Hàng hóa quá cảnh phải làm thủ tục thông quan, chịu sự kiểm tra,

Một phần của tài liệu pháp luật về quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ việt nam (Trang 25 - 91)

5. Bố cục của đề tài

2.1.1 Hàng hóa quá cảnh phải làm thủ tục thông quan, chịu sự kiểm tra,

giám sát hải quan, vận chuyển đúng tuyến đường, qua cửa khẩu theo quy định

Mục đích chủ yếu của hoạt động quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam là vận chuyển hàng hóa qua nước ta để đến nước thứ ba, vì vậy vấn đề mà Cơ quan Hải quan quan tâm là hàng hóa quá cảnh này có phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam không. Hàng loạt thủ tục từ việc thông quan, kiểm tra, giám sát việc làm thủ tục, vận chuyển sẽ đảm bảo rằng hàng hóa khi quá cảnh sang lãnh thổ Việt Nam không phải là hàng hóa cấm xuất, nhập khẩu hay vi phạm quy định của pháp luật quốc tế cũng như quy định của pháp luật Việt Nam.

Thông quan chính là hoạt động của Cơ quan Hải quan cho phép hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải được xuất cảnh, nhập cảnh21. Theo đó Cơ quan Hải quan sẽ ra quyết định về việc hàng hóa này được quá cảnh sang lãnh thổ Việt Nam khi tuân thủ những yêu cầu về hàng hóa quá cảnh mà Việt Nam quy định.

Theo quy định của pháp luật thì hàng hóa quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam phải chịu sự giám sát của Cơ quan Hải quan Việt Nam trong toàn bộ thời gian quá cảnh22. Đồng thời hàng hóa quá cảnh phải chịu sự giám sát của Cơ quan Hải quan khi lưu chuyển trên lãnh thổ Việt Nam theo cửa khẩu, tuyến đường quá cảnh, lượng hàng hóa xuất ra phải bằng lượng hàng hóa nhập vào23. Quy định này nhằm đảm bảo nguyên tắc quản lí hải quan về hàng hóa như: niêm phong, số lượng, chủng loại…cũng như về nguyên đai, nguyên kiện khi hàng hóa nhập khẩu vào nước thứ

21 Khoản 11, Điều 4 Luật Hải quan năm 2001, sửa đổi, bổ sung năm 2005

22

Điều 254 Luật Thương mại 2005

ba. Trong quá trình quá cảnh hàng hóa, phải tuân thủ đúng những tuyến đường mà pháp luật Việt Nam quy định, cũng như cửa khẩu làm thủ tục hải quan.

Khi Cơ quan Hải quan nghi ngờ hàng hóa quá cảnh có dấu hiệu vi phạm hàng hóa cấm, không đúng điều kiện của hàng hóa quá cảnh thì Cơ quan Hải quan sẽ tiến hành kiểm tra để tránh trường hợp vi phạm pháp luật. Nội dung của hoạt động kiểm tra này nhằm đảm bảo hàng hóa kê khai trong hồ sơ hải quan khi quá cảnh phải đúng như: tên, số lượng, trọng lượng, trọng tải, xuất xứ thực tế của hàng hóa.

Nguyên tắc này không chỉ bảo đảm rằng hàng hóa quá cảnh sang lãnh thổ Việt Nam để đến nước thứ ba không vi phạm pháp luật quốc tế, mà nó còn là giai đoạn để chống hàng hóa lậu nhập khẩu vào nước thứ ba. Sự kiểm tra giám sát của toàn bộ nguyên tắc này đòi hỏi phải có sự kết hợp từ cơ quan quản lí nhà nước cũng như chủ sở hữu hàng hóa. Nếu hàng hóa không thể qua giai đoạn kiểm tra, giám sát này thì không thể làm thủ tục để nhập khẩu qua nước thứ ba. Nguyên tắc này thể hiện sự quản lí chặt chẽ của Đảng và Nhà nước ta trong việc quản lý kinh tế nói chung cũng như quá cảnh nói riêng.

2.1.2Hàng hóa quá cảnh và phương tiện vận tải được thông quan sau khi đã làm thủ tục hải quan

Sau khi chủ sở hữu hàng hóa hoặc tổ chức làm dịch vụ quá cảnh tuân thủ những quy định của cơ quan hải quan thì chủ thể này tiến hành làm thủ tục hải quan để vận chuyển hàng hóa sang nước thứ ba, thủ tục hải quan này là tất cả các hoạt động tác nghiệp mà bên liên quan và cơ quan Hải quan phải thực hiện24. Các hoạt động tác nghiệp đó bao gồm công việc của chủ sở hữu hàng hóa hoặc của người làm dịch vụ quá cảnh (sau đây gọi là chủ sở hữu hàng hóa) và Cơ quan Hải quan. Đối vớí chủ sở hữu hàng hóa, phải kê khai hàng hóa quá cảnh, nộp hồ sơ xin quá cảnh, đóng phí quá cảnh… Đối với Cơ quan Hải quan thì tiếp nhận bản kê khai, niêm phong, xác nhận tình trạng hàng hóa và một số hoạt động khác.

Sau khi Cơ quan Hải quan và chủ sở hữu hàng hóa đều thực hiện hết các công đoạn trong quá trình làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật Việt Nam thì Cơ quan Hải quan sẽ cho phép hàng hóa đã kiểm tra, giám sát này cũng như phương tiện vận tải chuyên chở được thông quan.

Quy tắc này nhằm đảm bảo khi hàng hóa cũng như phương tiện vận tải chuyên chở đã tuân thủ quy định pháp luật thì được phép quá cảnh sang lãnh thổ Việt Nam. Nguyên tắc này là những ràng buộc của Nhà nước Việt Nam đối với chủ sở hữu

hàng hóa, nếu chủ sở hữu hàng hóa vi phạm những điều kiện về hàng hóa quá cảnh cũng như phương tiện vận tải và các hoạt động khác trong quá trình làm thủ tục hải quan thì sẽ bị xử lý bằng các thủ tục hành chính và không được phép thông quan để nhập khẩu hàng hóa sang nước thứ ba.

2.1.3 Thủ tục hải quan phải được thực hiện công khai, nhanh chóng, thuận tiện và theo quy định pháp luật

Thương nhân thực hiện quá cảnh chú trọng nhiều đến mặt thời gian, nó không chỉ yêu cầu quá trình vận chuyển hàng hóa diễn ra nhanh chóng mà quá trình làm thủ tục hải quan cũng phải tiết kiệm thời gian. Để đáp ứng nhu cầu đó của chủ sở hữu hàng hóa, Cơ quan Nhà nước nói chung, Tổng cục Hải quan nói riêng đã xây dựng nguyên tắc hoạt động rằng khi tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục Hải quan phải thực nhanh chóng nhằm tiết kiệm thời gian cho quá trình quá cảnh. Đi kèm với việc thủ tục hải quan phải nhanh chóng, đòi hỏi khi thực hiện phải công khai, minh bạch tránh tình trạng mập mờ, ảnh hưởng tới “bộ mặt” của Cơ quan Nhà nước trong quan lí hải quan.

Chủ sở hữu hàng hóa khi thực hiện thủ tục hải quan được cơ quan này hướng dẫn sao cho hoạt động được diễn ra nhanh chóng mà còn phải thuận tiện tránh tình trạng thủ tục “rườm rà” bất tiện cho người làm thủ tục.

Thủ tục hải quan là nghĩa vụ của bất cứ người nào tham gia vào các hoạt động hải quan, khi thực hiện thủ tục hải quan yêu cầu đặt ra là phải tuân thủ pháp luật một cách tuyệt đối không chỉ với người làm thủ tục mà còn cả với Cơ quan Nhà nước. Quy định này đặt ra đảm bảo khi thực hiện thủ tục mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân đều phải tuân thủ pháp luật một cách tuyệt đối, nhà nước bảo vệ lợi ích cho các bên khi thực hiện thủ tục đồng thời quy định những nguyên tắc có tính bắt buộc phải tuân theo đối với các chủ thể trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan.

2.2 Chủ thể tham gia và nội dung về quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam

2.2.1 Chủ thể tham gia quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam

2.2.1.1 Chủ sở hữu hàng hóa tham gia quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam

Theo quy định tại Điều 241 Luật Thương mại năm 2005 thì: “chủ sở hữu hàng hóa chính là tổ chức cá nhân nước ngoài”. Như vậy có thể thấy rằng, Luật Thương mại năm 2005 chia chủ sở hữu ra làm hai loại đó là tổ chức và cá nhân: tổ chức là nhiều người cùng tham gia hoạt động theo một mục tiêu chung và tổ chức này phải

thành lập một cách hợp pháp, cá nhân là một con người cụ thể, có năng lực đầy đủ. Theo pháp luật Việt Nam thì cá nhân là người đủ 18 tuổi trở lên25

, và khi cá nhân là chủ thể tham gia hoạt động quá cảnh này còn phải đáp ứng yêu cầu là người không thuộc diện cấm kinh doanh. Tuy nhiên, trong trường hợp này ta cần xác định pháp luật áp dụng cho các chủ thể có yếu tố nước ngoài, theo quy định nếu hợp đồng (hợp đồng quá cảnh trong quá cảnh hàng hóa) thỏa mãn một trong các yếu tố được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 200526 thì luật áp dụng đối với chủ thể được quy định như sau: Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch; Người nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự tại Việt Nam như công dân Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác27. Nếu tổ chức thì:

Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân đó được thành lập, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này; Trong trường hợp pháp nhân nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân được xác định

theo pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam28

. Hàng hóa thuộc chủ sở hữu của tổ chức cá nhân nước ngoài này mới có thể quá cảnh sang lãnh thổ Việt Nam. Quyền sở hữu ở đây bao gồm cả ba quyền là: chiếm hữu, sử dụng và định đoạt29. Nếu Việt Nam không có thỏa thuận hay ký kết nào khác về chủ thể của việc sở hữu hàng hóa này thì chủ thể nước ngoài này phải tuân thủ theo pháp luật Việt Nam. Như vậy vấn đề đặt ra là hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân Việt Nam có trụ sở ở nước ngoài, muốn vận chuyển sang nước thứ ba, tuy nhiên trong quá trình vận chuyển đó phải đi qua lãnh thổ Việt Nam thì không được Luật hiện hành gọi là “quá cảnh” mà là hàng hóa xuất khẩu. Bởi vì, pháp luật Việt Nam chỉ hướng tới quốc tịch30 của chủ sở hữu mà không đặt vấn đề ở nơi xuất khẩu hàng hóa. Chủ sở hữu hàng hóa còn có thể gọi là khách hàng, những người có nhu cầu sử dụng dịch

25 Điều 18, Bộ luật Dân sự năm 2005.

26

Theo Điều 758, Bộ luật Dân sự năm 2005 thì một quan hệ được xem là có yếu tố nước ngoài khi: - Có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài;

- Là các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài;

- Tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.

27 Điều 761, Bộ luật Dân sự năm 2005.

28 Điều 765, Bộ luật Dân sự năm 2005.

29

Đoạn 1, Điều 164, Bộ luật Dân sự năm 2005.

vụ quá cảnh hàng hóa, chủ sở hữu ở đây có thể là người vận chuyển hàng hóa quá cảnh hoặc là người có nhu cầu sử dụng dịch vụ quá cảnh.

2.2.1.2 Tổ chức trung gian thực hiện dịch vụ quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam

Tổ chức trung gian thực hiện dịch vụ quá cảnh hàng hóa có thể gọi là nhà cung cấp dịch vụ. Theo đó nhà cung cấp dịch vụ này là thương nhân có đăng ký kinh doanh và cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp các ngành nghề sau: giao nhận, vận tải được làm dịch vụ vận chuyển hàng hóa cho chủ hàng nước ngoài quá cảnh lãnh thổ Việt Nam31, ngoài ra thương nhân còn thỏa mãn các yếu tố sau: đối với thương nhân Việt Nam không có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (dưới đây gọi tắt là thương nhân): Trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh32

. Chi nhánh thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo ủy quyền của thương nhân; Đối với thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài, công ty và chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam: Các thương nhân, công ty, chi nhánh khi tiến hành hoạt động thương mại thuộc phạm vi điều chỉnh tại Nghị định 187/2013/NĐ-CP này, ngoài việc thực hiện các quy định tại Nghị định này, còn thực hiện theo các quy định khác của pháp luật có liên quan, các cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và lộ trình do Bộ Công Thương công bố. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện, khi xuất khẩu, nhập khẩu, ngoài việc thực hiện quy định của Nghị định này, thương nhân phải thực hiện quy định của pháp luật về điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đó33

.

2.2.1.3 Cơ quan quản lý về quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam

Nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, hệ thống pháp luật nói chung, các đạo luật, pháp lệnh hải quan nói riêng ra đời. Tuy nhiên, nó không có khả năng thực thi nếu không có những con người cụ thể đảm bảo thi hành. Nhận thức được điều đó Nhà nước đã thiết lập đội ngũ hải quan dựa trên sự công bằng, bảo đảm lợi ích cho cho người vận chuyển cũng như hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh. Theo quy định về cơ cấu tổ chức hải quan thì hệ thống hải quan bao gồm: Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh thành phố trực thuộc trung ương, Chi cục Hải

31 Điều 39, Nghị định 187/2013/NĐ-CP

32

Khoản 1, Điều 40, Nghị định 187/2013/NĐ-CP

quan, Đội kiểm soát Hải quan và đơn vị tương đương34. Trong hoạt động quá cảnh cơ quan này có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải để chống hành vi buôn lậu, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới, thực hiện các biện pháp về quản lí đối với hoạt động quá cảnh…

Hải quan Việt Nam35

có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hoá, phương tiện vận tải; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; thống kê hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu36. Riêng trong lĩnh vực quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam, cơ quan hải quan có vai trò rất quan trọng, bởi lẽ hàng hóa quá cảnh chỉ vận chuyển qua lãnh thổ Việt Nam nên việc kiểm tra hàng hóa thuộc danh mục cấm chưa có sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền… Việc xác định và chỉ dẫn đúng tuyến đường quá cảnh của cơ quan hải quan giúp hàng hóa đến cửa khẩu nhanh chóng.

2.2.2 Nội dung quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam

Theo Điều 241 Luật Thương mại 2005 thì nội dung của quá cảnh hàng hóa rất đa dạng bao gồm các công viêc như:

- Vận chuyển, trung chuyển, chuyển tải hàng hóa: Hiểu một cách đơn giản nhất vận chuyển, trung chuyển, chuyển tải hàng hóa là hoạt động chuyển hàng hóa từ kho của người gởi tới cảng, bến tàu, bến xe, cảng, sân bay…hoặc các địa điểm giao hàng khác tùy theo thỏa thuận giữa người vận chuyển, trung chuyển, chuyển tải với người thực hiện dịch vụ quá cảnh. Việc vận chuyển này được thực hiện bằng nhiều phương tiện khác nhau, tùy theo loại hàng hóa cũng như nhu cầu của người thuê vận chuyển.

- Lưu kho, chia tách lô hàng thay đổi phương thức vận tải: là việc hàng hóa khi được chuyển lên phương tiện vận tải để quá cảnh sang lãnh thổ Việt Nam cần có nhu cầu bảo quản tại khu vực trung chuyển của cảng hoặc trên tuyến đường quá cảnh một thời gian nhất định thì được lưu kho. Khi hàng hóa muốn được phân chia

Một phần của tài liệu pháp luật về quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ việt nam (Trang 25 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)