hiệu lực
Tiếp tục kế thừa và hoàn thiện các quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 ra đời thay thế cho pháp lệnh xử lý vi phạm quy định riêng áp dụng với đối tượng này như Điều 7 Xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính, Điều 24 Đưa vào trường giáo dưỡng. Từ khi Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 ra đời đã có rất nhiều các nghị định hướng dẫn chi tiết việc thực hiện những quy định của Pháp lệnh, trong đó có các nghị định như Nghị định số 134/2003/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm
GVHD: TS. Phan Trung Hiền Trang 20 SVTH: Trình Quốc Hy
hành chính ban hành ngày 14/11/2003; Nghị định số 142/2003/NĐ-CP quy định việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng ban hành ngày 24/11/2003; Nghị định số 163/2003/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành biện pháp giáo dụng tại xã, phường, thị trấn ban hành ngày 19/12/2003; Nghị định số 135/2004/NĐ-CP quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh ban hành ngày 10/06/2004 …
Khoản 1 Điều 1 Pháp lệnh quy định: “xử lý vi phạm hành chính bao gồm xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp xử lý hành chính khác”. Tuy nhiên không phải mọi biện pháp xử lý vi phạm hành chính đều được áp dụng với người chưa thành niên.
2.1.3 Giai đoạn từ khi Luật Xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực đến nay
Trãi qua nhiều lần ban hành Pháp lệnh, bổ sung và thay đổi quy định trong lĩnh vực hành chính. Hiện nay Quốc hội đã ban hành một đạo Luật trong lĩnh vực này thay vì Pháp lệnh như lúc trước: Luật Xử lý vi phạm hành chính được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2012, được Chủ tịch Nước ký lệnh công bố số 13/2012/L-CTN ngày 02 tháng 7 năm 2012. Luật có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.
Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 đã dành hẳn một phần (Phần thứ năm- Những quy định đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính, gồm hai (02) chương) để quy định về vấn đề người chưa thành niên vi phạm hành chính. Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 có những quy định mới đối với người chưa thành niên như sau:
Thứ nhất: Trên cơ sở các nguyên tắc về xử lý vi phạm hành chính áp dụng đối với người chưa thành niên, quy định ba (03) hình thức xử phạt vi phạm hành chính áp dụng đối với người chưa thành niên là: cảnh cáo; phạt tiền; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính6, trong khi đó có năm (05) hình thức xử phạt quy định chung áp dụng đối với mọi hành vi vi phạm do cá nhân, tổ chức thực hiện7.
Thứ hai: Luật Xử lý vi phạm hành chính đưa ra các nguyên tắc xử lý mới, đặc thù để áp dụng đối với vi phạm hành chính do người chưa thành niên, cụ thể là: Việc xử lý chỉ được thực hiện trong trường hợp cần thiết nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội; Bảo đảm lợi ích tốt nhất cho người chưa thành niên được áp dụng trong quá trình xử lý người chưa thành niên; Nguyên tắc áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng chỉ được thực hiện khi xét thấy không có biện pháp xử lý khác phù hợp hơn; Việc áp dụng hình thức, quyết định
6 Xem Khoản 1 Điều 135 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012
GVHD: TS. Phan Trung Hiền Trang 21 SVTH: Trình Quốc Hy
mức xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên phải nhẹ hơn so với người thành niên có cùng hành vi vi phạm hành chính; Nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ bí mật riêng tư của người chưa thành niên; Việc áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính không được coi là đã bị xử lý vi phạm hành chính8.
Thứ ba: Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định 2 biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với người chưa thành niên là biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (áp dụng chung cho cả người chưa thành niên và người thành niên) và biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng (chỉ áp dụng riêng đối với đối tượng là người chưa thành niên vi phạm pháp luật hành chính).
Thứ tư: để bảo đảm tính răn đe và đạt được mục đích của công tác giáo dục trong thời gian quản lý tại gia đình (đây là 01 trong 02 biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thanh niên) nếu người chưa thành niên tiếp tục vi phạm pháp luật thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi ra quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình quyết định chấm dứt việc áp dụng biện pháp và xử lý theo quy định của pháp luật9.
Luật được ban hành với mục tiêu nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính; góp phần bảo đảm trật tự, kỷ cương quản lý hành chính, an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân; đấu tranh phòng, chống có hiệu quả đối với vi phạm hành chính, tội phạm trong thời kỳ mới; khắc phục tối đa tình trạng thiếu thống nhất và chồng chéo trong hệ thống pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Tuy nhiên Luật mới ban hành Nghị định, thông tư hướng dẫn chưa nhiều và do còn ảnh hưởng của quy định cũ nên việc áp dụng quy định mới còn nhiều bất cập và hạn chế.
2.2 Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính
Theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.
2.2.1 Các hình thức xử phạt chính
Theo Khoản 1 Điều 135 Luật Xử lý vi phạm hành chính hiện hành thì các hình thức xử phạt áp dụng đối với người chưa thành niên bao gồm: cảnh cáo, phạt tiền, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
8 Xem Điều 134 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012
GVHD: TS. Phan Trung Hiền Trang 22 SVTH: Trình Quốc Hy
Cảnh cáo: Là hình thức phạt chính, áp dụng độc lập đối với vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện với lỗi cố ý, có thể áp dụng đối với người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
Đối với người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì mọi hành vi vi phạm hành chính đều được áp dụng biện pháp cảnh cáo.
Đối với người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, áp dụng biện pháp cảnh cáo khi đủ các điệu kiện: Hành vi của đối tượng này thực hiện được pháp luật quy định có thể áp dụng hình thức phạt cảnh cáo; Việc áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo đối với đối tượng trên khi thực hiện hành vi vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có “tình tiết giảm nhẹ”10 và theo quy định thì bị áp dụng biện pháp cảnh cáo.
Phạt tiền: Luật quy định hình thức xử phạt này không được áp dụng đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính ở độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. Đối với người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì có thể áp dụng hình thức xử phạt này. Tuy nhiên, mức tiền phạt áp dụng đối với từng hành vi vi phạm trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước do người chưa thành niên thực hiện không được áp dụng theo nguyên tắc chung như đối với người thành niên mà phải thực hiện theo nguyên tắc: “người chưa thành niên bị phạt tiền thì mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên”11.
Nếu người chưa thành niên không có tiền nộp phạt thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải nộp phạt thay. Thực chất pháp luật quy định như vậy nhằm xác định trách nhiệm của cha, mẹ hoặc người giám hộ với hành vi của con em mình hoặc người có trách nhiệm đại diện và giáo dục.
Mức phạt tiền được quy định từ 50.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân. Đối với khu vực nội thành của thành phố trực thuộc trung ương thì mức phạt tiền có thể cao hơn, nhưng tối đa không quá 02 lần mức phạt chung áp dụng đối với cùng hành vi vi phạm trong các lĩnh vực giao thông đường bộ; an ninh trât tự; an toàn xã hội.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính: Là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hóa, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do người chưa thành niên thực hiện với lỗi cố ý.
Phương tiện vi phạm có thể là thuộc hữu của người chưa thành niên vi phạm hành chính hoặc có thể thuộc sở hữu của chủ thể khác. Nếu phương tiện thuộc sở hữu của người chưa thành niên hoặc người khác mà chủ sở hữu đó có lỗi trong việc để người chưa
10 Xem Điều 9 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012
GVHD: TS. Phan Trung Hiền Trang 23 SVTH: Trình Quốc Hy
thành niên sử dụng phương tiện thực hiện vi phạm thì tùy vào phương tiện vi phạm có thể sẽ bị tịch thu, sung vào công quỹ nhà nước. Nếu phương tiện do người chưa thành niên chiếm đoạt trái pháp luật của chủ thể khác thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải xác định và trả về cho chủ sở hữu hợp pháp.
2.2.2 Các hình thức xử phạt bổ sung
Theo Khoản 1, Khoản 2 Điều 21 và Khoản 1 Điều 135 Luật Xử lý vi phạm hành chính hiện hành thì hình thức xử phạt bổ sung đối với người chưa thành niên là: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
2.2.3 Các biện pháp khắc phục hậu quả
Người chưa thành niên khi vi phạm hành chính cũng có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả như quy định tại Khoản 2 Điều 135 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định chỉ áp dụng 4 trong số 9 biện pháp khắc phục hậu quả đã được quy định tại Điều 28 của Luật. Các biện pháp này không phải là những hình thức xử phạt hay biện pháp xử lý hành chính khác, nó được áp dụng nhằm mục đích khắc phục những hậu quả do vi phạm hành chính gây ra trong thực tế gồm:
- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép.
- Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra.
- Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi và cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại.
- Buộc nộp lại khoản thu bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái với quy định của pháp luật.
Người chưa thành niên vi phạm hành chính có thể có khả năng chấp hành các biện phục hậu quả hoặc không, trong trường hợp họ không có khả năng chấp hành các biện pháp trên thì cha mẹ hoặc người giám hộ của họ phải có trách nhiệm, để đảm bảo khắc phục phần nào những thiệt hại về quyền, lợi ích, tài sản của cá nhân, tổ chức do vi phạm hành chính của người chưa thành niên gây ra12.
GVHD: TS. Phan Trung Hiền Trang 24 SVTH: Trình Quốc Hy
2.3 Thẩm quyền xử phạt, nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt phạt
2.3.1 Thẩm quyền xử phạt
Xử lý vi phạm hành là một dạng hoạt động áp dụng pháp luật hành chính, là quá trình các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật, tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ… để ban hành các quyết định xử phạt. Việc hoàn thiện các quy định về xử phạt vi phạm hành chính là đòi hỏi cấp thiết trong tình hình hiện nay nhằm đảm bảo việc xử phạt đúng đắn. Các quy định về xử phạt vi phạm hành chính phải được thực hiện nghiêm chỉnh từ phía các cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, trong đó việc xác định thẩm quyền xử phạt có ý nghĩa rất quan trọng.
Theo Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính chủ yếu thuộc về các cơ quan hành chính Nhà nước, trong đó cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền chung ở địa phương (Ủy ban nhân dân các cấp ) có thẩm quyền xử phạt đối với mọi vi phạm hành chính xảy ra trên địa bàn mình quản lý. Còn các cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực có thẩm quyền xử phạt đối với các vi phạm hành chính xảy ra trong ngành, lĩnh vực mình phụ trách. Cụ thể:
2.3.1.1Cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
Không phải mọi cơ quan thuộc bộ máy nhà nước có chức năng quản lý nhà nước điều có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính mà theo quy định thì các cở quan sau đây có thẩm quyền xử phạt13:
- Uỷ ban nhân dân các cấp (tỉnh, huyện, xã). - Công an nhân dân.
- Bộ đội biên phòng. - Cảnh sát biển. - Hải quan. - Kiểm lâm. - Cơ quan thuế. - Quản lý thị trường. - Thanh tra.
- Cảng vụ (hành hải, thủy nội địa, hàng không). - Tòa án nhân dân.
GVHD: TS. Phan Trung Hiền Trang 25 SVTH: Trình Quốc Hy
- Cơ quan thi hành án dân sự. - Cục quản lý lao động nước ngoài.
- Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.
2.3.1.2 Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
Trong các cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính nói trên thì những người được quy định có thẩm quyền được xử phạt vi phạm hành chính khá nhiều, với mục đích phòng ngừa, xử lý các hành vi phạm pháp luật trong 101 lĩnh vực quản lý nhà nước, có dấu hiệu của tội phạm nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Luật giao cho 188 người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính14, cụ thể là15:
- Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã (xã, phường, thị trấn).
- Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện (quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh). - Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương). - Chiến sĩ công an thi hành công vụ.
- Trạm trưởng, Đội trưởng của chiến sĩ công an nhân dân đang thi hành công vụ. - Trưởng công cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu,