• Tiện hớt lưng dao phay đĩa
Hình 2. 31-Cơ cấu hớt lưng dao phay đĩa
Hình 2.11 trình bày nguyên lí tiện hớt lưng dao phay đĩa modul. Khi phôi quay n1
một góc 3α/4 (α=3600/Z với Z là số răng của dao phay modul), dao tiện hớt lưng tịnh tiến
vào theo đường cong acsimet (1-2). Phôi quay tiếp một góc α/4, dao lùi nhanh theo đường cong (2-3) ra nhờ tác dụng của lò xo. Chuyển động tịnh tiến đều của dao (T) được thực hiện bởi cam có chuyển động quay n2. Nếu cam có K lần nâng và dao có Z răng thì giữa chúng có mối liên hệ như sau:
Hình 2. 32-Sơ đồ kết cấu động học máy tiện hớt lưng dao phay đĩa - Phương trình cơ bản xích tốc độ: ( 2 . 2 8 )
- Phương trình cơ bản xích hớt lưng:
( 2 . 2 9 )
Trong đó : nđc – Tốc độ quay của động cơ, v/ph;
ntc – Tốc độ quay của trục chính, v/ph;
iv – Tỉ số truyền của chạc thay đổi tốc độ quay trục chính;
is – Tỉ số truyền của xích chạy dao;
icđ1,icđ2 – Các tỉ số truyền cố định; Z – Số răng của dao phay modul;
K – Số lần nâng cam hớt lưng.
• Hớt lưng dao phay lăn hình trụ, đường răng xoắn
Khi hớt lưng những loại dao phay có đường răng xoắn, ngoài việc thực hiện chuyển động hớt lưng, dao hớt lưng còn phải thực hiện chuyển động tiến dao dọc. Giữa chuyển
động vòng của chi tiết gia công và chuyển động hớt lưng có mối quan hệ chặt chẽ phụ thuộc vào số đường răng trên chi tiết gia công.
Hình 2. 33-Sơ đồ kết cấu động học máy tiện hớt lưng dao phay trụ
- Phương trình cơ bản xích tốc độ:
( 2. 30 )
- Phương trình cơ bản xích hớt lưng:
( 2 . 3 1 )
- Phương trình cơ bản xích vi sai khi cam có 1 lần nâng:
( 2 . 3 2 )
- Phương trình cơ bản xích chạy dao:
( 2
. 3
3 )
Trong đó: nđc – Tốc độ quay của động cơ, v/ph;
ntc – Tốc độ quay của trục chính, v/ph;
iv – Tỉ số truyền của chạc thay đổi tốc độ quay trục chính;
is – Tỉ số truyền xích chạy dao;
icđ1, icđ2, icđ3, icđ4 – Các tỉ số truyền cố định;
iVS – Tỉ số truyền cơ cấu vi sai ;
Z – Số răng của dao phay modul;
K – Số lần nâng cam hớt lưng; tp – Bước xoắn của đường răng;
tx – Bước xoắn của trục vít me;
S – Lượng chạy dao dọc, mm/v.