Những nghiên cứu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chất kích thích IBA( idolbutylic acid) đến khả năng ra rễ của hom cây lộc vừng (barringtonia acutangula (l ) gaertn) tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 26)

Nhân giống vô tính bằng phương pháp giâm hom đã và đang được đưa vào sử dụng ngày một nhiều và đóng vai trò không thể thiếu được trong công tác chọn giống, bảo tồn tài nguyên di truyền ở trên thế giới nói chung và ở

nước ta nói riêng.

Lần đầu tiên vào năm 1976, những thực nghiệm về nhân giống hom với một số loài Thông và Bạch đàn được tiến hành tại trung tâm nghiên cứu cây có sợi tại Phù Ninh – Phú Thọ. Đây là những nghiên cứu rất sơ khai, song đã mởđầu cho các nghiên cứu thực nghiệm sau này ở Việt Nam.

Những năm 1983-1984, các thực nghiệm về nhân giống bằng hom

được tiến hành tại Viện Lâm Nghiệp( nay là Viện Khoa Học Lâm Nghiệp Việt Nam), đối tượng nghiên cứu ở đây là các cây lâm nghiệp như Mỡ, Lát hoa, Bạch đàn(Nguyễn Ngọc Tân, 1983; Phạm Văn Tuấn, 1984), nội dung nghiên cứu tập trung vào đặc điểm cấu tạo giải phẫu của hom, ảnh hưởng nhiệt độ, độ ẩm môi trường và xử lí các chất kích thích ra rễ đến tỉ lệ sống và ra rễ của hom giâm[15].

Trong những năm 1990 trở lại đây,công nghệ sản xuất cây giống bằng mô hom phục vụ trồng rừng được Nhà nước quan tâm đầu tư mạnh mẽ. Từ

những kết quả ban đầu của những khu rừng trồng bạch đàn, keo lai bằng mô hom cho thấy chất lượng rừng trồng đã được cải thiện, năng suất rừng tăng lên đáng kể, từ đó cây trồng rừng bằng mô hom đã dần dần thay thế cây trồng rừng bằng hạt ở nhiều nơi trong cả nước.

Chính vì thế việc nghiên cứu nhân giống bằng hom là một việc thiết thực nhằm góp phần đẩy nhanh sản xuất cây con bằng hom phục vụ cho công tác trồng rừng.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chất kích thích IBA( idolbutylic acid) đến khả năng ra rễ của hom cây lộc vừng (barringtonia acutangula (l ) gaertn) tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)