TRIỂN VỌNG NGÀNH

Một phần của tài liệu KINH TẾ VĨ MÔ & THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN (Trang 25 - 147)

0 1000 2000 -300 300 900 1500 05/01 12/01 19/01 26/01 02/02 09/02 24/02 Mua/ bán ròng Tích lũy Nhật, 23% Mỹ, 18% Đức, 18% Singapore, 9% Quần đảo Cayman, 7% Hàn Quốc, 3% Khác, 22% 15,52 23,19 20,55 17,24 12,55 12,81 FTSE Bursa Malaysia KLCI Jarkarta Composite Index Philippine

SE Index Stock EXCHOf Thai

Index HNX Index VN Index 2,05 2,36 2,84 2,11 1,09 1,80 FTSE Bursa Malaysia KLCI Jarkarta Composite Index Philippine

SE Index Stock EXCHOf Thai

Index

HNX Index VN Index

Diễn biến PE và PB qua các năm

Nguồn: RongViet Research tổng hợp

Rủi ro

Hệ quả của quá trình tái cấu trúc. Nền kinh tế vẫn trong giai đoạn thực hiện tái cấu trúc và năm 2015 được xem là năm cuối cùng của giai đoạn 1, trong đó tái cấu trúc hệ thống ngân hàng vẫn là trọng tâm lớn nhất. Quan sát diễn biến giai đoạn 2012 – 2014, chúng tôi nhận thấy những hệ quả của việc thực hiện tái cấu trúc luôn có những ảnh hưởng không mong muốn, đôi khi gây shock tâm lý cho nhà đầu tư trên sàn chứng khoán.

Kinh tế phục hồi, khả năng chia sẻ dòng vốn của các kênh đầu tư khác càng tăng lên. Trong đó, chúng tôi đánh giá kênh đầu tư ngoại tệ và rủi ro biến động tỷ giá sẽ có ảnh hưởng nhiều nhất đến thị trường chứng khoán do có tính thanh khoản tương đương. Số liệu vĩ mô cho thấy khoảng cách giữa tỷ giá thực (REER) và tỷ giá danh nghĩa (NEER) ngày càng lớn, cường độ và tần suất biến động tỷ giá trên thị trường tự do và trong các ngân hàng đang ngày càng mạnh và nhiều hơn. Những dấu hiệu này cho thấy áp lực đối với việc phá giá VND (với biên độ cao hơn kế hoạch 2% của NHNN) đang ngày càng lớn và có khả năng tạo nên những cơn sốt “tỷ giá” nhất định, đặc biệt vào các mùa cao điểm trong năm và ảnh hưởng tiêu cực đến TTCK.

Ngoài ra, một số rủi ro từ yếu tố bên ngoài khác cũng cần được NĐT quan sát. Trong đó, ba yếu tố cần được quan tâm nhiều nhất là (1) Việc tranh chấp lãnh hải giữa Việt Nam và Trung Quốc, (2) Sự suy thoái kinh tế cũng như biến động chính trị ở khu vực châu Âu, vốn là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam và (3) Các bất ổn về chính trị, tôn giáo đang ngày càng tăng tại nhiều khu vực trên thế giới. 0 1 2 3 4 5 6 0 5 10 15 20 25 30 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 PE_VNIndex PB_VNIndex

TRIỂN VỌNG NGÀNH VÀ LỰA CHỌN CỔ PHIẾU

TRIỂN VỌNG NGÀNH

&

LỰA CHỌN CỔ PHIẾU

TRIỂN VỌNG NGÀNH

Đoàn Thị Thanh Trúc (truc.dtt@vdsc.com.vn)

Với nhận định “nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước cánh cửa của sự phục hồi”, chúng tôi cho rằng cơ hội cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh là rất nhiều nhưng thử thách cũng không nhỏ. Trong đó, mặt bằng lãi suất thấp sẽ tạo thuận lợi cho các công ty thâm dụng vốn vay; niềm tin tiêu dùng tăng làm cơ sở cho các doanh nghiệp hàng tiêu dùng nội địa; TPP và các FTAs mang đến cơ hội trực tiếp cho các ngành thế mạnh của Việt Nam như Dệt may, Thủy sản và gián tiếp tác động đến các ngành Kho vận, Logistic và không thể không đề cập đến các ngành Ngân hàng, Bất động sản dự kiến sẽ phục hồi khả quan với nhiều chính sách hỗ trợ, kéo theo sự tăng trưởng cho lĩnh vực xây dựng và vật liệu xây dựng nói chung.

Tuy nhiên, đối với một số lĩnh vực, cạnh tranh đã bắt đầu tăng lên ngày một rõ rệt, đồng thời thách thức cũng đi kèm với cơ hội. Bảng xếp hạng đánh giá 5 yếu tố cơ bản của ngành dưới đây cho thấy sự chuyển biến nhất định trong quan điểm tổng quan về ngành của chúng tôi.

Tổng hợp kết quả đánh giá định tính ngành Ngành Triển vọng cung-cầu 2015 Yếu tố đầu vào Chính sách Tiềm năng tăng trưởng dài hạn Cải tiến công nghệ Môi trường cạnh tranh Điểm số tổng hợp Quan điểm Vật dụng cá nhân - Dệt may ++ + + ++ + - 4,3 Tích cực Xây dựng ++ - ++ ++ + - 4,2 Tích cực

Dịch vụ & đầu tư bđs + - ++ ++ - 4,2 Tích cực

Kho vận + + + ++ + 4,2 Tích cực Ngân hàng + + + ++ + - 4,2 Tích cực Vật liệu xây dựng ++ + + + 4,1 Tích cực Bán lẻ ô tô ++ + + + - 4,1 Tích cực Bao bì + + ++ + - 4,1 Tích cực Xe hơi và phụ tùng -Săm lốp + ++ + ++ + - 4,1 Tích cực Tiện ích công cộng + + ++ - 4,0 Tích cực Hàng gia dụng + ++ + + -- 4,0 Tích cực Thực phẩm - đồ uống + ++ - ++ + - - 4,0 Tích cực

Bán lẻ thiết bị điện tử ++ + + -- 3,8 Trung lập

Y tế - + + ++ - - - - 3,1 Trung lập

Thủy sản - + + + - - 2,9 Trung lập

Bảo hiểm + - ++ - - 2,6 Trung lập

Hóa chất –Phân bón - + - - - 2,5 Trung lập

DV, PP & trang thiết bị

dầu khí -- - + - 2,4 Trung lập

Kim loại công nghiệp + - -- 2,4 Trung lập

Hóa chất –cao su tự

nhiên - + - ++ - + 2,2 Trung lập

Khoáng sản - + - + + - 1,6 Tiêu cực

Nguồn: RongViet Research

TRIỂN VỌNG NGÀNH VÀ LỰA CHỌN CỔ PHIẾU So với năm 2014, có một sự chuyển dịch về đánh giá triển vọng từ các ngành phòng thủ sang những ngành nhạy cảm với chu kỳ kinh tế. Kết quả đánh giá định tính ngành ở trên cho thấy các ngành mang tính chu kỳ đều đạt mức điểm khá cao về cung-cầu. Trong đó, sự tăng trưởng về doanh thu có khả năng không chỉ đến từ thị trường nội địa mà còn từ thị trường xuất khẩu. Các ngành được chúng tôi đánh giá cao trong năm nay bao gồm: 1- Dệt may, 2- Xây dựng, 3-

Bất động sản, 4-Kho vận, 5- Ngân hàng

Bên cạnh đó, chúng tôi cho rằng 6 ngành trong danh sách được đánh giá tích cực kế tiếp cũng là những ngành đáng quan tâm, bao gồm: 1- VLXD, 2- Bán lẻ ô tô, 3- Bao bì, 4- Săm lốp, 5- Tiện

ích công cộng, 6- Hàng gia dụng và 7- Thực phẩm và đồ uống.

Đối với các ngành còn lại, cơ hội đầu tư chỉ gói gọn trong một số phân khúc nhỏ và một vài doanh nghiệp nổi trội.

CHÚ THÍCH

BẢNG ĐÁNH GIÁ ĐỊNH TÍNH NGÀNH

Bảng đánh giá định tính dựa trên 5 tiêu chí cơ bản: triển vọng cung –cầu năm 2014, chính sách, tiềm năng tăng trưởng dài hạn, cải tiến công nghệ, môi trường cạnh tranh với thang điểm từ 1-5 và phân bổ trọng số các tiêu chí khác nhau giữa các ngành.

Các ngành được đánh giá tích cực là những ngành chúng tôi tin rằng sẽ có nhiều cơ hội tăng trưởng hoặc/và kết quả kinh doanh khả quan trong năm nay. Các ngành trung lập là những ngành tuy có nhiều điểm tích cực nhưng vẫn ẩn chứa khá nhiều rủi ro khách quan và chủ quan, theo chúng tôi, sẽ phù hợp với những nhà đầu tư theo dõi sát diễn biến ngành và chấp nhận rủi ro. Đối với các ngành được đánh giá tiêu cực, cơ hội vẫn luôn mở ra trong trường hợp những khó khăn chính yếu của các ngành này được giải quyết.

GIẢI THÍCH CÁC LOẠI ĐÁNH GIÁ/KHUYẾN NGHỊ

Bên dưới mỗi ngành, chúng tôi có bảng tổng hợp tài chính tóm tắt và quan điểm đối với các cổ phiếu trong ngành. Dưới đây là thuyết minh hệ thống quan điểm đánh giá.

Đối vi các c phiếu mà đnh giá còn hiu lc Khuyến nghị

MUA TÍCH LŨY TRUNG LẬP GIẢM TỶ TRỌNG BÁN LN kỳ vọng

Trung hạn (đến 6 tháng) >20% 10% đến 20% -5% đến 10% -15% đến - 5% <-15%

Dài hạn (trên 6 tháng) >30% 15% đến 30% -10% đến 15% -15% đến -10% <-15%

Đối vi các c phiếu chưa đưc đnh giá

(Các đánh giá được đưa ra thuần túy dựa trên triển vọng kinh doanh của doanh nghiệp)

ĐÁNH GIÁ GIẢI THÍCH

Tích cực Có tiềm năng tăng trưởng hoặc cơ hội để đạt được biên lợi nhuận tốt hơn

Ổn định Hoạt động kinh doanh duy trì ổn định

Kém khả quan Đang hoặc sắp đối mặt với những khó khăn cản trở sự tăng trưởng của doanh nghiệp hoặc có nguy cơ thu hẹp biên lợi nhuận Không đánh giá Là những cổ phiếu không nằm trong danh sách quan tâm của chúng tôi hoặc tính trung lập, khách quan khi đánh giá những cổ phiếu này có khả năng bị ảnh hưởng

T

TRRIINNVVNNGGNNGGÀÀNNHH

DỆT MAY: Tiếp tục tăng trưởng tốt ... 28 XÂY DỰNG: Hiệu ứng lan tỏa từ sự phục hồi của ngành bất động sản ... 33 BẤT ĐỘNG SẢN: Ở bước đầu của sự hồi phục ... 38 KHO VẬN: Cơ hội tăng trưởng từ nhiều yếu tố hỗ trợ ... 45 NGÂN HÀNG: Khó khăn nhất đã ở phía sau ... 52 VẬT LIỆU XÂY DỰNG: Khó khăn đã qua ... 56 NGÀNH BÁN LẺ Ô TÔ: Bức tranh toàn cảnh khả quan ... 61 NGÀNH BAO BÌ: Trên đà tăng trưởng ... 64 XE HƠI PHỤ TÙNG (SĂM LỐP): Tiếp tục hưởng lợi chi phí đầu vào ... 67 TIỆN ÍCH CÔNG CỘNG - ĐIỆN: Ổn định ... 70 HÀNG GIA DỤNG: Kỳ vọng vào thị trường xuất khẩu ... 73 THỰC PHẨM-ĐỒ UỐNG: Cạnh tranh gia tăng ... 77 BÁN LẺ THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ: Sức cầu cao nhưng cạnh tranh đang tăng mạnh... 82 DƯỢC VÀ THIẾT BỊ Y TẾ: Sẽ có nhiều chuyển biến khi cạnh tranh gia tăng ... 85 THỦY SẢN: Bức tranh nhiều mảng sáng tối ... 89 BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ: Khó khăn chưa qua dù có cơ hội tăng trưởng phí ... 94 PHÂN BÓN: Ổn định ... 98 DẦU KHÍ: Tiêu cực nhưng không bi quan ... 101 SẮT THÉP: Cạnh tranh khốc liệt ... 108 CAO SU TỰ NHIÊN: Sản lượng tiêu thụ có thể cải thiện nhưng giá vẫn ở mức thấp ... 112 KHOÁNG SẢN: Chưa phải thời điểm để đầu tư? ... 114 Ngành khác ... 118

TRIỂN VỌNG NGÀNH 2015 | DỆT MAY

DỆT MAY: Tiếp tục tăng trưởng tốt Phạm Thị Hường (huong.pt@vdsc.com.vn)

Triển vọng năm 2015

Ngành dệt may là ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, chỉ sau ngành điện tử về giá trị xuất khẩu hằng năm. Giai đoạn 2010-2014, kim ngạch xuất khẩu của ngành tăng mạnh với tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) ấn tượng 21,6%/năm.

Năm 2015, khi TPP cùng các hip đnh t do thương mi vi Hàn Quc, EU và liên minh

thuế quan Nga - Belarus - Kazakhstan đưc kí kết, cơ hi tăng trưng cho hàng dt may

Vit Nam tiếp tc đưc m rng. Trong đó, trừ hiệp định TPP, các hiệp định nói trên đều đã kết

thúc đàm phán để tiến tới ký kết vào năm 2015. Tuy nhiên, trong những kỳ đàm phán gần đây, Mỹ cũng đã có nhiều động thái để đẩy nhanh việc ký kết hiệp định TPP. Cùng với các hiệp định này, thuế suất đối với hàng dệt may xuất khẩu vào các thị trường chính như Mỹ (trung bình 17- 18%), EU (trung bình 10-12%), Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ được giảm dần theo lộ trình về 0%. Điều này có thể giúp tăng tính cạnh tranh về giá của hàng dệt may Việt Nam, qua đó gia tăng số lượng đơn hàng cũng như doanh thu cho các doanh nghiệp trong ngành. Thực tế, xu hướng chuyển dịch đơn hàng đã bắt đầu hai năm qua với giá trị xuất khẩu năm 2013 và 2014 tăng lần lượt 17,5% và 19%. Khi việc ký kết các hiệp định đã đến gần, xu hướng này được dự báo sẽ tiếp diễn mạnh mẽ trong năm nay, đưa kim ngạch xuất khẩu toàn ngành tăng khoảng 16%, đạt hơn 28 tỷ USD (Hiệp hội dệt may).

Sc khe ca các nn kinh tế ln cũng có nh hưng ln đến trin vng tăng trưng xut

khu hàng dt may Vit Nam. Theo báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2015, IMF nhận

định các nền kinh tế đầu tàu thế giới đang có những tín hiệu hồi phục tích cực. Cụ thể, Mỹ, thị trường xuất khẩu lớn nhất của dệt may Việt Nam (46,9%), đã tăng trưởng GDP đạt 2,4% trong năm 2014. Dù kinh tế EU và Nhật vẫn còn nhiều khó khăn nhưng kim ngạch xuất khẩu dệt may sang hai thị trường này vẫn đạt mức tăng trưởng khá, lần lượt 22,8% và 10,3%. Dưới tác động của các gói nới lỏng định lượng gần đây, có thể kỳ vọng hai nền kinh tế này sẽ có những hồi phục tích cực. Nhìn chung, nhu cầu đối với hàng dệt may Việt Nam tại ba thị trường lớn này được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng khá trong năm nay. Theo dự báo của Hiệp hội dệt may Việt Nam, tỷ lệ tăng trưởng ở các thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản lần lượt đạt 13%, 17% và 9% trong năm 2015.

Bên cnh đó, xu hưng gim giá các nguyên ph liu đu vào như si (si tng hp và si

bông), vi có th vn tiếp din và giúp ci thin biên li nhun cho các doanh nghip dt

may trong năm 2015. Tuy nhiên, sự tác động của giá đầu vào giảm đến từng doanh nghiệp sẽ khác nhau. Cụ thể, các doanh nghiệp chuyên sản xuất nguyên phụ liệu như xơ, sợi sẽ không được hưởng lợi nhiều như các doanh nghiệp ngành may do nhu cầu đối với hàng may mặc tương đối ít co giãn theo giá. Dù vậy, việc giảm giá của vải, đầu vào trực tiếp của ngành may, sẽ có độ trễ nhất định so với xơ sợi. Ngược lại, việc tăng chi phí lương do tác động của việc tăng lương cơ bản (tăng 15%, áp dụng từ 01/01/2015) và nhu cầu về lao động trong ngành càng cao sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chi phí sản xuất của các doanh nghiệp trong ngành, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Đểđón đầu Hip đnh TPP và các hip đnh FTA, nhiu công ty nưc ngoài đã và đang có

nhng hot đng đu tư vào ngành dt may Vit Nam. Tính đến cuối năm 2014, đã có

khoảng 20 dự án đầu tư FDI lớn đầu tư vào ngành dệt may ở tất cả các khâu từ kéo sợi đến đan, dệt, nhuộm, thiết kế và may mặc. Trong đó, một số dự án FDI với quy mô lớn sẽ bắt đầu hoạt động từ năm nay như dự án của Yulun Giang Tô (Trung Quốc) hay Nam Phương Textile (Hồng Kông). Các dự án này có thể góp phần gia tăng nguồn cung nguyên phụ liệu trong nước, giúp các doanh nghiệp Việt Nam tăng tỷ lệ nội địa hóa. Đây là điều cần thiết để các doanh nghiệp dệt may đáp ứng các yêu cầu về xuất xứ của các hiệp định thương mại và giảm sự phụ thuộc vào

nguyên liệu nhập khẩu (khoảng 70%). Tuy nhiên, về dài hạn, sự tham gia của các doanh nghiệp FDI sẽ gây sức ép cạnh tranh về đơn hàng xuất khẩu với các doanh nghiệp nội địa. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nhanh chóng gia tăng năng lực sản xuất để giữ chân khách hàng và duy trì thị phần.

Thực tế, nhiều doanh nghiệp dệt may trong nước đã tiến hành đầu tư thêm theo bốn xu hướng đầu tư chính: (1) mở rộng năng lực gia công hiện hữu (may, thêu); (2) hoàn thiện chu trình sản xuất (xe sợi, dệt, nhuộm); (3) phát triển các sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn (từ CMT lên FOB và ODM) và (4) xây dựng hệ thống bán lẻ để khai thác thị trường nội địa. Trong đó, việc đầu tư nhằm hoàn thiện chu trình sản xuất cũng không dễ thực hiện do các yêu cầu khắt khe về môi trường trong ngành dệt nhuộm và khó khăn trong việc xây dựng đội ngũ thiết kế. Tương tự, việc khai thác thị trường trong nước khá khó khăn do thu nhập đại bộ phận người dân chưa cao và chi phí đầu tư xây dựng hệ thống phân phối là rất lớn. Có thể nói, lãi suất thấp cùng với các chính sách ưu đãi đầu tư mới của chính phủ chỉ mới giúp giải quyết vấn đề về tài chính cho ngành dệt may. Hiệu quả đầu tư cuối cùng vẫn phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm quản lý và khả năng nắm bắt thị trường của từng doanh nghiệp.

Nhân tố chính trong năm 2015

Một phần của tài liệu KINH TẾ VĨ MÔ & THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN (Trang 25 - 147)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)