Qua Bảng 2.1 nêu trên ta thấy: Từ năm 2006 - 2010, Cục Hải quan Tỉnh Đồng Tháp luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao, làm tốt công tác thu thuế, duy trì được nguồn thu nộp cho NSNN. Số thu thuế luôn đạt và vượt kế hoạch TCHQ giao, đặc biệt năm 2006 thu đạt và vượt kế hoạch hơn 100%.
Thu lệ phí hải quan: Nguồn thu chủ yếu là thu lệ phí làm thủ tục hải quan, được thể hiện qua Bảng 2.2 dưới đây.
Bảng 2.2: Kết quả thu lệ phí hải quan tại Cục Hải quan Tỉnh Đồng Tháp từ năm 2006 - 2010
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm Số thu lệ phí hải quan Tỷ lệ tăng/giảm (%)
2006 50
2007 65 30
2008 80 23
2009 162 102
2010 85 - 48
Qua Bảng 2.2 nêu trên ta thấy: Từ năm 2006 - 2010, Số thu lệ phí HQ năm sau cao hơn năm trước (trừ năm 2010), thể hiện Cục Hải quan Tỉnh Đồng Tháp luôn tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đăng ký làm thủ tục HQ. Đặc biệt năm 2009 số thu lệ phí hải quan cao hơn năm 2008 là 102% là do Chi cục HQCK Thường Phước làm thủ tục hàng ngàn tờ khai cho các doanh nghiệp tạm nhập tái xuất mặt hàng cát vàng có xuất xứ Campuchia.
Thu chống hành vi kinh doanh trái pháp luật: Nguồn thu chủ yếu là thu bán hàng tịch thu và thu phạt vi phạm hành chính, được thể hiện qua Bảng 2.3 dưới đây.
Bảng 2.3: Kết quả thu bán hàng tịch thu và thu phạt vi phạm hành chính tại Cục Hải quan Tỉnh Đồng Tháp từ năm 2006 - 2010
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm Số thu BHTT & VPHC Tỷ lệ tăng/giảm (%)
2006 731,55
2007 422,63 - 42,22
2008 848,90 100,86
2009 572,82 - 32,52
2010 629,45 9,88
Nguồn: Cục Hải quan Tỉnh Đồng Tháp
Qua Bảng 2.3 nêu trên ta thấy: Hàng năm công tác này thu được hàng trăm triệu đồng; thể hiện Cục Hải quan Tỉnh Đồng Tháp luôn quan tâm đến công tác tuần tra, kiểm soát chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, hàng năm Cục đều có giao chỉ tiêu cho các đơn vị trực thuộc phấn đấu thực hiện; xây dựng kế hoạch đánh bắt; sơ kết đánh giá, rút kinh nghiệm để công tác này đạt hiệu quả cao nhất.
Đơn vị thực hiện nhiệm vụ chi NSNN theo phương thức khoán biên chế và kinh phí hoạt động của Ngành thực hiện theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và BTC. Kinh phí đảm bảo hoạt động của ngành HQ được phân bổ hàng năm là 1,6% trên dự toán thu của ngành.
Thực hiện cơ chế quản lý tài chính và biên chế áp dụng đối với ngành HQ với mục đích, yêu cầu:
Một là, thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến hoạt động XNK; hoàn thành nhiệm vụ thu thuế cho NSNN được nhà nước giao;
Hai là, đổi mới cơ chế quản lý biên chế và kinh phí hoạt động của ngành HQ; thúc đẩy việc sắp xếp, tổ chức bộ máy, xây dựng lực lượng trong sạch, vững mạnh, có trình độ chuyên môn cao; sử dụng kinh phí được giao gắn với kết quả và hiệu quả hoạt động tổ chức thu NSNN; trao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho thủ trưởng đơn vị trong tổ chức công việc, sử dụng lao động và sử dụng các nguồn lực tài chính;
Ba là, chủ động trong sử dụng nguồn kinh phí được giao, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tập trung hiện đại hoá công nghệ thông tin và trang bị kỹ thuật hiện đại để nâng cao hiệu lực, hiệu quả và hiện đại hoá công nghệ quản lý nhằm thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ nhà nước giao, đủ điều kiện hội nhập quốc tế; tăng cường đào tạo và bổ sung thu nhập cho CBCC.
Trên cơ sở Quy chế quản lý tài chính và Quy chế chi tiêu nội bộ của TCHQ. Cục Hải quan Tỉnh Đồng Tháp căn cứ vào tình hình hoạt động và đặc thù của đơn vị, ban hành Quy chế chi tiêu và một số định mức chi tiêu nội của đơn vị để thực hiện. Đồng thời khoán một số định mức cho các đơn vị thuộc và trực thuộc như: Văn phòng phẩm, điện, điện thoại, nước, nhiên liệu nhằm tiết kiệm kinh phí chi bổ sung thu nhập cho CBCC.
Nguồn kinh phí hoạt động của Cục Hải quan Tỉnh Đồng Tháp được TCHQ giao chia làm hai nguồn như sau: Nguồn kinh phí khoán đơn vị tự chủ và nguồn kinh phí TCHQ quản lý:
Nguồn kinh phí khoán đơn vị tự chủ được sử dụng chi cho các nội dung sau:
ưu đãi nghề, khen thưởng và phúc lợi tập thể theo chế độ nhà nước quy định, các khoản đóng góp (gồm: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn) và các khoản thanh toán khác cho cá nhân.
Trên cơ sở số biên chế, kinh phí được giao khoán, mức chi tiền lương cho cán bộ công chức không được vượt quá 1,8 lần so với chế độ tiền lương do Nhà nước quy định. Thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng TCHQ về việc xây dựng và thực hiện phương án chi trả tiền lương tăng thêm cho công chức và nhân viên hợp đồng lao động theo nguyên tắc: gắn với hiệu quả công việc, bảo đảm công bằng, công khai, không chi theo hình thức bình quân.
Các loại phụ cấp được điều chỉnh theo lương bao gồm: Phụ cấp chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp thâm niên hải quan, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp ưu đãi nghề,...
Chi quản lý hành chính: Chi thanh toán dịch vụ công cộng; vật tư văn phòng; thông tin, tuyên truyền, liên lạc; hội nghị; công tác phí; chi phí thuê mướn; sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên TSCĐ và các khoản chi quản lý hành chính khác.
Chi hoạt động nghiệp vụ chuyên môn từng ngành: Chi mua hàng hóa, vật tư dùng cho chuyên môn của từng ngành; chi mua, in ấn, photo tài liệu; trang chế phục; chi phối hợp thực hiện nhiệm vụ và các khoản chi nghiệp vụ khác.
Căn cứ vào dự toán được giao thanh toán cho cá nhân và quản lý hành chính, ngoài mức lương theo quy định của ngành là 1,8 lần; cuối năm nếu tiết kiệm được kinh phí; đơn vị thực hiện chi bổ sung thu nhập tăng thêm 0,2 lần cho CBCC theo kết quả lao động bình xét hàng tháng.
Nguồn kinh phí TCHQ quản lý được sử dụng chi cho các nội dung sau: Chi đào tào, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho CBCC; chi khen thưởng phúc lợi do TCHQ quản lý; chi tuyên truyền; chi nhiên liệu tàu thuyền chống buôn lậu; chi đoàn ra, đoàn vào; chi sửa chữa tài sản cố định; chi mua sắm tài
sản dùng cho công tác chuyên môn và chi đầu tư xây dựng cơ bản.
Ngoài kinh phí đảm bảo hoạt động, hàng năm đơn vị còn được sử dụng các nguồn kinh phí: Chống hành vi kinh doanh trái pháp luật để lại đơn vị; lệ phí hải quan để lại đơn vị và kinh phí phòng chống ma túy địa phương cấp.
Tình hình thực hiện chi NSNN của Cục Hải quan Tỉnh Đồng Tháp được thể hiện qua Bảng 2.4 dưới đây.
Bảng 2.4: Kết quả chi ngân sách nhà nước của Cục Hải quan Tỉnh Đồng Tháp từ năm 2006 - 2010
Đơn vị tính:Triệu đồng
Nội dung chi Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Tiền lương 1.552 1.878 2.404 2.999 3.484 Tiền công 0 0 4 16 0 Phụ cấp lương 447 809 1.399 1.753 1.907 Tiền thưởng 53 102 11 243 0 Phúc lợi tập thể 758 1.050 1.699 1.846 2.394 Các khoản đóng góp 374 440 550 685 890
Các khoản thanh toán
khác cho cá nhân 3.137 3.226 3.320 3.765 4.993
Dịch vụ công cộng 314 339 483 591 722
Vật tư văn phòng 103 121 156 204 138
Thông tin liên lạc 233 205 198 186 487
Hội nghị 4 3 1 4 2
Công tác phí 158 182 238 359 481
Chi phí thuê mướn 398 260 335 284 388
Chi đoàn ra 0 0 56 0 101
Chi đoàn vào 0 0 0 0 0
Sửa chữa TSCĐ 224 849 1.617 1.213 2.344
Chi phí nghiệp vụ chuyên
môn 289 180 161 479 484
Chi khác 293 929 719 314 374
Chi hỗ trợ việc làm 3 0 0 23 16
Chi mua sắm TSCĐ 797 1.586 1.509 1.880 739
Chi đầu tư XDCB 1.004 1.172 3.263 2.312 1.807
Tổng cộng 10.145 13.335 18.123 19.054 21.754
Nguồn: Cục Hải quan Tỉnh Đồng Tháp
Qua Bảng 2.4 nêu trên ta thấy: Hàng năm Cục Hải quan Tỉnh Đồng Tháp đã sử dụng NSNN chi cho bộ máy hoạt động hàng chục tỷ đồng; đảm
bảo các khoản thu nhập cho CBCC như: Lương, các khoản phụ cấp theo lương, tiền lương tăng thêm và bổ sung thu nhập, phúc lợi tập thể, các khoản đóng góp,... đúng chế độ, chính sách của nhà nước quy định. Trang bị máy móc, thiết bị chuyên dùng đảm bảo yêu cầu của công tác kiểm tra, kiểm soát HQ, hiện đại hoá ngành, đảm bảo cho công tác thông quan điện tử, ứng dụng tin học trong nghiệp vụ; Cải tạo, sửa chữa và đầu tư xây dựng cơ bản đảm bảo cơ sở vật chất cho mục tiêu phát triển và hiện đại hoá ngành HQ.
2.2 Tình hình kiểm soát nội bộ thu chi ngân sách nhà nước tại Cục Hải quan Tỉnh Đồng Tháp
2.2.1 Môi trường kiểm soát với kiểm soát thu chi ngân sách nhà nước tại Cục Hải quan Tỉnh Đồng Tháp
Đặc thù về quản lý
Tăng cường quản lý tài chính là công việc được Lãnh đạo Cục Hải quan Tỉnh Đồng Tháp đặc biệt quan tâm. Công tác kiểm tra, kiểm soát thu chi NSNN được lãnh đạo Cục chỉ đạo thực hiện trong tất cả các khâu của quy trình thu chi NSNN nhằm tăng cường hiệu quả của các khoản chi cũng như đảm bảo nguồn thu, thu đúng, thu đủ nộp kịp thời cho NSNN.
Bên cạnh đó, đội ngũ lãnh đạo Cục và lãnh đạo các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục đều là những đảng viên có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, được đào tạo cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý nhà nước và lý luận chính trị. Riêng lãnh đạo Cục là những người có kiến thức am hiểu sâu về hoạt động tài chính và tổ chức cán bộ, đã có những chỉ đạo quan trọng đối với công tác quản lý tài chính như xây dựng quy chế quản lý tài chính, quy chế chi tiêu nội bộ áp dụng thống nhất trong toàn Cục, là một trong những cơ sở để bộ phận tài vụ kiểm soát chi.
Phụ trách kế toán đơn vị là có trình độ chuyên môn về kế toán, tham mưu cho lãnh đạo Cục giải quyết những khó khăn, vướng mắc về công tác quản lý tài chính, là người trực tiếp kiểm soát các khoản chi, đảm bảo chi đúng
theo chế độ quy định tránh gây thất thoát cho NSNN. Do vậy, đây là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tài chính.
Công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho CBCC trong hoạt động thu chi NSNN cũng được lãnh đạo Cục quan tâm. Với quan điểm con người là trọng tâm, là chìa khóa quyết định sự thành công và hiệu quả của công tác quản lý tài chính, Cục đã cử nhiều CBCC tham các lớp tập huấn, đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ như về đấu thầu, về quản lý tài chính,... Đồng thời lãnh đạo Cục đã động viên, khen thưởng kịp thời những CBCC có thành tích xuất sắc trong công tác tài chính, do vậy đã làm tăng hiệu quả hoạt động thu chi NSNN.
Với đội ngũ lãnh đạo có năng lực quản lý, có kiến thức chuyên sâu cũng như có phẩm chất đạo đức tốt, hoạt động quản lý tài chính, công tác kiểm tra, kiểm soát được chú trọng nên ngày càng phát huy hiệu quả, đảm bảo việc tuân thủ các quy trình thủ tục, các quy định, chính sách pháp luật và nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị.
Cơ cấu tổ chức
Cục trưởng, phụ trách chung. 02 Phó Cục trưởng.
05 đơn vị tham mưu cấp phòng: - Văn Phòng Cục. - Phòng Tổ chức Cán bộ. - Phòng Nghiệp vụ.
- Phòng Tham mưu chống buôn lậu. - Phòng Thanh tra.
05 Chi cục Hải quan trực tiếp làm thủ tục XNK: - Chi cục Hải quan Cửa khẩu Cảng Đồng Tháp. - Chi cục Hải quan Cửa khẩu Thường Phước.
- Chi cục Hải quan Cửa khẩu Dinh Bà. - Chi cục Hải quan Sở Thượng.
- Chi cục Hải quan Thông Bình. 01 Chi cục Kiểm tra sau thông quan. 01 Đội Kiểm soát Hải quan.
Ban Lãnh đạo Cục gồm Cục trưởng và 02 Phó Cục trưởng. Cục trưởng phụ trách chung, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của đơn vị trước Tổng cục trưởng TCHQ, trực tiếp chỉ đạo về công tác quản lý tài chính và tổ chức cán bộ, phụ trách Văn phòng, phòng Tổ chức cán bộ, Chi cục HQCK Thường Phước và Dinh Bà. Một Phó Cục trưởng trực tiếp chỉ đạo các mặt công tác: Điều tra chống buôn lậu, thu thập, cập nhật và xử lý thông tin, xử lý vi phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước về HQ, chương trình quản lý rủi ro, tuyên truyền chính sách pháp luật, trưởng ban chỉ đạo thực hiện ISO; chỉ đạo, điều hành đối với các nhiệm vụ được phân công, phụ trách phòng Chống buôn lậu và xử lý vi phạm, phòng Thanh tra, Đội kiểm soát Hải quan, Chi cục HQ Sở Thượng và Thông Bình. Một Phó Cục trưởng trực tiếp chỉ đạo các mặt công tác: Cải cách - hiện đại hóa HQ, nghiên cứu khoa học HQ, công nghệ thông tin, giám sát quản lý về HQ, kiểm tra thu thuế XNK và thu phí, lệ phí, kiểm tra STQ, tổ chức nghiên cứu học tập, xây dựng kế hoạch thực hiện các chương trình hội thảo, hội thi, thuộc phạm vi Cục Hải quan tỉnh Đồng Tháp, hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn, truyền thống hải quan, phụ trách công tác Đảng bộ, theo dõi hoạt động của Đảng bộ, đoàn thể và xây dựng mối quan hệ giữa Đảng ủy với lãnh đạo Cục và đoàn thể.. Chỉ đạo, điều hành đối với các nhiệm vụ được phân công phụ trách phòng Nghiệp vụ, Chi cục Kiểm tra STQ và Chi cục HQCK Cảng Đồng Tháp.
Văn phòng: Tham mưu giúp Cục trưởng về công tác Tài vụ - quản trị, công tác tổng hợp, văn thư - lưu trữ, thông tin liên lạc, tuyên truyền, ISO, cải
cách hiện đại hoá Hải quan, hợp tác quốc tế, lễ tân - khánh tiết. Hiện có 03 lãnh đạo, 09 công chức và 08 hợp đồng lao động.
Phòng Thanh tra: Tham mưu giúp Cục trưởng về công tác kiểm tra, thanh tra việc thi hành chính sách, pháp luật của Nhà nước về Hải quan; công tác thanh tra thuế; công tác tiếp dân, thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định pháp luật; công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Hiện có 02 lãnh đạo và 01 công chức.
Phòng Tổ chức cán bộ: Tham mưu giúp Cục trưởng quản lý, chỉ đạo và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Cục trưởng về công tác tổ chức cán bộ; xây dựng và tổng hợp kế hoạch, nội dung, chương trình đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho CBCC theo kế hoạch; công tác bảo vệ chính trị nội bộ; công tác thi đua khen thưởng. Hiên có 02 lãnh đạo và 02 công chức.
Phòng Nghiệp vụ: Tham mưu giúp Cục trưởng chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện: Công tác giám sát quản lý HQ; kiểm tra, quản lý thu thuế XNK; xác định trị giá hải quan; tuyên truyền hỗ trợ cung cấp thông tin cho người khai HQ, người nộp thuế; công tác ứng dụng công nghệ thông tin và thống kê HQ. Hiện có 03 lãnh đạo và 06 công chức.
Phòng Chống buôn lậu và xử lý vi phạm: Tham mưu giúp Cục trưởng chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện: Công tác chống buôn lậu, xử lý