huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên
.Trước những lợi ích của khí sinh học mang lại, người dân thị xã Xuân Quan đã triển khai và ứng dụng hầm khí Biogas từ hơn 5 năm nay.Tuy nhiên, trong số toàn bộ những họ chăn nuôi lợn thì số hộ sử dụng hầm biogas mới chỉ chiếm 90%.
Xã Xuân Quan thuộc địa phận tỉnh Hưng Yên nằm trên nền đất phù sa được bồi tụ lâu năm, nền đất tốt, dân số khá đông, việc chăn nuôi chủ yếu là theo hộ gia đình với quy mô từ khoảng 15 đến 30 con heo nên khi áp dụng mô hình bề khí sinh học biogas thì rất phù hợp với loại hầm nắp cố định vòm kiểu KT.1. Vì có thể tiết kiệm vật liệu xây dựng so với hình hộp có cùng một thể tích vì nó có diện tích bề mặt nhỏ hơn, tiết kiệm diện tích vì sau khi xây dựng lấp đất có thể trồng rau hoặc làm chuồng trại trên đó, không có góc cạnh nên dễ xử lý kín nước, kín khí, ít khi xảy ra nứt công trình khi đi vào sử dụng, sinh khí tốt vì mọi nơi trong hầm đều tham gia tạo khí, ít tạo váng trên bề mặt nguyên liệu, có bản vẽ thiết kế chính xác.
130 hầm, tập trung nhiều nhất ở thôn 1, 4, 7, 9 ,12. Trong đó: đa phần là do các hộ gia đình chăn nuôi tự tìm hiểu và tự thuê người xây, do có địa chất tốt và thiếu diện tích nên tất cả các hầm ở đây đều là hầm nắp cố định cầu kiểu KT.1. Đến cuối năm 2013 dự kiến sẽ có thêm 7 hộ gia đình xây hầm biogas, nâng tổng số lên con số 137 hầm.
Theo số liệu điều tra thực tế được về thực trạng sử dụng năng lượng Biogas ở một số hộ gia đình ở xã Xuân Quan. Ta thấy hầu hết các hầm đều sử dụng tốt, lượng khí gas sinh ra đủ dùng. Có một số hầm gặp sự cố ( rò rỉ khí gas, hầm bị đầy phân ) nhưng đều đã khắc phục được. Đa số các hộ gia đình đều sử dụng hầm biogas cho mục đích phục vụ đun nấu sinh hoạt hàng ngày, gia súc, chạy máy phát điện khi mất điện. Các hộ gia đình sau khi sử dụng biogas đều nhận thấy rõ hiệu quả mà biogas đem lại, không những tiết kiệm được chi phí hàng tháng mà môi trường còn sạch sẽ hơn trước.
Bà Trần Thị Út, chuyên nghề nuôi heo sinh sản cho biết: Vào cuối năm 2011, gia đình có xây bể khí biogas. Từ khi bể gas xài được, gia đình đỡ vất vả và đỡ tốn kém rất nhiều, bởi vì khỏi phải tốn tiền mua củi để nấu nướng, ban đêm còn có điện xài, mà lại không còn ngửi mùi hôi của chuồng heo.
Nhờ có bể gas mà thức ăn của heo luôn được nấu chín, heo được ăn ngon hơn nên mau lớn, ít khi bị bệnh, do vậy mà chi phí nuôi cũng rẻ hơn nhiều so với khi chưa có xây bể gas.
Cũng như nhiều hộ được hỗ trợ lắp đặt bể biogas, phấn khởi nói: Gia đình tôi làm nghề nuôi lợn trong 3 chuồng, mỗi chuồng có chừng 12 con lợn. Vào tháng 11/2011,gia đình tự thuê thợ xây hầm ủ biogas. Sau khi lắp đặt khoảng 2 tháng thì đã có gas sử dụng. Lượng khí gas xài không hết nên đem chia cho hai nhà hàng xóm xài chung. Từ khi có bể gas thì không còn phải chịu mùi hôi từ chuồng lợn nữa.
Trang trại nuôi heo theo quy mô công nghiệp của ông Đồng Văn Hóa ứng dụng thành công cách xử lý chất thải bằng công trình khí sinh học.
Ông Nguyễn Anh Minh có trang trại nuôi heo quy mô hơn 50 con, đã xây dựng hầm ủ biogas từ năm 2009. Năm 2010, ông có mua 1 máy phát điện
chạy bằng gas nên không phải tốn tiền mua nhiên liệu làm cho việc sản xuất càng tăng thêm lợi nhuận. Cũng từ nguồn gas rẻ tiền sẵn có, ngoài sử dụng để đun nấu, thắp sáng, gia đình đã tự chế thêm nhiều máy móc chuyên dùng khác sử dụng khí gas như cối nghiền thức ăn, máy bơm nước…