Nhóm giải pháp phát triển bền vững về lĩnh vực kinh tế (gồm có giả

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài nguyệt quế và loài tràm bông đỏ ở việt nam (Trang 25 - 27)

pháp sử dụng và quy hoạch đất nông, lâm nghiệp; giải pháp về khoa học kỹ thuật; giải pháp về vốn đầu tư; giải pháp về dịch vụ phát triển nông, lâm nghiệp; giải pháp về thị trường tiêu thụ).

- Nhóm giải pháp phát triển bền vững về lĩnh vực xã hội (gồm có giải pháp phát triển nguồn nhân lực nông, lâm nghiệp; giải pháp giao đất, giao rừng)

- Nhóm giải pháp phát triển bền vững về lĩnh vực môi trường (gồm có giải pháp phát triển một nền nông nghiệp sạch, thân thiện với môi trường, giải pháp bảo tồn da dạng sinh học, nâng cao độ che phủ rừng)

KẾT LUẬN

A - KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu luận án, NCS rút ra một số kết luận sau:

1. Nghiên cứu cấu trúc đứng CQ tỉnh Thái Nguyên cho thấy, yếu tố nền rắn như địa chất, địa hình là nền tảng cho sự hình thành và phát triển CQ tỉnh Thái Nguyên, phân hóa các lớp CQ khác nhau. Khí hậu, thủy văn là những nhân tố động lực biến đổi CQ Thái Nguyên, thực hiện các chức năng trao đổi và vận chuyển vật chất bên trong cảnh quan và giữa các cảnh quan với nhau. Thảm thực vật là nhân tố điều chỉnh, phục hồi cảnh quan tỉnh Thái Nguyên. Đặc biệt, các hoạt động khai thác tài nguyên đất, nước, khoáng sản... của người dân Thái Nguyên đã làm biến đổi CQ tự nhiên thành cảnh quan nhân sinh.

Qua phân tích cấu trúc THTTN tỉnh Thái Nguyên cho thấy, cấu trúc THTTN tỉnh Thái vừa chịu ảnh hưởng sâu sắc của quy luật phi địa đới, vừa tuân theo quy luật địa đới và chịu sự tác động mạnh mẽ của các hoạt động nhân tác; đã hình thành nên một hệ thống các đơn vị cảnh quan gồm: 1 hệ thống cảnh quan, 1 phụ hệ thống cảnh quan, 3 lớp cảnh quan, 6 phụ lớp cảnh quan, 2 kiểu cảnh quanvà 85 loại cảnh quan.

2. Các tiểu vùng cảnh quan là cơ sở để phân tích, đánh giá tiềm năng, tài nguyên và định hướng phát triển bền vững nông, lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên.

3. Việc đánh giá thích nghi sinh thái các cảnh quan và phân tích các quá trình tự nhiên trong cảnh quan là cơ sở để định hướng không gian cho phát triển bền vững nông, lâm nghiệp theo tiểu vùng CQ.

4. Luận án đưa ra định hướng và ba nhóm giải pháp phát triển bền vững nông, lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên. Việc thực hiện các giải pháp cần phải đồng bộ nhằm phát triển ngành nông, lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên theo hướng hàng hóa, nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và chuyển dịch cơ cấu kinh tế tích cực; giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, cải thiện bộ mặt nông thôn nhưng vẫn đảm bảo được mục tiêu về môi trường sinh thái.

B - KIẾN NGHỊ

- Việc quy hoạch phát triển các CQ cho mục đích bảo tồn, phòng hộ cần được tiến hành thêm điều tra khảo sát thực địa để có thể đưa ra ranh giới vùng lõi, vùng đệm cho sát với tình hình thực tế.

- Cần có chính sách đầu tư đặc biệt đối với trục kinh tế đề xuất phát triển mô hình kinh tế liên kết. Đồng thời, đối với trục kinh tế ưu tiên công tác bảo tồn; phát triển rừng phòng hộ cần có sự quan tâm đến việc nâng cao đời sống cho bà con dân tộc thiểu số nhằm giúp họ yên tâm bảo vệ và phát triển rừng, giảm sự chênh lệch vùng.

CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐỂN LUẬN ÁN

1. Lê Thị Nguyệt (2008), Tài nguyên đất tỉnh Thái Nguyên: tiềm năng, hiện trạng và chiến lược sử dụng bền vững, Kỉ yếu Hội nghị khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ 3, NXB KHKT, Hà Nội.

2. Lê Thị Nguyệt (2010), Đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên hướng tới phát triển bền vững, Kỉ yếu Hội nghị khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ 5, NXB KHTN&CN, Hà Nội.

3. Lê Thị Nguyệt (2011), "Tác động của biến đổi khí hậu đến ngành nông nghiệp Việt Nam", Tạp chí KH&CN Thái Nguyên, số 04, tập 80, ISSN 1859 - 2171, Thái Nguyên.

4. Lê Thị Nguyệt (2012), "Hiện trạng ba loại rừng của tỉnh Thái Nguyên

và giải pháp phát triển bền vững", Tạp chí KH&CN Thái Nguyên, số 12, tập 100, ISSN 1859 - 2171, Thái Nguyên.

5. Nguyễn Lập Dân, Lê Thị Nguyệt (2013), "Đề xuất một số giải pháp

phát triển bền vững nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030", Tạp chí tài nguyên nước, số 02, ISSN 1859 - 3771, Hà Nội.

6. Nguyễn Lập Dân, Lê Thị Nguyệt (2014), Đặc điểm và vai trò của địa hình trong thành tạo cảnh quan tỉnh Thái Nguyên, Kỉ yếu Hội nghị khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ 8, NXB Đại học Sư phạm, TP. Hồ Chí Minh. 7. Lê Thị Nguyệt (2014), Các quan điểm tiếp cận trong nghiên cứu phát triển nông, lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên, Kỉ yếu Hội nghị khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ 8, NXB Đại học Sư phạm, TP. Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài nguyệt quế và loài tràm bông đỏ ở việt nam (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(27 trang)