Để đạt được mục tiêu là hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động TTQT, BIDV Cần Thơ cần có các biện pháp, chính sách mang tính đồng bộ và dài hạn, cụ thể là:
Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên TTQT về chuyên môn,
nghiệp vụ TTQT, kiến thức pháp luật, đạo đức nghề nghiệp và ý thức phòng ngừa rủi ro trong hoạt động TTQT. Đặc biệt là nâng cao năng lực quản trị rủi ro Luận văn tốt nghiệp GVHD: Hứa Thanh Xuân
SVTH: Lê Thị Tuyết Mai Trang 95 đối với đội ngũ cán bộ quản trị, điều hành các cấp và tăng cường công tác kiểm tra giám sát rủi ro trong hoạt động TTQT.
Tăng cường công tác thông tin phòng ngừa rủi ro. NH cần có hẳn một nhóm nhân viên chuyên cập nhật đầy đủ thông tin kinh tế, đặc biệt là thông tin phòng ngừa rủi ro nhằm mục đích giảm thiểu rủi ro cho quá trình hoạt động TTQT của NH. Lựa chọn, áp dụng những phương pháp và công cụ phòng ngừa, hạn chế rủi ro thích hợp theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế.
Hoàn thiện hệ thống hoạt động thông tin (chẳng hạn như: máy vi tính, mạng internet,…) phòng ngừa rủi ro trong hoạt động TTQT cho cán bộ TTQT phụ trách theo dõi, cập nhật thông tin kinh tế. Xây dựng một hệ thống công nghệ đảm bảo thu thập được những thông tin quản trị cần thiết cho NH kịp thời để làm cơ sở cho những quyết định kinh doanh NH.
Tăng cường công tác đối ngoại với các NH nước ngoài bao gồm NH đã là đối tác thường xuyên của BIDV Cần Thơ, hoặc chưa thường xuyên để thiết lập những mối quan hệ mới và củng cố mạng lưới các NH đại lý và các văn phòng đại diện ở nước ngoài. Thông qua đó cung cấp thông tin, hỗ trợ cho doanh nghiệp tìm kiếm bạn hàng và thực hiện các hoạt động TTQT một cách an toàn, hiệu quả và nhanh chóng.
Rủi ro trong hoạt động TTQT phần lớn phát sinh từ khách hàng - những
ro trong quá trình hoạt động TTQT, BIDV Cần Thơ cần phải tìm hiểu kỹ xem các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có trang bị tốt kiến thức chuyên môn và trình độ ngoại ngữ cho cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp và cán bộ chuyên môn nghiệp vụ trực tiếp làm công tác xuất nhập khẩu không và doanh nghiệp đó am hiểu như thế nào về đối tác mà họ đang đặt quan hệ giao thương.
5.2.2. Giải pháp nhằm phát triển thanh toán quốc tế tại BIDV Cần
Thơ trong thời gian sắp tới Luận văn tốt nghiệp GVHD: Hứa Thanh Xuân
SVTH: Lê Thị Tuyết Mai Trang 96 - Đối với khách hàng, Ngân hàng nên duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các khách hàng truyền thống đồng thời tìm kiếm những khách hàng mới, khách hàng tiềm năng. Đây là điều quan trọng mà NH cần phải quan tâm đúng mức để duy trì hoạt động của mình. Hình thức tín dụng trong tài trợ xuất nhập khẩu đa phần là ngắn hạn trong khi đó một số doanh nghiệp có nhu cầu thay đổi công nghệ dây chuyền sản xuất đáp ứng nâng cao năng suất vì vậy NH cần mở rộng cho vay trung và dài hạn một mặt giúp cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nâng cao năng lực sản xuất, một mặt tăng doanh số cho vay của NH. Bên cạnh đó, việc tạo lập mối quan hệ tốt với khách hàng có tác dụng hạn chế rủi ro cho NH do NH nắm bắt những thông tin về khách hàng cũng như quá trình hoạt động kinh doanh của họ để có thể hổ trợ và tư vấn lúc cần thiết.
- Để giải quyết thực trạng đồng tiền bị mất giá như hiện nay, BIDV Cần Thơ cần đa dạng hóa các loại ngoại tệ thanh toán (không nên tập trung vào hai hình thức tiền tệ là VND và USD, cần mở rộng thêm các loại ngoại tệ khác, hướng dẫn các doanh nghiệp xuất nhập khẩu lựa chọn đồng ngoại tệ thanh toán có lợi…), thực hiện chính sách mua lại toàn bộ số ngoại tệ mà các doanh nghiệp đã thu được từ xuất khẩu bằng đúng tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước công bố, không thu thêm phí…
- Mở rộng dịch vụ tư vấn. Bên cạnh tư vấn khách hàng về mặt tín dụng ngoài ra ta thấy rằng hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu rất nhạy cảm đối với các yếu tố thị trường cũng như các chính sách đối với các nước xuất nhập khẩu cho nên việc mở rộng tư vấn đối với các yếu tố này là rất cần thiết. Ngoài ra, NH có thể thực hiện thông qua việc tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thông qua đó ta có thể giới thiệu về các dịch vụ của Ngân hàng trong hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó, Ngân hàng còn có thể cung cấp những thông tin về thị trường xuất nhập khẩu hiện tại cũng như uy tín của các đối tác thương mại cho các khách hàng của mình.
- Cần đa dạng các sản phẩm dịch vụ: để nâng cao hiệu quả hoạt động, BIDV Cần Thơ nên cung cấp đầy đủ các giải pháp tài trợ thương mại từ các dịch vụ TTQT truyền thống cho tới các giải pháp mang tính chất phức tạp đặc thù dành
riêng cho từng thương vụ. BIDV Cần Thơ hiện đang cung cấp các dịch vụ TTQT Luận văn tốt nghiệp GVHD: Hứa Thanh Xuân
SVTH: Lê Thị Tuyết Mai Trang 97 như mở L/C, thông báo và xác nhận tín dụng thư, chiết khấu chứng từ xuất khẩu, nhờ thu chứng từ xuất nhập khẩu, bảo lãnh nhận hàng. Các dịch vụ TTQT BIDV Cần Thơ chưa đáp ứng được: tín dụng thư dự phòng, dự phòng rủi ro tỷ giá, liên kết với ngân hàng khác đồng tài trợ cho xuất nhập khẩu. Chính những hạn chế
này làm giảm khả năng hoạt động của TTQT. Trong thời gian tới, ngoài việc cung cấp các dịch vụ chưa làm được, ngân hàng nên cung cấp thêm nhiều dịch vụ mới và tiện ích cho khách hàng khi giao dịch, chẳng hạn giao dịch trực tuyến thông qua wedsite của BIDV Cần Thơ. Khách hàng chỉ cần truy cập vào tên và mật khẩu của tài khoản, mà không cần đến ngân hàng. Dịch vụ mới này cung cấp tiện ích cho khách hàng như gửi đến ngân hàng yêu cầu mở L/C, sữa đổi L/C, theo dõi hoạt động giao dịch của công ty qua nhật ký giao dịch. Bên cạnh đó, giao dịch trực tuyến hỗ trợ khách hàng tìm hiểu thủ tục và lựa chọn phương thức thanh toán xuất nhập khẩu phù hợp. Khách hàng cũng có thể tham khảo những câu hỏi thường gặp về TTQT qua dịch vụ này, với dịch vụ này ngân hàng sẽ không mất thời gian tư vấn cho khách hàng. Với dịch vụ giao dịch trực tuyến này, luôn mang đến cho khách hàng sự nhanh chóng, chính xác và an toàn, thể hiện tính chuyên nghiệp ngày càng cao trong TTQT của ngân hàng.
- Mở rộng quan hệ đại lý với nhiều ngân hàng trên thế giới: Nhằm đáp ứng sự tăng trưởng về quy mô TTQT, mở rộng thị trường xuất khẩu cho tỉnh nhà, ngoài thị trường truyền thống: Mỹ, EU, Nhật... BIDV Cần Thơ mở rộng quan hệ với các ngân hàng ở các nước: Châu phi, Mỹ La Tinh, Trung Đông...các nước này có nhu cầu về lương thực rất cao. Nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng, BIDV Cần Thơ quan hệ với các ngân hàng trên thế giới giao dịch với tất cả ngoại tệ. Ngoài việc mở tài khoản ngoại tệ, BIDV Cần Thơ hướng đến việc mở rộng hệ thống đại lý tham gia vào SWIFT. Tuy nhiên, việc quan hệ với các thị trường mới này không dễ cho ngân hàng thanh toán và khách hàng xuất khẩu, vì các thị trường này thường xuyên có rắc rối về chính trị. Vì vậy ngân hàng cần hết sức thận trọng khi tham gia thanh toán với các thị trường mới này.
Ngoài những yếu tố trên thì BIDV Cần Thơ cũng phải cần nắm vững và thường xuyên cập nhật những sửa đổi bổ sung về Bộ quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ trong xuất nhập khẩu UCP, được Phòng Thương mại Luận văn tốt nghiệp GVHD: Hứa Thanh Xuân
SVTH: Lê Thị Tuyết Mai Trang 98 Quốc tế (ICC) ban hành. Trong đó quy định quyền hạn trách nhiệm của các bên liên quan trong giao dịch tín dụng chứng từ. Đặc biệt UCP 600 là bản sửa đổi lần thứ sáu của ICC. Điểm mới của UCP 600 lần này là quy định cụ thể và chi tiết nghĩa vụ, trách nhiệm của các ngân hàng tham gia thanh toán và trách nhiệm của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu; quy định chi tiết các mức phí áp dụng chung trên toàn thế giới đối với từng loại giao dịch, giúp hoạt động xuất nhập khẩu thuận tiện hơn.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Hứa Thanh Xuân SVTH: Lê Thị Tuyết Mai Trang 99 CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN CHUNG
Hiện nay các ngân hàng hiện đại hoạt động đa lĩnh vực, nếu như trước đây hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu và tạo ra lợi nhuận cao nhất cho ngân hàng, thì hiện nay hoạt động tín dụng đang giảm dần tỷ trọng, thay vào đó là hoạt động dịch vụ đang được mở rộng, vì tín dụng tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất của kinh doanh ngân hàng. Do sự cạnh tranh, các ngân hàng thương mại không ngừng mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ, để thu hút khách hàng. Nhưng việc thỏa mản nhu cầu khách hàng, phải đi đôi với nâng cao hiệu quả hoạt động và lợi nhuận cao nhất cho ngân hàng, thì ngân hàng mới có thể tồn tại và phát triển trong thời đại hội nhập, toàn cầu hóa ngành tài chính ngân hàng như hiện nay. Để phát triển, trước hết ngân hàng cần phải xem xét các yếu tố nội tại ảnh hưởng đến ngân hàng. Qua phân tích có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến TTQT, nhưng ít khi tất cả các yếu tố này tồn tại trong một ngân hàng, chỉ cần một vấn đề tồn tại cũng đủ để ngân hàng hoạt động kém hiệu quả. Vì vậy mà phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến TTQT cũng như đưa ra giải pháp hoạt động cho thời gian tiếp theo là yêu cầu bức thiết.
Trong kinh doanh ngày nay, TTQT đang ngày càng trở nên phổ biến. Những phương thức thanh toán truyền thống như tiền mặt đã dần được thay thế bằng những phương thức thanh toán hiện đại hơn, nhanh chóng hơn. Các doanh nhân cũng sử dụng các phương thức thanh toán một cách thông dụng và linh hoạt hơn trong hoạt động giao thương của mình.
6.2. KIẾN NGHỊ
Trong thời gian sắp tới, với xu hướng hội nhập và thực hiện tự do hóa cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, thì hệ thống các chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động ở Việt Nam sẽ còn lớn mạnh và phát triển hơn nữa, trở thành các trung gian tài chính phát triển ở Việt nam. Điều này góp phần làm cho thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam ngày càng sôi động, hiện đại, phát triển và hoạt động hiệu quả, nhưng cũng là một thách thức lớn cho các ngân hàng Luận văn tốt nghiệp GVHD: Hứa Thanh Xuân SVTH: Lê Thị Tuyết Mai Trang 100
thương mại trong nước. Điều đầu tiên khi các ngân hàng nước ngoài mở rộng hoạt động ở Việt Nam là dịch vụ ngân hàng chất lượng cao như ngân hàng điện tử, nhằm thu hút khách hàng và cạnh tranh với ngân hàng trong nước vốn am hiểu và có một lượng khách hàng nhất định. Các ngân hàng trong nước, nếu không muốn bị lạc hậu hay đào thải, hảy có những bước chuẩn bị thiết thực ngay từ bây giờ, để đủ mạnh cạnh tranh và phát triển trong tương lai.
Có thể dự báo rằng, trong tương lai dịch vụ ngân hàng phát triển sôi động, mạnh mẽ ở cả ngân hàng trong nước và nước ngoài. Để sự phát triển này mang lại lợi ích cho cả ngân hàng và khách hàng, chúng ta cần chuẩn bị tốt kiến thức. Trước hết là về phía chính phủ, cần minh bạch và chặt chẽ hơn hệ thống pháp lý về ngành tài chính ngân hàng, có quy định ưu đãi với các doanh nghiệp xuất khẩu huyết mạch của nền kinh tế quốc gia. Bên cạnh đó là ngân hàng, làm tốt công tác đào tạo nghiệp vụ nhân viên. Tiếp đó là trang bị kiến thức cho doanh nghiệp về thương mại quốc tế.
6.2.1 Kiến nghị đến chính phủ:
- Chính phủ phối hợp chặt chẽ với ban ngành địa phương hướng dẫn bà con
ngư dân chăm sóc tôm đúng cách, đồng thời kiểm tra quá trình chế biến của doanh nghiệp, tránh tình trạng tôm xuất khẩu bị trả về do dư kháng sinh, điều này thiệt hại rất lớn cho doanh nghiệp và ảnh hưởng đến uy tín của Việt Nam.
- Đề nghị Chính phủ có chính sách hổ trợ tài chính cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, nên có một cơ chế tín dụng riêng đối với các doanh nghiệp này, không để họ cố gắng chịu đựng mức lãi suất đầu vào như hiện nay, sẽ ảnh hưởng đến phát triển kinh tế. Hơn nữa, nhu cầu nguồn vốn cho các doanh nghiệp này rất lớn, nếu buộc họ thế chấp tài sản để vay tiền thì không thể thực hiện được.
- Thực hiện chính sách tỷ giá linh hoạt tùy theo yêu cầu lưu thông tiền tệ. Điều chỉnh tỷ giá VND có lợi nhất cho sản xuất và phát triển kinh tế, không cố định là chỉ có xuống giá có lợi cho xuất khẩu hoặc lên giá để có lợi nhập khẩu. - Dự trữ đa dạng các loại ngoại tệ và là người cho vay cuối cùng để quá trình thanh toán của ngân hàng không bị ách tắc.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Hứa Thanh Xuân SVTH: Lê Thị Tuyết Mai Trang 101 6.2.2. Đối với ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Cần mở rộng tín dụng có hiệu quả và phù hợp với quy định của pháp luật, áp dụng lãi suất hợp lý, xử lý các vướng mắc về trả nợ vay và tiếp cận tín dụng ngân hàng của tổ chức, cá nhân: rà soát, đề xuất việc sửa đổi các cơ chế cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính, bao thanh toán, uỷ thác và các cơ chế cấp tín dụng khác để tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.
Tiếp tục đổi mới chính sách và mở rộng tín dụng đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn; tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác góp phần đảm bảo an sinh xã hội: phối hợp với các bộ, ngành liên quan tiến hành rà soát, sửa đổi các cơ chế liên quan đến hoạt động tín dụng đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn như cho vay, bảo đảm tiền vay, đăng ký giao dịch bảo đảm, xử lý tài sản bảo đảm, bảo hiểm giá cả và tiêu thụ hàng hoá, nông sản. Đề xuất và tổ chức thực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất và huy động nguồn vốn
cho các dự án kích cầu đầu tư: phối hợp với các bộ, ngành có liên quan tích cực đàm phán với các tổ chức quốc tế để huy động vốn ODA và các nguồn vốn tài trợ khác; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, ngân hàng thương mại huy động vốn từ nước ngoài.
Điều hành các công cụ chính sách tiền tệ, lãi suất, tỷ giá linh hoạt, thận trọng, phù hợp với mục tiêu kích cầu, khuyến khích sản xuất, xuất khẩu, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an toàn hệ thống
- Xây dựng và triển khai thực hiện phương án điều hành các công cụ chính sách tiền tệ, lãi suất năm 2009 nhằm chủ động kiểm soát mức tăng tổng phương tiện thanh toán và dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế, điều hành chính sách lãi suất và tỷ giá ở mức hợp lý theo diễn biến thị trường; bảo đảm khả năng thanh khoản và an toàn hệ thống ngân hàng.
- Rà soát và đề xuất sửa đổi, bổ sung các cơ chế điều hành các công cụ chính