Cộng đồng địa phương, cộng đồng dân cư là những người trực tiếp gắn bó với rừng, do vậy khi cộng đồng cùng chung tay bảo vệ rừng thì sẽ có hiệu quả rất cao, và nhận được sự ủng hộ của đa phần người dân. Cộng đồng địa phương có thể là các hội, nhóm, … do vậy một số giải pháp về bảo vệ rừng có thể đưa ra đó là:
- Thực hiện đúng, nghiêm chỉnh luật pháp, các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước đưa ra, cũng như các chủ chương chiến lược của địa phương ban hành.
- Lập và trình các kế hoạch, nguyện vọng lên các cấp chính quyền địa phương để cùng có hướng giải quyết phù hợp.
- Phối hợp với các cấp, cơ quan, ban, ngành và các thành viên trong cộng đồng để cùng có kế hoạch quản lý và sử dụng diện tích rừng mà cộng đồng mình quản lý.
- Vận động các thành viên trong cộng đồng ký vào bản cam kết bảo vệ rừng, cũng như bản hương ước, quy ước mà cộng đồng đưa ra để quản lý và bảo vệ rừng cộng đồng và rừng mà cá nhân, gia đình mình được giao.
- Phối hợp với các cán bộ địa phương, các cơ quan, ban, ngành cùng giải quyết, ngăn chặn khi có các sự cố về cháy rừng, hay các mối đe dọa đang xảy ra với rừng tại địa phương.
- Thẳng thắn tố giác và phối hợp cùng cộng đồng, các cấp chính quyền xử lý nghiêm minh các đối tượng có hành vi xâm hại, vi phạm pháp luật về rừng.
Phần 5
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Từ kết quả nghiên cứu về khả năng tích lũy carbon phần trên mặt đất của một số lâm phần rừng phục hồi tự nhiên (IIb) xã Hoàng Nông huyện Đại Từ - tỉnh Thái nguyên với các lâm phần rừng tự nhiên ta có những nhận định như sau:
Các OTC của các lâm phần này được nghiên cứu trên khu rừng còn khá nhiều cây gỗ lâu năm có đường kính lớn, có trữ lượng lớn nhất là 205,71(m3/ha), đường kính trung bình lớn nhất là 28.07cm với Hvn cao nhất là 16,57 m và có mật độ cao nhất là 525 cây/ha
- Tổng sinh khối của một lâm phần biến động mạnh và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Theo tính toán lâm phần trong đó sinh khối trung bình sinh khối cây gỗ 115,484 tấn/ha chiếm 87,61% lớn nhất trong thành phần carbon trên mặt đất, cây bụi thảm tươi Sinh khối trung bình sinh khối là 9,07 tấn/ha chiếm 6,88%. Thảm mục Sinh khối trung bình sinh khối là 7,26 tấn/ha chiếm 5,51%.
- Lượng CO2 tương đương tích lũy của lâm phần dao động từ 190,83 tấn/ha cho đến 325,14 tấn/ha, với tổng giá trị khi quy đổi thành lượng giá đạt được từ 51.873.739,49 VNĐ cho đến 95.296.597,75 VNĐ
Với khả năng tích lũy được lượng Các bon tương đối lớn thì rừng ở xã Hoàng Nông huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên đã và đang góp phần to lớn trong việc hấp thu các khí thải từ xã hội, giảm hiệu ứng nhà kính, điều hòa khí hậu, cải thiện môi trường sống của chính chúng ta. Thấy được vai trò quan trọng không thể thiếu của rừng, thấy được những nguy cơ đã và đang đe dọa suy giảm trữ lượng carbon, suy giảm tính đa dạng sinh học rừng, con người.
5.2. Tồn tại và kiến nghị
Tồn tại
Mặc dù đã đạt được một số kết quả như trên, đề tài vẫn còn có những tồn tại sau:
- Đề tài chưa có điều kiện đi sâu nghiên cứu cấu trúc tổ thành rừng. - Chưa đánh giá được lượng carbon tích lũy trong đất.
- Do điều kiện thời tiết và địa hình phức tạp nên quá trình thu mẫu và xử lý số liệu gặp nhiều khó khăn dẫn đến sai số trong đề tài.
- Đề tài chưa xác định thành phần loài cây, loài ưu thế của rừng phục hồi tự nhiên
Kiến nghị
- Tiến hành nghiên cứu sâu hơn bao gồm cả cấu trúc tổ thành và lượng carbon tích lũy trong đất để từ đó đưa ra biện pháp quản lý, bảo vệ rừng đạt hiệu quả cao hơn.
-Mặc dù đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ của nhà trường cũng như là chính quyền địa phương nhưng vẫn cần hơn nữa sự giúp đỡ từ nhà trường cũng như là chính quyền địa phương
- Trong quá trình thực tập tại địa phương, không thể tránh khỏi những sai sót, những mặt hạn chế. Đồng thời, do trình độ, thời gian có hạn nên bài báo cáo còn nhiều thiếu sót, mong quý thầy cô đóng góp ý kiến để bài báo cáo được hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt
1. Phạm Tuấn Anh (2007), “Dự báo năng lực hấp thụ CO2 của rừng tự nhiên lá rộng thường xanh tại huyện Tuy Đức, tỉnh Đăk Nông. Luận văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp”, Trường Đại học Lâm Nghiệp. Nguyễn Văn Dũng
(2005), Nghiên cứu sinh khối và lượng carbon tích lũy của một số trạng thái rừng trồng tại Núi Luốt, Đề tài nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Lâm nghiệp.
2. Đỗ Hoàng Chung (2012), Đa dạng nhóm sinh vật phân giải và cường độ
phân giải thảm mục trong rừng thứ sinh phục hồi tự nhiên tại trạm đa dạng sinh học Mê Linh, Vĩnh Phúc.
3. Nguyễn Văn Dũng (2005), Nghiên cứu về rừng Thông Mã vỹ tại Núi Luốt -
Đại học lâm nghiệp.
4. Phạm Xuân Hoàn (2004), Một số vấn đề trong lâm học nhiệt đới, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội.
5. Phạm Xuân Hoàn (2005), Cơ chế phát triển sạch và cơ hội thương mại carbon trong lâm nghiệp, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội..
6. Lý Thu Huỳnh (2007), Nghiên cứu sinh khối và khả năng hấp thụ
carbon của rừng Mỡ (Manglietia conifera Dandy) trồng tại Tuyên Quang và Phú Thọ, 7, Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp.
7. Nguyễn Ngọc Lung và Nguyễn Tường Vân (2004), “Thử nghiệm tính toán giá trị bằng tiền của rừng trồng trong cơ chế phát triển sạch”, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
8. Lê Hồng Phúc (1996), Đánh giá sinh trưởng, tăng trưởng, năng suất rừng trồng Thông ba lá vùng Đà lạt, Lâm Đồng, Luận án Phó tiến sĩ Khoa học nông nghiệp, Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
9. Vũ Tấn Phương (2006), “Nghiên cứu lượng giá giá trị môi trường và dịch vụ môi trường của một số loại rừng chủ yếu ở Việt Nam”, Báo cáo sơ kết
đề tài, Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng, Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
10. Vũ Tấn Phương (2007), Giảm khí gây hiệu ứng nhà kính thông qua hoạt
động trồng rừng - Sử dụng cơ chế CDM trong ngành lâm nghiệp-Kinh nghiệm của Việt Nam, Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
11. Ngô Đình Quế (2005), “Nghiên cứu xây dựng các tiêu chí và chỉ tiêu trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch ở Việt Nam”, Tóm tắt báo cáo tổng kết đề tài, Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng, Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
12. Ngô Đình Quế và cộng sự (2006), “Khả năng hấp thụ CO2 của một số dạng rừng chủ yếu ở Việt Nam”, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
13. Đặng Trung Tấn (2001), Nghiên cứu sinh khối rừng Đước tại 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau.
14. Nguyễn Văn Tấn (2006), Bước đầu nghiên cứu trữ lượng carbon của rừng trồng Bạch đàn Urophylla tại Chợ Đồn - Yên Bái làm cơ sở cho việc
đánh giá giảm phát thải khí CO2 trong cơ chế phát triển sạch.
15. Vũ Văn Thông (1998), Nghiên cứu sinh khối rừng Keo lá tràm phục vụ
công tác kinh doanh rừng, Luận văn thạc sỹ lâm nghiệp, Trường đại học lâm nghiệp.
16. Nguyễn Thanh Tiến (2012), Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 của trạng thái rừng thứ sinh phục hồi tự nhiên sau khai thác kiệt tại tỉnh Thái Nguyên.
17. Hoàng Xuân Tý (2004), “Tiềm năng các dự án CDM trong Lâm nghiệp và thay đổi sử dụng đất (LULUCF)”, Hội thảo chuyên đề thực hiện cơ chế
phát triển sạch (CDM) trong lĩnh vực Lâm nghiệp, Văn phòng dự án CD4CDM - Vụ hợp tác Quốc tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
II. Tiếng Anh
18. Brown, S. (1996), Present and potential roles of forest in the global
climate change debate, FAO Unasylva.
19. Brown, S. (1997), Estimating biomass and biomass change of tropical
forest: a primer, FAO forestry.
21. Cannell, M.G.R. (1981), World forest Biomass and Primary Production
Data, Academic Press Inc (London), 391 pp.
22. Liebig J.V (1840), Organnic chemistry and its Applications to Agricuture
and physiology, London Taylor and Walton, 387pp.
23. Mckenzie, N., Ryan, P., Fogarty, P and Wood, J. (2001), Sampling
Measurement and Analytical Protocols for Carbon Estimation in soil,
Litter and Coarse Woody Debris, Australian Geenhouse Office.
24. Rodel D. Lasco (2002), “Forest carbon budgets in Southeast Asia
following harvesting and land cover change”, Report to Asia Pacific
Regional workshop on Forest for Povety Reduction: opportunity with CDM, Environmental Services and Biodiversity, Seoul, South Korea.
25. Margaret Kraenzel, Alvaro Castillo, Tim Moore, Catherine Potvin (2001),
Carbon storage of harvest-age teak (Tectona grandis) plantations,
PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1
Bảng tính: SINH KHỐI CỦA CÂY GỖ SỐNG đo đếm không chặt hạ
Địa điểm :………..
Diện tích ô : 40m x 50m = 2000m² Người lấy mẫu :………..
Ngày điều tra :……….
STT D (cm) H (m) Dt G P* Ghi chú chu vi D1.3 Hvn Hdc Ghi chú:
G=chu vi, cm, D = dbh= G/π, cm trong đó π =3.14; H= chiều cao cây, cm, p* = tỷ trọng gỗ, g cm-3
*) Xác định tỷ trọng gỗ: High (Nặng), Medium (Trung bình), Low (Nhẹ) (0.8, 0.5, 0.3 g cm-3)
**) Xác định sinh khối trên mặt đất sử dụng công thức: Y = 0.118 D2.53
(Brown et al., 1989) đối với cây rừng nhiệt đới; Y = 0.11pD2 + c (Kettering et
PHỤ LỤC 2
Bảng tính. SINH KHỐI CỦA TẦNG DƯỚI TÁN Đo đếm chặt đốn
Địa điểm :……… Người lấy mẫu :……… Ngày điều tra :……… Cỡ ô dạng bản : 1m x 1m = 1m² Ô dạng bản Mẫu tươi FW (kg) Mẫu phụ tươi FW (g) Mẫu phụ khô DW (g) Tổng khối lượng khô DW 1 2 3 4 5 Tính toán
Tổng khối lượng khô (g /m2)= Tổng khối lượng tươi (g) x khối lượng mẫu phụ khô (g)
PHỤ LỤC 3
Bảng tính 3. KHỐI LƯỢNG KHÔ CỦA THẢM MỤC đo đếm xáo trộn
Địa điểm :……… Người lấy mẫu :……… Ngày điều tra :……….. Cỡ ô dạng bản : 1m x 1m = 1m² Ô dạng bản Tổng khối lượng tươi Mẫu phụ tươi Mẫu phụ khô Tổng khối lượng khô (DW) mẫu thảm mục nhỏ Tổng C (%) Tổng C tích lũy (tấn/ha) kg/m² kg/m² 1 2 3 4 5 Tổng DW …. Trung bình DW …. Tính toán
Total DW(kg m-2)= Tổng khối lượng tươiFW (kg) x Khối lượng khô của mẫu phụ DW (g) Khối lượng tươi của mẫu phụ FW (g) x Diện tích đo đếm(m2) = DW (kg/ha) x 10 = DWtấn/ha
Lấy trung bình của các mẫu để tính toán sinh khối thảm mục cho cả ô tiêu chuẩn.