Quá trình phân phối lợi nhuận: Khái niệm:

Một phần của tài liệu Chương V KẾ TOÁN MỘT SỐ QUÁ TRÌNH KINH DOANH CHỦ YẾU pdf (Trang 30 - 35)

Khái niệm:

Khoản còn lại sau khi lấy doanh thu trừ các khoản chi phí tạo nên doanh thu đó, chính là kết quả của quá trình hoạt động kinh doanh trong kỳ của DN. Lãi là chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động dịch vụ sản xuất, kinh doanh của DN.

Tiền lãi do doanh nghiệp tạo ra phải được phân phối phù hợp với quy định của nhà nước. Tuỳ theo hình thức ở hữu vốn của doanh nghiệp mà việc phân phối lợi tức sau thuế giữa các doanh nghiệp có khác nhau. Tuy nhiên các đối tượng được phân phối bao gồm:

Nhà nước được phân phối thông qua việc thu thuế thu nhập doanh nghiệp.

Doanh nghiệp được phân phối thông qua việc trích lập các quỹ chuyên dùng.

Chia cho các bên tham gia liên doanh, cổ đông. Cụ thể thường gồm các nội dung sau đây:

Bù lỗ năm trước theo luật thuế (nếu có). Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

Lợi nhuận trước thuế = Doanh thu - Tổng chi phí Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - Thuế thu nhập.

Lợi nhuận sau thuế được phân phối tuỳ vào loại hình doanh nghiệp khác nhau thì có thể khác nhau. Tuy nhiên, việc phân phối lợi nhuận sau thuế ở các DN thường gồm các nội dung sau:

Trừ các khoản chi không được tính vào chi phí. Chia lãi cho các cổ đông hay liên doanh.

Chia lãi và trích lập các quỹ. Nếu bị lỗ thì giải quyết theo trình tự sau:

Trừ vào các quỹ. Giảm vốn.

Hạch toán lãi có nhiệm vụ sau

Tính toán, phản ánh chính xác tổng số lãi hoặc lỗ của từng dịch vụ sản xuất kinh doanh.

Thực hiện tốt chế độ phân phối lãi chính xác rõ ràng theo đúng quy định của chế độ tài chính hiện hành.

Phương thức phân phối lợi tức của doanh nghiệp: Trên cơ sở báo cáo tài chính định kỳ (tháng, quý) về số lợi tức thực hiện, doanh nghiệp nộp thuế lợi tức theo luật định. Loại tức còn lại được phân phối cho các cổ đông hay liên doanh và tạm trích vào các quỹ xí nghiệp theo quy định nhưng không vượt quá 70% tổng số lợi tức sau thuế của từng kỳ kế toán. Doanh nghiệp chỉ được tạm trích các quỹ tương ứng với số thuế lợi tức đã nộp. Mức trích lập các quỹ của doanh nghiệp được quy định như sau:

Quỹ đầu tư và phát triển: Trích 50% trở lên, không hạn chế mức tối đa.

Quỹ dự phòng tài chính: Trích 10%, số dư của quỹ này không vượt quá 25 % vốn điều lệ của doanh nghiệp.

Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm: Trích 5% số dư của quỹ này không vượt quá 6 tháng lương thực hiện của doanh nghiệp.

Quỹ khen thưởng và phúc lợi: Được trích từ 2 đến 3 tháng lương thực hiện của doanh nghiệp tuỳ theo tỉ suất lợi nhuận của năm nay thấp hơn hay cao hơn năm trước.

Trường hợp số dư các quỹ dự phòng tài chính, dự phòng trợ cấp mất việc làm đã đạt được mức khống chế, quỹ khen thưởng phúc lợi đã trích đủ theo quy định thì chuyển số lợi tức còn lại vào quỹ đầu tư và phát triển.

Tài khoản sử dụng:

TK 421: Lãi chưa phân phối. TK 414: Quỹ đầu tư phát triển TK 415: Quỹ dự phòng tài chính.

TK 416: Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm. TK 431: Quỹ khen thưởng phúc lợi

Phương pháp hạch toán:

Ghi nhận số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp: Nợ 421-Lãi chưa phân phối.

Có 333 Tiến hành nộp thuế:

Nợ 333

Có 111,112

Trích lập các quỹ theo quy định, ghi: Nợ 421-Lãi chưa phân phối.

Có 414-Quỹ đầu tư phát triển Có 415-Quỹ dự phòng tài chính. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Chương V KẾ TOÁN MỘT SỐ QUÁ TRÌNH KINH DOANH CHỦ YẾU pdf (Trang 30 - 35)