Kết hợp giáo dục tính nhân văn cho thanh thiếu niên Hậu Giang ở gia đình –

Một phần của tài liệu giáo dục tính nhân văn cho thanh thiếu niên ở tỉnh hậu giang hiện nay (Trang 58 - 72)

5. Kết cấu luận văn

2.4. Kết hợp giáo dục tính nhân văn cho thanh thiếu niên Hậu Giang ở gia đình –

gia đình – nhà trường – xã hội.

Giáo dục tính nhân văn cho thanh thiếu niên Hậu Giang hiện nay là vấn đề đang được quan tâm, cần thiết nhất là sự kết hợp củagia đình – nhà trường – xã hội. Cả ba yếu tố này tạo nên một thể thống nhất, tác động, hổ trợ lẫn nhau.

“ Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn.

Giáo dục trong nhà trường dù tốt đến mấy, nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn ” ( Trích bài nói tại Hội nghị cán bộ Đảng trong ngành giáo dục tháng 6/ 1957 ).

Trong lý luận cũng như trong thực tiễn giáo dục, sự thống nhất tác động giáo dục từ nhà trường, gia đình và xã hội được xem là vấn đề có tính nguyên tắc đảm bảo cho mọi hoạt động giáo dục có điều kiện đạt hiệu quả tốt.

Trong việc tổ chức kết hợp các lực lượng giáo dục, gia đình có vai trò và tác động vô cùng quan trọng, là trọng tâm của các hoạt động kết hợp. Gia đình là một tế bào của xã hội, là cái nôi hình thành và phát triển nhân cách cá nhân. Trẻ mới sinh ra tâm hồn như một tờ giấy trắng, vô tư, trong sáng. Do vậy, việc nuôi nấng và chăm sóc con cái trưởng thành là việc làm không khó đối với các bậc cha mẹ nhưng việc giáo dục con cái trở thành một công dân tốt không phải dễ.

Ảnh hưởng giáo dục của gia đình đến với thanh thiếu niên là sớm nhất. Giáo dục con cái trong gia đình không phải chỉ là việc riêng tư của cha mẹ, mà còn là trách nhiệm đạo đức và nghĩa vụ công dân của những người làm cha mẹ. Nó được xác định trong nhiều văn bản pháp luật ở nước ta hiện nay như trong Hiến pháp (1992), Luật Hôn nhân và gia đình (2000), Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em (1991)…gắn với quan hệ máu mủ ruột thịt và tình yêu sâu sắc của cha mẹ với con cái nên giáo dục gia đình mang tính xúc cảm mạnh mẽ, có khả năng cảm hóa rất lớn. Tùy vào điều kiện kinh tế, đời sống của mỗi gia đình mà việc tiến hành giáo dục trong các giai đoạn phát triển của trẻ có các nội dung, hình thức, nhiệm vụ khác nhau. Chẳng hạn ngay từ lứa tuổi mầm non, cha mẹ cần phối hợp với nhà trường quan tâm đến: Chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt, việc rèn luyện các giác quan, phát triển ngôn ngữ, việc dạy trẻ cách ứng xử đúng đắn, giáo dục lòng thương yêu đối với sự vật và con người xung quanh mình. Khi các em vào trường tiểu học, công việc học tập trở thành nhiệm vụ lao động chủ yếu. Vì vậy các bậc cha mẹ phải quan tâm tạo điều kiện thuận lợi như giúp các em rèn luyện các nề nếp thói quen học tập, vệ sinh, mua sắm đồ dùng học tập đầy đủ… Khi các em lên trung học cơ

sở, nhiệm vụ học tập càng nặng nề, thời gian đầu tư cho việc học tăng thêm, đồng thời quan hệ bè bạn, quan hệ xã hội phức tạp hơn. Ngoài việc quan tâm đến kết quả học tập của trẻ, cha mẹ nên dành thời gian chú ý đến các mối quan hệ của con cái với bạn bè, kịp thời phát hiện những lệch lạc do bạn xấu rủ rê, chú ý đến sự phát triển năng khiếu, định hướng việc lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực của con mình. Ở trung học phổ thông, về mặt sinh lý cơ thể cũng như đời sống tâm lý của trẻ có những biến đổi rất mạnh mẽ, chuyển từ trẻ con sang người lớn. Đây là thời kỳ khủng hoảng trong quá trình phát triển của tuổi thanh thiếu niên. Ở giai đoạn này, các em thường muốn thử nghiệm khả năng, mong muốn của cá nhân mình vào thực tiễn cuộc sống. Trong khi vốn sống còn nghèo nàn, khả năng suy xét nông cạn nên thường dẫn đến những va vấp, gây những hậu quả tai hại cho bản thân và gia đình. Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, nhiều em ở độ tuổi này đã sa vào các tệ nạn xã hội như trộm cắp, trấn lột, nghiện hút… làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội.

Từ xưa đến nay gia đình bao giờ cũng giữ vai trò to lớn trong việc giáo dục con cái, truyền tải các giá trị văn hóa từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay, vấn đề “cơm áo gạo tiền” là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng sâu sắc đến việc giáo dục tính nhân văn cho thanh thiếu niên, các bậc cha mẹ vì đời sống vật chất đã lãng quên dần các giá trị của đời sống tinh thần cho con cái, chức năng giáo dục dường như bị xem nhẹ. Thế hệ ông bà lớn tuổi có ý thức coi trọng truyền thống thì lại tách khỏi cuộc sống giới trẻ. Vì thế, trong thời gian tới cần tăng cường trách nhiệm của ông bà, cha mẹ, những người thân trong gia đình trong việc giáo dục những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, định hướng cho thanh thiếu niên có nhân cách đẹp, giàu văn hóa và tính nhân văn.

Gia đình không những là môi trường giáo dục đầu tiên mà còn là môi trường giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách cho mỗi con người, gia đình là môi trường không thể thiếu và cũng không thể thay thế được đối với sự phát triển của mỗi con người. Chẳng hạn, đối với gia đình có ông bà, cha mẹ sống hòa thuận, có điều kiện phát triển về kinh tế, cha mẹ có điều kiện và thời gian chăm sóc, yêu thương và quan tâm đến việc nuôi dạy con cái thì trẻ sẽ có phẩm chất đạo đức tốt.

Còn đối với những gia đình thiếu về vật chất, cha mẹ phải bôn ba lo cuộc sống thì việc giáo dục con cái bị sao lãng.

Bên cạnh điều kiện sống của gia đình, tấm gương đạo đức của cha mẹ cũng là ngọn đuốc soi sáng và giáo dục đạo đức cho con cái. Cha mẹ có lối sống lành mạnh, hòa nhập, sống thiện, sống tốt, có lòng nhân nghĩa và biết quan tâm giúp đỡ mọi người xung quanh, hiếu thảo với ông bà cha mẹ,… thì con cái cũng học tập và có những phẩm chất tốt đẹp của cha mẹ vì “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Ngược lại, nếu trẻ sống trong gia đình mà cha mẹ gây cãi, đánh nhau, rượu chè cờ bạc, hút chích ma túy, cá độ, đá gà,… cũng ảnh hưởng xấu đến việc hình thành nhân cách và đạo đức của trẻ. Có rất ít trường hợp ngoại lệ.

Hơn nữa, cuộc sống hôn nhân của cha mẹ cũng quyết định quá trình hình thành nhân cách lối sống của thanh thiếu niên. Cha mẹ có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, quan tâm, thương yêu giúp đỡ và chia sẽ lẫn nhau những khó khăn trong cuộc sống luôn tạo ra một niềm tin và định hướng cho con cái phát triển. Ngược lại, cuộc sống hôn nhân của cha mẹ không hạnh phúc, đỗ vỡ sẽ tạo ra một áp lực lớn về tinh thần cho con cái, làm cho con cái chán nản, bi quan trong cuộc sống, dễ rơi vào tệ nạn xã hội, đạo đức bị suy thoái.Do đó, trong gia đình ông bà, cha mẹ phải thật sự mẫu mực, làm gương về đạo đức, yêu thương, chăm lo bồi dưỡng thế hệ trẻ.

Có thể nói, gia đình là cái nôi, là nền tảng hình thành nhân cách và hoàn thiện đạo đức cho con người. Thời gian trẻ tiếp xúc với gia đình nhiều hơn thời gian trẻ ở bên ngoài xã hội. Giáo dục gia đình là nền tảng đạo đức con người. Gia đình là nơi con người sinh ra, lớn lên và là môi trường giáo dục đầu tiên về mặt thời gian và gần gũi nhất về mặt không gian đối với tuổi trẻ. Do vậy, cha mẹ cần phải quan tâm giáo dục con cái trưởng thành và trở thành công dân tốt cho xã hội. Mỗi gia đình cần giữ gìn đạo đức, nề nếp gia phong, phát huy các giá trị truyền thống, làm cho các giá trị đó ngày càng tỏa sáng, góp phần bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cao đẹp cho thế hệ thanh thiếu niên. Để việc giáo dục gia đình có hiệu quả tốt, các bậc cha mẹ cần quan tâm xây dựng một gia đình đầy đủ toàn vẹn, trong đó mọi thành viên có nghĩa vụ và trách nhiệm với nhau.

Thường xuyên liên hệ chặt chẽ với nhà trường, đoàn thể để nắm được mục đích giáo dục, có sự phối hợp chặt chẽ. Cụ thể như các bậc cha mẹ cần tham gia tích

cực vào hội phụ huynh của trường, quan tâm giúp đỡ nhà trường xây dựng cơ sở vật chất, các phương tiện dạy học để nhà trường có điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục. Những cuộc họp do nhà trường tổ chức, các bậc phụ huynh cần đi đầy đủ để nắm được yêu cầu giáo dục của nhà trường mà có sự kết hợp. Gia đình cần xây dựng truyền thống “tôn sư trọng đạo”, bảo vệ uy tín thầy cô giáo, tránh các hành vi coi thường thầy cô giáo trước mặt con cái…

Tiếp đó, là sự giáo dục của nhà trường bản chất mỗi con người sinh ra là thánh thiện, là tốt. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”. Vì vậy, bên cạnh sự giáo dục tính nhân vănở gia đình, thì việc giáo dục tính nhân văn cho thanh thiếu niên Hậu Giangở nhà trường cũng rất quan trọng.

Mỗi chúng ta, ai cũng đều trải qua một khoảng thời gian không ít để đến trường học tập. Nhiều gia đình, nhất là ở nông thôn do điều kiện kinh tế khó khăn, phương tiện thông tin liên lạc, nhận thức của cha mẹ còn thấp đã giao phó việc học tập, rèn luyện đạo đức nhân cách của con cái cho nhà trường và xã hội. Điều đó cho thấy ngoài gia đình thì vai trò của nhà trường cũng góp một phần không nhỏ vào việc giáo dục nhân cách cho học sinh sinh viên.

Vì thế, ở các trường trên địa bàn tỉnh Hậu Giang hiện nay, cần thông qua tiết dạy, giáo viên vừa trang bị kiến thức, vừa trang bị kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên chẳng hạn như kỹ năng kiềm chế quản lý cảm xúc, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử….và vừa giáo dục tính nhân văn cho học sinh, sinh viên. Gạt bỏ những tư tưởng suy nghĩ lệch lạc, vì việc giáo dục tính nhân văn là của chung tất cả thầy cô giáo không phân biệt là dạy môn nào, ở vị trí nào.

Nhà trường là nơi đào tạo con người không những về mặt kiến thức mà còn giáo dục về đạo đức, lối sống, cách ứng xử là người có văn hóa. Là nơi dạy cho học sinh sinh viên phải biết giữ kỹ cương, nề nếp học đường, tạo môi trường lý tưởng cho học sinh sinh viên hình thành và phát triển nhân cách. Giáo dục tính nhân văn trong nhà trường là làm cho học sinh, sinh viên nhận thức được những giá trị cần thiết và có ý nghĩa thiết thực cho việc hình thành nhân cách tốt đẹp cho thanh thiếu niên như giàu lòng nhân ái, thương người, tinh thần yêu nước, đức tính cần cù…

Nhà trường cần chú trọng giáo dục tư tưởng nhân văn của Hồ Chí Minh cho học sinh, sinh viên. Lấy tư tưởng nhân văn của Hồ Chí Minh như là định hướng chuẩn mực đạo đức cho học sinh, sinh viên noi theo.

Bên cạnh sự giáo dục của gia đình, nhà trường, để thanh thiếu niên ngày càng hoàn thiện về đạo đức và nhân cách thì không thể thiếu sự quan tâm giáo dục của xã hội. Trong quá trình hội nhập và phát triển hiện nay, cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ đã làm cho những giá trị đạo đức của con người đang đứng trước nguy cơ suy thoái trầm trọng. Việc giao lưu văn hóa ngoại ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị đạo đức của thanh thiếu niên.

Mặt khác, xã hội ngày nay phát triển đa dạng, phong phú. Những mặt trái của sự phát triển nền kinh tế thị trường để lại hậu quả suy thoái về đạo đức. Con người vì lợi nhuận bất chấp thủ đoạn hại nhau, vì lợi sẵn sàng giết nhau… Môi trường sống xung quanh cùng với những tệ nạn xã hội đang diễn ra tràn lan và ngày càng xâm nhập sâu vào học đường cũng là nguyên nhân gây ra sự suy thoái về đạo đức…. Do vậy, chúng ta cần tạo một môi trường xã hội thật sự trong sạch, lành mạnh và phát triển để giáo dục tính nhân văn cho học sinh sinh viên ngày càng tốt đẹp hơn.

Chúng ta không thể phủ nhận vai trò quan trọng của gia đình – nhà trường – xã hội trong việc giáo dục tính nhân văn cho thanh thiếu niên Hậu Giang hiện nay, chính vì vậy cần phải thiết lập được mối quan hệ bền vững giữa gia đình – nhà trường – xã hội. Trong cuộc sống chúng ta luôn có những khó khăn vì nhiều lí do khác nhau, cha mẹ phải chăm lo cuộc sống vật chất và tinh thần cho gia đình nên đôi lúc không thể có được thời gian theo sát con cái để có những biện pháp giáo dục thích hợp hướng con mình theo cái tốt, cái thiện. Do vậy, cha mẹ muốn con trở thành công dân tốt phải tạo sự gắn kết với nhà trường và xã hội. Với nhà trường thì phải không ngừng liên lạc với phụ huynh để hiểu nhiều hơn về học sinh và có giải pháp khắc phục hữu hiệu. Đồng thời cả gia đình, nhà trường và xã hội phải có sự kết nối và thống nhất trong các hoạt động vui chơi giải trí và biện pháp giáo dục cho thanh thiếu niên. Nhà nước phải can thiệp và quản lý những hoạt động văn hóa - xã hội, đảm bảo tạo môi trường sống lành mạnh cho thanh thiếu niên. Chính vì thế, chúng ta phải đặt quan hệ giữa gia đình, nhà - trường - xã hội trong mối quan hệ

biện chứng không thể tách rời nhau. Đây là giải pháp cơ bản nhất để hoàn thiện việc giáo dục tính nhân văn cho thế hệ trẻ hiện nay. Có thể nói rằng, cả ba môi trường này là sự kết hợp liên tục, kế tiếp nhau của quá trình giáo dục đạo đức. Bởi, vì “không phải chỉ có ở nhà trường, có lên lớp, mới học tập tu dưỡng, rèn luyện và tự cải tạo được. Trong mọi hoạt động cách mạng, chúng ta đều có thể và điều phải học tập” [8, tr.342].

Trong sự nghiệp giáo dục nếu lơ là hay buông lỏng một môi trường nào thì chắc chắn sẽ dẫn đến sự thiếu hụt những giá trị nhân văn, sự trống rỗng, thậm chí xuống cấp về đạo đức xã hội. Vì vậy, “Sự xem nhẹ giáo dục đạo đức và lối sống, việc xã hội xem nhẹ vấn đề đời sống gia đình, tình trạng suy thoái của nền giáo dục học đường cũng như xu hướng thương mại hóa các hoạt động văn hóa – xã hội bao gồm cả giáo dục y tế…dẫn tới sự thiếu hụt chất lượng nhân văn…phải được coi là những dấu hiệu nguy hiểm đe dọa sự phát triển bền vững của xã hội” [1, tr.29]

Cần phải tạo một môi trường sống, môi trường giao tiếp và học tập tốt ở gia đình, nhà trường và xã hội. Đây là một trong những yếu tố cần thiết cho sự phát triển nhân cách ở thanh thiếu niên. Có môi trường sống, làm việc và học tập tốt, sẽ làm cho ít học sinh sinh viên có cơ hội trở thành người xấu, không thể phạm tội. Hiện nay, môi trường sống xung quanh rất phức tạp, luôn diễn ra những tệ nạn xã hội ảnh hưởng không tốt đến việc hình thành tư tưởng, đạo đức lối sống của thanh thiếu niên. Do vậy, bản thân của các bậc phụ huynh, giáo viên phải nắm được những hoạt động văn hóa, thương mại, các trò chơi giải trí và con người xung quanh

Một phần của tài liệu giáo dục tính nhân văn cho thanh thiếu niên ở tỉnh hậu giang hiện nay (Trang 58 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)