Phương pháp làm tiêu bản dồn gòn

Một phần của tài liệu xây dựng bộ mẫu phục vụ giảng dạy thực hành động vật học có xương sống phần bò sát (reptilia), chim (aves) và thú (mammalia) (Trang 30 - 32)

Mẫu dồn gòn được thực hiện dựa trên phương pháp nghiên cứu của Nguyễn Mỹ Tín và Nguyễn Thanh Tùng (2006). Cụ thể,

Bước 1: Làm chết mẫu vật.

Mẫu vật được làm chết bằng cách tiêm formol vào tim hoặc gây ngạt thở bằng cách bóp cổ để tránh làm rụng lông.

Ngành Sư phạm Sinh học 24 Bộ môn Sư phạm Sinh học

Trước khi giải phẫu nên đo đạt kích thước các vòng ngực, bụng, mông, chiều dài thân, chi trước, chi sau, chu vi vành tai của đối tượng và lưu lại số liệu làm khung kẽm. Kích thước của sợi kẽm dùng làm khung xương phục thuộc vào kích thước của mẫu vật và loại xương.

Giải phẫu: đặt con vật nằm ngửa trên mâm mổ. Cắt một đường giữa bụng từ huyệt lên ức. Vạch da sang hai bên để lộ cơ chân, rút chân ra khỏi da lần đến đầu gối, tháo khớp xương đùi, cắt ngang xương ống chân, cạo sạch cơ.

Lột da: lột da về phía sau lấy toàn bộ xương đuôi ở thú, riêng ở chim thì để lại đốt xương đuôi cuối. Lột da về phía cánh, tháo khớp cánh, cắt ngang xương cánh và cạo sạch cơ. Lột da về phía đầu, cắt ngang cột sống ngay lỗ xương chẩm, giữ lại hộp sọ. Cắt bỏ lưỡi. Tách bỏ nhỡn cầu. Cạo sạch mỡ còn sót lại trong da.

Bước 3: Xử lý da

Làm sạch hộp sọ: dùng kim nhọn đưa vào lỗ chẩm, hủy nát não bộ, lau sạch hộp sọ bằng cồn và formol. Sau đó nhét vào hộp sọ bông gòn có tẩm formol. Làm sạch hốc mắt giống như làm sạch hộp sọ. Làm sạch mặt trong của da bằng cách lau lần lượt với các hóa chất sau: cồn, dung dịch phèn muối, formol, long não.

Bước 4: Dựng hình cơ thể và nhồi mẫu vật

Gắn một đầu sợi kẽm làm cột sống vào lỗ xương chẩm. Lộn cổ lại và dồn gòn vào cổ. Gắn kẽm chi trước vào cột sống, phần kẽm còn lại chui qua cánh chim hay chi trước của thú và đưa ra ngoài để đỡ cánh hay để tỳ vào giá thể ở thú. Gắn kẽm sườn vào cột sống. Gắn kẽm chi sau vào cột sống, phần còn lại chui qua xương chân và lộ ra dưới bàn chân để gắn vào giá thể.

Dồn gòn vào các phần còn lại và uống nắn cho đạt được kích thước đã đo. Dùng chỉ may, may theo đường cắt, khỏa lông đường may, xếp lông lại cho đúng nếp ở chim hoặc dùng bàn chải chải lông ở thú theo đúng hướng của lông. Gắn mắt giả vào hốc mắt, gắn kẽm vào vành tai thú, sửa dáng con vật theo tư thế tự nhiên của nó. Cuối cùng tiêm formol vào các phần còn thịt mềm như mũi, môi, bàn chân, thịt ở đầu cánh.

Sau khi dùng thuốc diệt côn trùng xịt lên bộ lông, tiến hành sấy khô mẫu vật ở nhiệt độ vừa nóng trong nhiều ngày bằng cách phơi nắng hoặc đặt trong tủ sấy. Mẫu được bảo quản ở nơi khô ráo tránh ẩm mốc, thỉnh thoảng lại đem ra phơi nắng mẫu sẽ giữ được lâu.

Một phần của tài liệu xây dựng bộ mẫu phục vụ giảng dạy thực hành động vật học có xương sống phần bò sát (reptilia), chim (aves) và thú (mammalia) (Trang 30 - 32)