chặt chẽ với nhau.
Cách 2:
- Nhà cung cấp dịch vụ Logistics là các doanh nghiệp yêu cầu phải đáp ứng đủ các điều kiện về phương tiện, công vụ đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, kỹ thuật và đội ngũ nhân viên đáp ứng yêu cầu.
- Khách hàng là những người có hàng hóa cần gửi hoặc cần nhận và có nhu cầu sử dụng dịch vụ giao nhận. Khách hàng có thể là người vận chuyển hay thậm chí là người làm dịch vụ khác. Như vậy, khách hàng có thể là doanh nghiệp hay không phải là doanh nghiệp; có thể là chủ sở hữu hàng hóa hoặc không phải là chủ sở hữu hàng hóa.
Thứ hai, dịch vụ logistics là bước phát triển cao hơn và hoàn chỉnh hơn các dịch vụ liên quan đến hàng hóa như vận tải, đóng gói bao bì, giao nhận hàng hóa, lưu kho, lưu bãi. Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics có thể cung cấp các dịch vụ riêng lẻ như thuê tàu, đóng gói hàng hóa, làm thủ tục hải quan, đăng ký mã hiệu… hoặc cung cấp những dịch vụ trọn gói từ kho đến bãi. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics thực hiện dịch vụ theo chuỗi, có sự sắp xếp hợp lý nhằm tiết kiệm chi phí, thời gian từ nhận hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, chuẩn bị giấy tờ, làm thủ tục hải quan và giao hàng tới cho người nhận. Thương nhân cung ứng dịch vụ logistics được hưởng thù lao từ dịch vụ do mình cung ứng.
Thứ ba, dịch vụ logistics có vai trò quan trọng đối với quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Dịch vụ logistics có thể hỗ trợ toàn bộ các khâu trong trong hoạt động doanh nghiệp, từ chuẩn bị nguyên vật liệu, sản xuất đến khi sản phẩm được đưa ra khỏi doanh nghiệp đến tay người tiêu dùng. Các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics nhằm mục đích đưa hàng hóa tới tay người tiêu dùng nhanh chóng, hạn chế tối đa rủi ro và phải trả thù lao. Tuy nhiên, mức phí này thấp hơn nhiều so với chi phí đầu tư tự thực hiện.
Thứ tư, dịch vụ logistics được thực hiện trên cơ sở hợp đồng song vụ có tính đền bù. Tùy thuộc vào mức độ sử dụng dịch vụ của khách hàng, nội dung hợp đồng có thể đơn giản hoặc phức tạp.
Câu 18 :Phân loại dịch vụ Logistics