Các giải pháp tăng cường đầu tư chíều rộng.

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư theo chiều rộng và chiều sâu các doanh nghiệp Việt Nam.DOC (Trang 43 - 45)

III. LIÊN KẾT HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ THEO CHIỀU RỘNGVÀ CHIỀU SÂU.

3.các giải pháp tăng cường đầu tư chíều rộng.

Trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường, ở nước ta còn tồn tại tình trạng doanh nghiệp đông về số lượng nhưng rất manh mún về quy mô. Tình trạng đó đã dẫn đến giá thành sản phẩm cao khả năng cạnh tranh thấp do không tận dụng được lợi thế quy mô. Chính vì vậy xu hướng tất yếu của sự phát triển là cảI thiện nhanh chóng quy mô của doanh nghiệp. Vậy Nhà Nước đã có những giải pháp gì để giúp các doanh nghiệp mở rộng quy mô, tăng cường đầu tư theo chíều rộng.

Thứ nhất, Nhà Nước cần tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm thu hút FDI và ODA. Do đầu tư nước ngoài có vai trò quan trọng hàng đầu trong sự tăng trưởng kinh tế, là nguồn cung cấp vốn cơ bản giúp các doanh nghiệp đầu tư mở rộng quy mô sản xuất. Để giới thiệu quảng cáo cơ hội đầu tư với bên ngoài, Nhà Nước cần tổ chức các đoàn tham quan, khảo sát, tổ chức các hội thảo khoa học, các diễn đàn đầu tư, kinh tế ở khu vực và trên thế giới. Bên cạnh đó, cần tích cực sử dụng các phương tiện truyền thông, xây dựng mạng lưới các văn phòng đại diện ở

nước ngoài nhằm cung cấp thông tin kịp thời, nhanh chóng khi các đối tác có ý định đầu tư vào nước ta.

Thứ hai, Nhà Nước cần tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đồng thời kết hợp đồng bộ với các chính sách khuyến khích đầu tư, đào tạo nhân lực, thị trường và cạnh tranh…

Thứ ba, Nhà Nước đã xây dựng một hệ thống các giải pháp tăng quy mô sản xuất của các doanh nghiệp vừa và nhỏ như các giải pháp về tài chính, tín dụng hỗ trợ phát triển hay các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tự sát nhập với nhau theo mô hình kinh tế mẹ con…

Các giải pháp tài chính tín dụng nhằm hộ trợ cho sự các doanh nghiệp vừa và nhỏ như:

Thực hiện chính sách ưu đãi về thuế nhằm tạo ra khả năng tái đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Thành lập các quỹ hỗ trợ đầu tư, nhằm giúp các doanh nghiệp vay vốn trung và dàI hạn với lãi suất thấp hoặc trợ cấp vốn không hoàn lại nhằm tạo đIều kiện cho việc thành lập doanh nghiệp mới và đầu tư mở rộng doanh nghiệp hiện có. Tuy nhiên để thực hiện có hiệu quả cần có cơ chế đIều hành minh bạch, xác định đúng đối tượng hỗ trợ

Chính phủ thực hiện chính sách lãi suất thấp để kích thích đầu tư. Bên cạnh đó cũng cần phải có những chính sách hỗ trợ như hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tái cấp vốn và mua bán tái chíết khấu các giấy tờ có giá.

Mở rộng tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ như mở rộng khả năng tiếp cận nguồn vốn, mở rộng các hình thức và đIều kiện vay vốn, giảm bớt thủ tục giấy tờ..

Bên cạnh đó, trong giai đoan hiện nay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn có xu hướng sát nhập, liên kết hợp tác với nhau theo mô hình công ty mẹ_con hoặc tập đoàn kinh tế hoặc các công ty đa quốc gia… để có khai thác được lợi thế quy mô, thu lợi nhuận cao, giảm chí phí và có thể đứng vững trong thị trương cạnh tranh

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư theo chiều rộng và chiều sâu các doanh nghiệp Việt Nam.DOC (Trang 43 - 45)