ÁNH SÁNG PHÚ MỸ HƯNG
3.1.2 Những tồn tạ
Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì công ty vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục trong công tác kế toán nói chung, công tác kế toán bán hàng và
xác định kết quả bán hàng nói riêng:
Thứ nhất: Về việc dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập vào cuối niên độ kế toán nhằm ghi nhận phần giá trị dự tính giảm giá so với giá thực tế của hàng tồn kho nhưng chưa chắc chắn. Công ty chưa chú ý đến việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ hàng hóa và có thể làm ứ đọng vốn, gây ảnh hưởng xấu đến hoạt đông kinh doanh nói chung của công ty.
Thứ hai: Về việc dự phòng nợ phải thu khó đòi
Tình hình thu hồi công nợ của công ty còn chậm, công ty chưa kịp thời đôn đốc khách hàng nợ và bị khách hàng chiếm dụng vốn tương đối nhiều.
Công ty chưa mở TK 139: Dự phòng phải thu khó đòi
Số khách hàng hợp đồng mua hàng của công ty có nhiều. Công ty đã thực hiện bán hàng trả chậm, bán hàng chịu từ đó dẫn tới các khoản nợ khó đòi, công ty không hạch toán mở TK dự phòng những trường hợp không thu hồi được nợ ảnh hưởng đến tình hình tài chính.
Thứ ba: Về việc quản lý chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp:
Đây là khoản chi phí quan trọng phục vụ kinh doanh, nhưng Công ty chưa quản lý chặt chẽ, chưa xác định dự toán, kế hoạch, thực hiện khoán cho đối tượng, chưa thực hiện phân tích đánh giá nên chi phí còn cao. Mà việc phân bổ CPBH và CPQLDN lại định theo tỷ lệ từ đầu kỳ việc này không hợp lý lắm vì số lượng hàng nhập xuất trong kỳ không đều nhau.