Quan hệ giữa WVLC với Vm/s

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố khí tượng khí tượng tới độ ẩm vật liệu cháy dưới tán rừng tại vườn thực nghiệm tây bắc – thành phố sơn la (Trang 35 - 37)

Trên hình 4.25 và 4.26, ta thấy mối quan hệ giữa WVLC với VG có mối tương quan tương đối chặt, cụ thể ở rừng trồng có R1 = 0,55; rừng tự nhiên có R2

= 0,6. Sự ảnh hưởng của tốc độ gió đến độ ẩm vật liệu cháy ở 2 trạng thái không thể hiện rõ có thể là do VG ảnh hưởng một cách gián tiếp tới WVLC thông qua ảnh hưởng đến các yếu tố khí tượng khác như LBH; TKK; WKK. Mặt khác, tại thời điểm 13h, tốc độ gió dưới tán rừng có sự biến động, còn độ ẩm VLC là kết quả tích lũy của trạng thái khí quyển trước thời điểm lấy mẫu.

4.3.1.2. Mối quan hệ tổng hợp của các yếu tố khí tượng với với độ ẩm VLC

Các phương trình tương quan được ghi tại bảng 4.6.

Bảng 4.6: Quan hệ tổng hợp của các yếu tố khí tượng với WVLC

Loại rừng

Đại lượng tương quan

Phương trình tương quan R Mức độ tương quan RT TKK; WKK; M; VG; LBH Wvlc = 31,903 + 0,078 (Wkk + P - V - T - LBH) 0,66 Tương đối chặt RTN TKK; WKK; M; VG; LBH Wvlc = 36,797 + 0,08 (Wkk + P - V - T - LBH) 0,66 Tương đối chặt Kết quả tại bảng 4.6 cho thấy mối quan hệ của các yếu tố khí tượng tác động tới WVLC trong các ÔTC của 2 trạng thái rừng ở mức độ tương đối chặt và có hệ số bằng nhau ( R = 0.66). Các yếu tố khí tượng luôn có mối quan hệ và tác động qua lại với nhau nên trong nghiên cứu sự phụ thuộc độ ẩm của VLC với yếu tố khí tượng cần xem xét ảnh hưởng một cách tổng hợp. Trong điều kiện muốn xác định nhanh độ ẩm VLC dưới tán rừng có thể sử dụng phương trình trên để nội suy theo giá trị của các nhân tố khí tượng quan trắc được lúc 13h hàng ngày.

4.3.2. Mối quan hệ giữa độ ẩm mẫu gỗ và các nhân tố khí tượng.

4.3.2.1. Mối quan hệ giữa độ ẩm mẫu gỗ với từng yếu tố khí tượng

Mối quan hệ giữa độ ẩm mẫu gỗ với từng nhân tố khí tượng được thể hiện thông qua các phương trình tương quan sau:

Ảnh 07: Mầu gỗ Thông ở RT Ảnh 08: Mẫu gổ Thông ở RTN

Bảng 4.7: Tương quan giữa độ ẩm mẫu gỗ với từng yếu tố khí tượng

Loại rừng

Đại lượng tương

quan Phương trình tương quan R

Mức độ tương quan RT Wgỗ ~ Tkk Wgo = e(1,844 + 22,87/T) 0,695 Tương đối chặt Wgỗ ~ Wkk Wgo = 0,747Wkk – 31,239 0,74 Chặt Wgỗ~ P Wgo = 0,067P + 19,032 0,72 Chặt Wgỗ ~ Vg Wgo = 26,613 * 0,634V 0,60 Tương đối chặt Wgỗ ~ Lbh Wgo = 44,71 – 1,59LBH + 0,021LHB2 0,80 Chặt RTN Wgỗ ~ Tkk Wgo = 93,576 – 22,955 ln(T) 0,699 Tương đối chặt Wgỗ ~ Wkk Wgo = 0,685Wkk – 25,3 0,76 Chặt Wgỗ~ P Wgo = 23,436 + 0,056 P 0,67 Tương đối chặt Wgỗ ~ Vg Wgo = 32,285*0,5V 0,68 Tương đối chặt Wgỗ ~ Lbh Wgo = 45,65 – 1,36 LBH + 0,018 LBH2 0,79 Chặt

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố khí tượng khí tượng tới độ ẩm vật liệu cháy dưới tán rừng tại vườn thực nghiệm tây bắc – thành phố sơn la (Trang 35 - 37)