nhân dĩ tại chinh đồthượng Nghênh diện thu phong trận trận hàn”

Hai câu thơ này miêu tả hình ảnh người đi đày – người đi xa đang cất bước

trên con đường xa xôi “chinh đồ thượng”. Và lúc này, Bác đã trải qua những ngày

dài bị đày ải, áo quần rách tả tơi. Thân hình tiều tụy, đôi chân mang nặng xiềng

xích, lê bước trước mũi súng của bọn lình áp giải. Từng trận, từng trận…từng trận

gió phương Bắc lạnh lẽo thổi tới tấp vào mặt Bác. “Nghênh diện” diễn tả tư thế

hiên ngang, bất khuất của Bác trên bước đường đày ải. Và cụm từ “trận trận hàn”đó là hình ảnh của nhiều, rất nhiều cơn gió cứ thổi tới tấp, nhiều đợt gió cứ

chồng chất và nối tiếp nhau thổi mạnh và trực tiếp vào Bác. Bốn tiếng ấy hòa nhịp với nhau tạo nên âm hưởng hào hùng. Khi bình về bài thơ này Giáo sư Nguyễn

Đăng Mạnh đã viết: “…Nhịp điệu ấy, âm hưởng ấy khiến cho bài thơ không phải là

tiếng hát đi đày mà là hành khúc trầm hùng” [16, tr. 97].

Nếu ở phần thứ nhất là cảnh đêm tối, gió lạnh, đường xa thì đến phần thứ hai

của bài thơ đó là cảnh bình minh ửng hồng, thời tiết ấm áp. Đó là khung cảnh của

87

“bạch sắc” chuyển nhanh sang màu hồng “dĩ thành hồng”. Cảnh bình minh hiện ra thật tráng lệvà đầy sức sống:

Phiên âm:

“Đông phương bạch sắc dĩ thành hồng, U ám tàn dư tảo nhất không;

Noãn khí bao la toàn vũ trụ, Hành nhân thi hứng hốt gia nồng.”

Dịch thơ:

“Phương đông màu trắng chuyển sang hồng,

Bóng tối đêm tàn, sớm sạch không; Hơi ấm bao la trùm vũ trụ,

Người đi, thi hứng bỗng thêm nồng.”

Ánh sáng đã chuyển hóa từ gam màu lạnh chuyển dần sang màu nóng gợi lên

khung cảnh vui tươi đầy sức sống, màu tương phản đối lập giữa “hồng”“u ám”. Một đêm thu lạnh lẽo đã trôi qua. Trong phần thứ nhất, Bác hiện lên trong tư thế

một “chinh nhân” đang vượt qua khó khăn, gian khổ trên con đường cách mạng

“Chinh nhân dĩ tại chinh đồ thượng”, thì ở cảnh thứhai, Người lại trở thành một

“hành nhân” mà tứ thơ thì lai láng, tràn đầy trong cảnh bình minh ấm áp “Hành nhân thi hứng hốt gia nồng”. Hai câu thơ cuối toát lên một phong thái, một cốt cách

cao đẹp, một tâm hồn lạc quan, yêu đời của người chiến sĩ vĩ đại:

“Noãn khí bao la toàn vũ trụ

Hành nhân thi hứng hốt gia nồng”

Hơi ấm ban mai bao trùm cả bầu trời. Bỗng chốc hồn thơ của người đi đường

càng thêm đượm nồng. “Chinh nhân”đã trở thành “hành nhân”. Bác như quên hết

mọi đau khổ, lòng ấm lên, giao hòa cùng vạn vật. “Thi hứng” dâng lên dạt dào trong lòng. Câu thơ tràn đầy cảm xúc của một phong thái ung dung, tự tại, một tâm hồn lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống.

Cảnh sắc thiên nhiên và nhân vật trữ tình trong bài thơ đã chuyển từ bóng tối ra ánh sáng, từ buồn sang vui, từ “Gà gáy một lần đêm chửa tan” đến “Phương đông màu trắng chuyển sang hồng – Bóng tối đêm tàn, sớm sạch không”.

Từ cảnh gió rét đường xa: “Người đi cất bước trên đường thẳm – Rát mặt

88

vận động theo hướng đi lên, hướng về sự sống, về sự lạc quan, ánh sáng và tương

lai.

Đọc Nhật kí trong tù ta bắt gặp nhiều cảnh chuyển lao của Bác. Có khi Bác

phải bị giải đi trong mưa gió: “Năm mươi ba cây số một ngày – Áo mũ dầm mưa,

rách hết giày”. Cũng có khi bịđày đọa thân xác: “Hôm nay xiềng xích thay dây trói – Mỗi bước leng keng tiếng ngọc rung”. Và cũng có lần: “Lủng lẳng chân treo tựa giảo hình”…Dù vậy, trong nỗi khổ cực, khó nhọc đày đọa đến tột cùng, Bác vẫn toát lên phong thái ung dung, lạc quan, tinh thần kiên cường, bất khuất, chủ động

trước mọi hoàn cảnh: “Vật chất tuy đau khổ - Không nao núng tinh thần”.

Giải đi sớm là một bài thơ đặc sắc chỉ với vài nét chấm phá về trăng sao, về

khung cảnh rạng đông, bình minh đã tô đậm được một phong thái, tâm hồn vĩ đại

Một phần của tài liệu tinh thần lạc quan trong nhật kí trong tù của hồ chí minh (Trang 81 - 113)