1,0 mm mức ồn trong xe do động cơ gây ra là khá lớn, do vậy cần có giải pháp kỹ thuật để giảm tiếng ồn.
KẾT LUẬN CỦA LUẬN ÁN
1- Luận án đã xây dựng mô hình phần tử hữu hạn (PTHH) khung vỏ xe khách 29 chỗ với các kích thích từ động cơ truyền qua chân máy làm khung vỏ xe bị rung gây ra tiếng ồn trong khoang xe (Body Structure – born). Kích thích đầu vào cho mô hình tính toán rung động sàn xe là gia tốc theo ba phƣơng x, y, z đo đƣợc từ kết quả thực nghiệm và đƣa vào mô hình tính toán theo phƣơng pháp LMM (Large Mass Method).
2- Luận án đã xây dựng mô hình PTHH của khối không khí trong khoang xe theo bài toán tƣơng tác phần tử không khí và kết cấu (coupling) để khảo sát độ ồn do khung vỏ xe bị rung gây nên. Kết quả đã xác định đƣợc mô hình phân bố mức áp âm khối không khí trong khoang xe ở các dạng: (1) Dạng kiểu mặt cắt không gian (hình 3.15) để khảo sát mức ồn trong khoang xe tại bất kỳ vị trí nào mong muốn; (2) Dạng bảng số; (3) Dạng đồ thị.
3- Luận án đã khảo sát một số thông số ảnh hƣởng tới mức ồn rung trong khoang xe. Kết quả khảo sát cho thấy mức ồn trong khoang xe chịu ảnh hƣởng nhiều độ cứng và loại vật liệu sử dụng. Các trƣờng hợp khảo sát với
độ dày tấm tôn là 0,8; 1,0; 1,2; 1,5 mm và vật liệu composite đã đƣa ra đƣợc các số liệu cụ thể về độ ồn trong khoang xe. Dựa trên các kết quả này, các nhà sản xuất có thể lựa chọn độ dày của vật liệu hợp lý nhằm giảm độ ồn mà khối lƣợng và giá thành sản phẩm không tăng nhiều.
4- Kết quả nghiên cứu thực nghiệm đã xác định đƣợc gia tốc chuyển vị tại bốn chân máy của động cơ, tại một vị trí trên sàn xe và mức ồn tại vị trí tai ngƣời lái xe. Kết quả này đƣợc sử dụng làm số liệu đầu vào cho mô hình tính toán, đồng thời cho phép so sánh với kết quả lý thuyết nhằm kiểm chứng mô hình đã thiết lập.
5- Với phƣơng pháp luận đã sử dụng nhƣ trên, trong cùng những điều kiện vận hành nhƣ nhau, kết quả tính toán lý thuyết đƣợc so sánh với kết quả thực nghiệm. Sai lệch giữa kết quả tính toán và kết quả đo thể hiện mô hình tính toán có độ chính xác và tin cậy chấp nhận đƣợc. Tuy nhiên, do không đủ điều kiện để xây dựng mô hình tính toán một cách tuyệt đối chính xác, khi thiết lập mô hình NCS đã buộc phải sử dụng một số giả thiết đơn giản hóa. Điều này dẫn đến sai số khá lớn giữa kết quả tính toán và kết quả (14.56 %). 6- Mặc dù còn những khiếm khuyết nhƣ trên, mô hình tính toán ồn rung của
Luận án có thể đƣợc sử dụng để đánh giá chất lƣợng vỏ xe trong quá trình thiết kế và nghiên cứu, khảo sát nhằm đƣa ra đƣợc kết cấu khung vỏ với mức ồn rung là nhỏ nhất.
Kiến nghị đối với các nhà sản xuất lắp ráp:
1-Nếu sử dụng tấm tôn dày 1,2 mm thay cho tấm tôn dày 1,0 mm nhƣ hiện nay thì độ ồn giảm đáng kể mà khối lƣợng và giá thành sẽ không tăng nhiều. Việc sử dụng tôn dày hơn sẽ làm tăng khối lƣợng và giá thành xe. Nhƣ vậy, tấm tôn dày 1,2 mm là hợp lý hơn cả.
2-Trong quá trình thiết kế và chế tạo khung vỏ xe cần lƣu ý đến việc tăng độ cứng của kết cấu khung vỏ bằng các giải pháp có thể nhằm giảm tối đa độ ồn trong khoang xe: gia cố các gân tăng cứng, thay đổi độ cứng vật liệu, phun keo đông cứng, ....
3-Nghiên cứu phát triển khả năng sử dụng tấm vỏ composite thay thể cho tôn truyền thống.
Hƣớng nghiên cứu tiếp theo
Phát triển nghiên cứu đánh giá đầy đủ hơn ảnh hƣởng của các lực kích thích từ mặt đƣờng khi xe chạy, từ tiếng ồn do lốp, từ gió… gây rung động tạo nên tiếng ồn trong khoang xe và các nguồn ồn khác. Trên cơ sở đó, đƣa ra các giải pháp hiệu quả hơn nhằm giảm tối đa tiếng ồn trong khoang xe.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA LUẬN ÁN
1) Do Giao Tien, Le Quynh Mai, Dinh Manh Cuong, Nguyen Trong Hoan, Nguyen Thanh Quang, (2009), Experiment for Analyzing the Effect of the Powertrain Vibration on the Cabin in the Truck LF3070G1, The 15th Asia pacific Automotive Engineering Conference (APAC-15).
2) Nguyễn Thanh Quang, Lê Quỳnh Mai, Đỗ Giao Tiến, Đinh Mạnh Cƣờng, Trần Phúc Hòa, (2009), Áp dụng tiêu chuẩn ISO 8579-1:2002(E) xác định độ ồn của hộp số cơ khí sử dụng trên ôtô, Tạp chí Giao thông vận tải, số 3.2009.
3) Lê Quỳnh Mai, Đỗ Giao Tiến, Đinh Mạnh Cƣờng, Nguyễn Mạnh Trƣờng, Nguyễn Trọng Hoan, Nguyễn Thanh Quang, Nguyễn Thành Nam, (2010), Reseach on Vibration of the Passenger Cars made in Vietnam, D15, The 6th International Conference on Automotive Engineering (ICAE-6), March29-April 2, 2010. BITEC, Bangkok, Thailan.
4) Nguyễn Trọng Hoan, Nguyễn Thanh Quang, Lê Quỳnh Mai, (2013), Thí nghiệm xác định ồn rung khung vỏ xe khách 29 chỗ sản xuất lắp ráp trong nước, Tạp chí Cơ khí Việt Nam, số tháng 9.2013
5) Nguyễn Trọng Hoan, Nguyễn Thanh Quang, Lê Quỳnh Mai, (2013), Khảo sát rung động khung vỏ ô tô khách 29 chỗ trong trường hợp xe nổ máy đứng yên tại chỗ, Tạp chí Cơ khí Việt Nam, số tháng 9.2013
6) Nguyễn Trọng Hoan, Nguyễn Thanh Quang, Lê Quỳnh Mai, (2013), Khảo sát ồn rung khung vỏ ô tô khách 29 chỗ, Tạp chí Cơ khí Việt Nam, số tháng 12.2013