Giới thiệu Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí (PVFC)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện các công cụ tạo động lực làm việc cho nhân viên tại Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí – Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Trang 27 - 76)

2.1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển PVFC

Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam tiền thân là Công ty Tài chính Dầu khí, một tổ chức tín dụng phi ngân hàng và là đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, được thành lập theo Quyết định số 04/2000/QĐ-VPCP ngày 30 tháng 3 năm 2000 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

Công ty bắt đầu hoạt động từ ngày 01 tháng 12 năm 2000 theo Giấy phép hoạt động số 12/GP-NHNN ngày 25 tháng 10 năm 2000 của Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 456/2000/QĐ-NHNN ngày 25 tháng 10 năm 2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 113108 ngày 23 tháng 8 năm 2000 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp. Công ty chính thức đặt trụ sở hoạt động đầu tiên tại 34B Hàn Thuyên – Hà Nội.

Theo Quyết định số 3002/QĐ-DKVN ngày 22 tháng 08 năm 2007 của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam về việc phê duyệt phương án và chuyển Công ty Tài chính Dầu khí thành Tổng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Tên Tiếng Việt của Công ty là Tổng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam, viết tắt là PVFC.

Năm 2012 PVFC có vốn điều lệ là 6.000 tỷ đồng, tương ứng với 600 triệu cổ phần, mệnh giá một cổ phần là 10.000 đồng, trong đó Tập đoàn Dầu khí Quốc gia nắm giữ 78%; đối tác chiến lược nước ngoài là Morgan Stanley chiếm 10%, số

cổ phần còn lại do CBCNV, cổ đông cá nhân và tổ chức trong nước nắm giữ.

Quy mô hoạt động của PVFC đã được mở rộng và phát triển. Tính đến cuối năm 2012, PVFC có 1.249 lao động, 10 Chi nhánh, 15 Phòng Giao dịch, tổng tài sản đạt trên 87.000 tỷ đồng, doanh thu 7.569 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 54 tỷ đồng.

2.1.2. Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi:

- Tầm nhìn: Trở thành định chế tài chính - ngân hàng mạnh, cung cấp các dịch vụ đa dạng và tối ưu cho các khách hàng, đặc biệt là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) và khách hàng thuộc các lĩnh vực kinh tế trọng yếu như năng lượng, khoáng sản và hạ tầng.

- Sứ mệnh: Phát triển bền vững trong lĩnh vực dịch vụ tài chính ngân hàng, có khả năng cạnh tranh mạnh trên thị trường tiền tệ trong nước cũng như quốc tế, đáp ứng nhu cầu về dịch vụ tài chính ngân hàng với phương châm là bạn đồng hành với các khách hàng, đặc biệt với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, cam kết vì sự phát triển của ngành Dầu khí, lợi ích của cổ đông và mọi thành viên của PVFC.

- Giá trị cốt lõi:

+ Nhân sự: Đội ngũ nhân sự trẻ, chuyên nghiệp, năng động, tư duy nhạy bén. + Tài chính: Luôn thực hiện kinh doanh theo tiêu chí giảm thiểu rủi ro, tối đa lợi nhuận.

+ Minh bạch: Công bố minh bạch thông tin, tuân thủ pháp luật trong hoạt động.

+ Khách hàng là trọng tâm: Xem khách hàng là trung tâm, cung cấp giải pháp tổng thể cho khách hàng.

2.1.3. Lĩnh vực và sản phẩm kinh doanh của PVFC

PVFC hoạt động trong lĩnh vực tài chính, cung cấp cho khách hàng các dịch vụ tài chính đa dạng, bao gồm:

+ Uỷ thác quản lý vốn kỳ hạn: tức là khách hàng có vốn nhàn rỗi trong một khoảng thời gian nhất định chuyển tiền vào tài khoản của PVFC, uỷ thác cho PVFC quản lý số tiền của mình với lãi suất và kỳ hạn cụ thể được quy định chi tiết trong thoả thuận chuyển vốn do hai bên ký.

+ Nhận tiền gửi có kỳ hạn trên 1 năm: là thể thức trong đó khách hàng gửi một số tiền nhất định tại PVFC với kỳ hạn trên 1 năm và được quy định rõ trong Hợp đồng tiền gửi kỳ hạn.

- Sản phẩm tín dụng

+ Tư vấn và thu xếp vốn: Tư vấn trợ giúp khách hàng tiếp cận nguồn vốn cho dự án với cơ cấu và chi phí nguồn hợp lý; thu xếp vốn trong đó PVFC đứng ra với tư cách là trung gian của bên vay và bên cho vay nhằm đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu vay vốn cho bên vay. Đối với khách hàng, dịch vụ của PVFC đảm bảo nguồn vốn cho dự án với lãi suất cạnh tranh, giảm thiểu chi phí, thời gian tiếp cận nguồn vốn và được PVFC chịu trách nhiệm về sự ổn định của nguồn vốn.

+ Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn: PVFC giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả gốc và lãi. Tuỳ theo thời hạn cho vay, khoản vay được phân thành vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

+ Bảo lãnh: Bảo lãnh là cam kết bằng văn bản của PVFC (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho PVFC số tiền đã được trả thay. Các hình thức bảo lãnh PVFC đang thực hiện bao gồm bảo lãnh vốn vay; bảo lãnh thanh toán; bảo lãnh dự thầu; bảo lãnh thực hiện hợp đồng; các loại bảo lãnh khác.

- Sản phẩm kinh doanh ngoại tệ và các sản phẩm phái sinh

12 năm 2005, PVFC được Ngân hàng nhà nước cho phép mua bán ngoại tệ với các tổ chức tín dụng trong nước được phép hoạt động ngoại hối, các tổ chức kinh tế để cho vay và bán ngoại tệ cho các đơn vị có quan hệ tín dụng. PVFC thực hiện các sản phẩm phái sinh lãi suất, phái sinh tỷ giá, phái sinh tín dụng….

- Sản phẩm đầu tư

+ Góp vốn thành lập Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty Hợp danh, Công ty Liên doanh Liên kết;

+ Góp vốn đầu tư dự án: PVFC và các đối tác cùng ký hợp đồng hợp tác kinh doanh để tiến hành đầu tư kinh doanh mà không thành lập pháp nhân mới, các bên tự chịu trách nhiệm pháp lý về hoạt động của mình và phân chia kết quả kinh doanh theo thoả thuận trong hợp đồng. PVFC tập trung chủ yếu đầu tư vào các dự án của các tổ chức kinh tế, ngoài ra PVFC cũng đầu tư một phần vào các tổ chức tài chính và công ty liên doanh.

+ Mua cổ phần hoặc mua lại phần vốn góp tại các Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty liên doanh, Công ty hợp danh.

+ Mua công trái, trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu và các công cụ hưởng lãi; + Ủy thác đầu tư có chỉ định: ủy thác quản lý vốn đầu tư có mục đích, với thời gian thường là trung hạn và dài hạn, hoạt động này ra đời vào năm 2004 khi thị trường chứng khoán bắt đầu phát triển.

Vốn đầu tư được huy động từ vốn điều lệ của PVFC, nguồn vốn ủy thác đầu tư và đặc biệt là nguồn vốn ủy thác của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.

2.1.4. Cơ cấu tổ chức của PVFC (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

PVFC tổ chức hoạt động theo loại hình công ty cổ phần, bộ máy quản trị và điều hành của PVFC tuân thủ quy định của pháp luật và Điều lệ của PVFC, gồm:

- Đại hội đồng cổ đông;

và 01 thành viên kiêm Tổng Giám đốc);

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức PVFC

Nguồn: Ban Tổ chức Nhân sự

viên chuyên trách, 01 thành viên kiêm nhiệm);

- Ban Tổng giám đốc: có 5 thành viên (trong đó có 01 Tổng Giám đốc và 04 Phó Tổng Giám đốc).

Mô hình tổ chức Hội sở chính:

- Khối kinh doanh (gồm 04 bộ phận): Ban Đầu tư & Tư vấn Tài chính; Ban Nguồn vốn và Kinh doanh vốn; Trung tâm Giao dịch Hội sở; Hệ thống các Phòng giao dịch Trung tâm trực thuộc Hội sở.

- Khối hỗ trợ kinh doanh (gồm 06 bộ phận): Ban Thẩm định; Ban Phát triển thị trường; Ban Đào tạo; Ban Công nghệ tài chính; Ban Giám sát tín dụng và Xử lý nợ; Ban Thiết kế Dự án Core (Ban Corebanking).

- Khối quản lý (gồm 06 bộ phận): Ban Tổ chức Nhân sự; Ban Kế hoạch, Ban Kế toán, Ban Quản trị rủi ro; Ban Pháp chế; Văn phòng.

2.1.5. Kết quả kinh doanh của PVFC

Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của PVFC giai đoạn 2008 - 2012

Các chỉ tiêu chủ yếu Đơn vị

tính Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Doanh thu tỷ đồng 3.746 5.664 6.720 8.009 7.569 Nộp ngân sách tỷ đồng 41 83 98 95 17,8 Lợi nhuận tỷ đồng 3,67 611 639 553 54 Thu nhập bình quân tr đồng 11,2 13,1 17,9 19,5 19,1 Cổ tức % 0 6 5,83 0 0

Nguồn: Ban Kế hoạch PVFC

Trong giai đoạn 2008 – 2012, do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nên hoạt động kinh doanh của Tổng công ty cũng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt năm 2012 lợi nhuận sau thuế của Tổng công ty đã sụt giảm mạnh, chỉ còn 54 tỷ đồng. Trong 2 năm 2011 và 2012, Tổng công ty đã không thực hiện chia cổ tức cho cổ đông.

2.2. Thực trạng động lực làm việc của nhân viên tại PVFC

Năm 2008, tổng số nhân viên của Tổng công ty là 1.128 người, đến năm 2012 đã tăng lên 1.249 người, tương đương mức tăng hơn 11%.

Bảng 2.2. Qui mô nhân lực của PVFC giai đoạn 2008-2012

Đơn vị tính: Người

Chỉ tiêu Năm 2008 2009 2010 2011 2012

Tổng số nhân viên 1.128 1.140 1.202 1.253 1.249

Nguồn: Ban Tổ chức Nhân sự PVFC

Do đặc thù là ngành kinh doanh dịch vụ nên cơ cấu lao động theo giới tính của Tổng công ty có sự chênh lệch giữa nam và nữ. Số nữ nhân viên thường chiếm trên 60% tổng số nhân viên, chẳng hạn năm 2012, PVFC có 766 nhân viên nữ chiếm 61,3% số nhân viên, trong khi nhân viên là nam giới chỉ là 483 người tương đương với tỷ lệ là 38,7% tổng số nhân viên.

Bảng 2.3. Cơ cấu nhân lực theo giới tính tại PVFC giai đoạn 2008 - 2012

Năm Nam Nữ

Số lượng (người) Tỉ lệ (%) Số lượng (người) Tỉ lệ (%)

2008 430 38,1 698 61,9

2009 435 38,2 705 61,8 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2010 468 39,0 734 61,0

2011 495 39,5 758 60,5

2012 483 38,7 766 61,3

Nguồn: Ban Tổ chức Nhân sự PVFC

Xét về cơ cấu độ tuổi, đa số nhân viên của Tổng công ty có độ tuổi rất trẻ, nhân viên dưới 40 tuổi chiếm gần 76% tổng số nhân viên, trong đó nhân viên dưới 30 tuổi chiếm 28,9%, số nhân viên trên 50 tuổi chỉ chiếm 6,7%. Đây có thể nói là cơ cấu nhân lực lý tưởng của một tổ chức tài chính, tín dụng hiện nay.

Bảng 2.4. Cơ cấu nhân lực theo độ tuổi tại PVFC năm 2012

Độ tuổi của nhân viên Số lượng (người) Tỉ lệ (%)

< 30 tuổi 361 28,9

Từ 30 tuổi đến dưới 40 tuổi 586 46,8

Từ 40 tuổi đến dưới 50 tuổi 209 16,6

> 50 tuổi 84 6,7

Nguồn: Ban Tổ chức Nhân sự PVFC

Xét về trình độ đào tạo, số lao động có trình độ đại học và trên đại học của PVFC chiếm tỷ lệ trên 90%, trong đó hơn 11% có trình độ trên đại học. Lao động có trình độ đại học và trên đại học của PVFC chủ yếu được đào tạo chính quy tại các cơ sở đào tạo danh tiếng trong nước và quốc tế, đây là một một lợi thế của PVFC.

Bảng 2.5: Tổng hợp trình độ chuyên môn của nhân viên PVFC năm 2012

Trình độ Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Trên đại học 139 11,1 Đại học 991 79,3 Cao đẳng 71 5,7 Trung cấp 10 0,8 Lao động phổ thông 38 3,1 Tổng 1.249 100

Nguồn: Ban Tổ chức Nhân sự PVFC

2.2.2. Thực trạng động lực làm việc của nhân viên PVFC

- Về các chỉ số mang tính định lượng

Các chỉ số mang tính định lượng bao gồm năng suất lao động, các sáng kiến giải quyết công việc thực tế phát sinh được PVFC công nhận, thời gian làm việc và ý thức tổ chức kỷ luật của người lao động.

+ Năng suất lao động : Để đánh giá năng suất lao động của nhân viên, PVFC thực hiện đánh giá theo 4 tiêu chí về huy động vốn, dự nợ tín dụng, doanh thu và lợi nhuận. Xét về các tiêu chí này, năng suất lao động của nhân viên PVFC có sự tăng lên đáng kể trong giai đoạn từ 2008 – 2011, chẳng hạn như chỉ tiêu dư nợ tín dụng năm 2008, bình quân một nhân viên huy động được 24,7 tỷ đồng thì đến 2011 đã tăng lên 38,4 tỷ đông. Tuy nhiên chỉ tiêu năng suất lao động của nhân viên PVFC có sự sụt giảm nhẹ trong năm 2012.

Bảng 2.6: Năng suất lao động bình quân của một cán bộ nhân viên tại PVFC

đồng/người/năm

Năng suất lao động bình quân theo tiêu chí

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Huy động vốn 24,7 28,2 30,5 38,4 36,1 Dư nợ tín dụng 16,7 23,05 27,4 35,7 34,3 Doanh thu 3,3 4,9 5,6 6,4 6,1 Lợi nhuận 0,003 0,540 0,530 0,440 0,043

Nguồn: Ban Tổ chức Nhân sự PVFC

Trong giai đoạn 2008 – 2011, lợi nhuận bình quân mà mỗi nhân viên đóng góp cho PVFC cũng tăng lên đáng kể, năm 2008, bình quân mỗi nhân viên đóng góp cho PVFC được 3 triệu đồng lợi nhuận/năm, thì đến năm 2012 đã đóng góp được 430 triệu đồng/nhân viên/năm.

+ Các sáng kiến của nhân viên được PVFC công nhận: Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc cũng khuyến khích nhân viên đưa ra các các sáng kiến để quản lý rủi ro, sáng kiến tăng cường huy động vốn, thu hồi nợ khó đòi, sáng kiến quản lý danh mục đầu tư. Trong giai đoạn 2008 đến 2012, nhiều sáng kiến của nhân viên PVFC đã được áp dụng trong thực tế và đóng góp vào sự thành công trong hoạt động kinh doanh. Các sáng kiến đều được đánh giá và được thưởng xứng đáng với sự đóng góp của người có sáng kiến.

Bảng 2.7: Số lượng sáng kiến cải tiến tại PVFC giai đoạn 2008-2012

Năm 2008 2009 2010 2011 2012

Số lượng sáng kiến cải tiến 14 29 21 18 16 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Ban Tổ chức Nhân sự PVFC

Năm 2008, có 14 sáng kiến của nhân viên được đưa vào áp dụng trong thực tế, trong đó điển hình là sáng kiến đổi mới hệ thống theo dõi khách hàng giúp cho việc quản trị được sâu sát hơn. Năm 2012, PVFC áp dụng 16 sáng kiến của nhân viên vào hoạt động kinh doanh, trong đó đặc biệt có sáng kiến chuyển đổi nợ thành cổ phần giúp PVFC thu hồi được hơn 30 tỷ đồng nợ xấu thông qua việc hoán đổi nợ thành cổ phần. Với những sáng kiến được áp dụng và mang lại hiệu quả, Hội đồng

quản trị và Ban Tổng giám đốc đều có hình thức khen thưởng kịp thời.

+ Thời gian làm việc: PVFC áp dụng chế độ làm việc theo quy định của Nhà nước, thời gian làm việc 8 giờ một ngày, và 5 ngày/ tuần. Số ngày làm việc bình quân trong giai đoạn 2008 – 2012 tại PVFC được thể hiện ở bảng dưới đây.

Bảng 2.8: Số liệu về ngày, giờ làm việc bình quân tại PVFC giai đoạn 2008-2012

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012

Số ngày làm việc bình quân/tháng 22,9 23,1 22,8 23,1 23,4

Số giờ làm việc bình quân/ngày 8,2 8,1 8,1 8,35 8,7

Nguồn: Ban Tổ chức Nhân sự PVFC + Việc chấp hành nội quy, quy chế của nhân viên: Hàng năm, Tổng công ty làm việc với Sở Lao động Thương binh và Xã hội để đăng ký nội quy lao động, trong đó quy định rõ nội quy lao động của Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí phù hợp với các quy định của Luật Lao động cũng như các quy định của Tập đoàn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện các công cụ tạo động lực làm việc cho nhân viên tại Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí – Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Trang 27 - 76)