Kinh nghiệm của các nước trên thế giới.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phân tích cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở nước ta mà Đại hội IX đã nêu và ích lợi của việc sử dụng vào việc phân tích kinh tế - xã hội trong thời kỳ lên CNXH ở Việt Nam docx (Trang 25 - 26)

Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam á, nơi mà đang diễn ra các hoạt động kinh tế sôi nổi nhất. Từ thập kỷ 60 trong khu vực đã có những nước phát triển với tốc độ thần kỳ như: Hàn Quốc, Đài Loan, Xingapo, Hồng Kông, Maialixia. Thái Lan...

Vì sao các nước này đã vươn lên trở thành nước công nghiệp mới phát triển ở châu á, có nền công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu cao cấp, hệ thống dịch vụ thương mại, tài chính, có sức cạnh tranh vào bậc mạnh nhất trên thế giới? Nhưng nguyên nhân đưa đến sự thành công của họ là những kinh nghiệm theo tôi nghĩ chúng ta nên tham khảo và học tập.

Về nguyên nhân khách quan:

Sự thành công của các nước NIC trong khu vực đều bắt nguồn từ một số yếu tổ quốc tế.

Xingapo có vị trí địa lý kinh tế và chính trị chiến lược ở Đông Nam á nên không ngừng được các cường quốc tư bản chủ nghĩa ủng hộ và giúp đỡ. Xét về mọi khía cạnh như xây dựng kết cấu hạ tầng quân sự hay sản xuất, về đầu tư tư bản hay chuyển giao công nghệ, đào tạo cán bộ... nói chung các nước phương Tây, trước hết là Mỹ và Nhật. Nếu như Đài Loan, Nam Triều Tiên được hướng nhiều hơn về sự viện trợ không hoàn lại của Mỹ và các khoản bồi thường của Nhật Bản, thì Xingapo được hưởng các cơ sở quân sự của Anh, sau khi Anh rút khỏi nước này vào năm 1971.

Sự bành trướng kinh tế của Nhật Bản xuống khu vực Đông Nam á cũng là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến sự phát triển của Xingapo, đặc biệt là đối với sự thay đổi công nghệ và sản xuất các mặt hàng cao cấp dành cho xuất khẩu.Về nguyên nhân chủ quan:

Chính phủ đã tạo ra được một môi trường kinh doanh bên trong rất thuận lợi để từ đó tận dụng mức tối đa các cơ hội khách quan và đối phó một cách có hiệu quả với những thách thức từ bên trong và bên ngoài.Chính phủ đã sớm lựa chọn, theo dõi hệ thống kinh tế thị trường, định hướng ưu tiên sản xuất dành cho xuất khẩu. Ngay từ đầu, các nước này đã xác định thành phần kinh tế tư nhân là động lực chính thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Họ coi thành phần kinh tế tư nhân nước ngoài và các khoản đầu tư trực tiếp của nước ngoài là yếu tố then chốt.Chính phủ sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư nước ngoài.Nguồn nhân văn trong nước dồi dào, trí thức cao, ở Xingapo Chính phủ luôn động viên những người lao động học tập người Nhật.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phân tích cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở nước ta mà Đại hội IX đã nêu và ích lợi của việc sử dụng vào việc phân tích kinh tế - xã hội trong thời kỳ lên CNXH ở Việt Nam docx (Trang 25 - 26)