Thẩm quyền và đối tượng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du

Một phần của tài liệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch (Trang 27)

2.1.1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch

2.1.1.2. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính

Theo quy định tại Nghị định 158/2013/NĐ-CP thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính là Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan thanh tra chuyên ngành, công an nhân dân, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, Cơ quan thuế, Quản lý thị trường.Và công chức, viên chức đang thi hành nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch thì được quyền lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định7.

2.1.1.3. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp8

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:

7Điều 79 Nghịđịnh 158/2013/NĐ-CP.

- Phạt cảnh cáo;

- Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;

- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 5.000.000 đồng;

- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và đ khoản 1

Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:

- Phạt cảnh cáo;

- Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch;

- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ

hoạt động có thời hạn;

- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 25.000.000 đồng;

- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 2 nghị định 158/2013/ NĐ-CP9.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:

- Phạt cảnh cáo;

- Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch;

- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ

hoạt động có thời hạn;

- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 2 Nghị định 158/2013/NĐ-CP.

2.1.1.4. Thẩm quyền của cơ quan thanh tra chuyên ngành10

Thanh tra viên Văn hóa, Thể thao, Du lịch có quyền:

- Phạt cảnh cáo; - Phạt tiền đến 500.000 đồng; 9 Xem Điều 2 Nghịđịnh 158/2013/NĐ-CP. 10Điều 81 Nghịđịnh 158/2013/NĐ-CP.

GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung Trang 29 SVTH: Nguyễn Thị Muội

- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 500.000 đồng;

- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1

Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính.

Chánh Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao, Du lịch có quyền:

- Phạt cảnh cáo;

- Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch;

- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ

hoạt động có thời hạn;

- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 25.000.000 đồng;

- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 2 Nghị định 158/2013/NĐ-CP11.

Chánh Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao, du lịch có quyền:

- Phạt cảnh cáo;

- Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch;

- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ

hoạt động có thời hạn;

- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 2 Nghị định 158/2013/NĐ-CP.

Trưởng Đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ văn hóa, Thể thao, Du lịch có quyền:

- Phạt cảnh cáo; - Phạt tiền đến 35.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch; - Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; 11

- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 35.000.000 đồng; - Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 2 Nghị định 158/2013/NĐ-CP. So với Nghị định 16/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch, Nghị định 158/2013/NĐ-CP, quy định mức phạt tiền của Chánh Thanh tra Sở Văn hóa, Thể Thao, Du lịch được nâng lên. Với nghị định 158/2013/NĐ-CP, thẩm quyền xử phạt được mở rộng hơn Nghị định 16/2012/NĐ-CP cụ thể là có thẩm quyền xử phạt của trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch tạo điều kiện thuận lợi về pháp lý cho cơ

quan thanh tra tiến hành xử phạt.

2.1.1.5. Thẩm quyền của công an nhân dân12

Chiến sỹ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:

- Phạt cảnh cáo;

- Phạt tiền đến 500.000 đồng.

Trạm trưởng, đội trưởng của người được quy định tại Khoản 1 Điều 82 Nghị định 158/2013/NĐ-CP có quyền:

- Phạt cảnh cáo;

- Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.

Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền:

- Phạt cảnh cáo;

- Phạt tiền đến 2.500.000 đồng;

- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không quá mức tiền phạt 2.500.000 đồng;

- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và đ Khoản 1

Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính.

2.1.1.6. Thẩm quyền của Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, cơ quan thuế, Quản lý thị trường13 thuế, Quản lý thị trường13

12Điều 82 Nghịđịnh 158/2013/NĐ-CP.

GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung Trang 31 SVTH: Nguyễn Thị Muội

- Những người có thẩm quyền xử phạt của Bộ đội biên phòng có thẩm quyền xử

phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghịđịnh này theo quy định tại Điều 40 của Luật xử

lý vi phạm hành chính14.

- Những người có thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quảđối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này theo quy định tại Điều 41 của Luật xử lý vi phạm hành chính15.

- Những người có thẩm quyền xử phạt của Hải quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quảđối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này theo quy định tại Điều 42 của Luật xử lý vi phạm hành chính16.

- Những người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Thuế có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quảđối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này theo quy định tại Điều 44 của Luật xử lý vi phạm hành chính17.

- Những người có thẩm quyền xử phạt của Quản lý thị trường có thẩm quyền xử

phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghịđịnh này theo quy định tại Điều 45 của Luật xử

lý vi phạm hành chính18.

Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh có thẩm quyền xử phạt nêu trên là thẩm quyền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; thẩm quyền xử

phạt đối với tổ chức gấp hai lần đối với cá nhân.

2.1.2. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch

Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch bao gồm:

Cá nhân, tổ chức Việt Nam và cá nhân, tổ chức nước ngoài (gọi chung là cá nhân, tổ chức) có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch trên lãnh thổ Việt Nam.

14 Khoản 1 Điều 83 Nghịđịnh 158/2013/NĐ-CP. 15 Khoản 2 Điều 83 Nghịđịnh 158/2013/NĐ-CP. 16 Khoản 3 Điều 83 Nghịđịnh 158/2013/NĐ-CP. 17 Khoản 4 Điều 83 Nghịđịnh 158/2013/NĐ-CP. 18 Khoản 2 Điều 83 Nghịđịnh 158/2013/NĐ-CP.

Cá nhân;

Bao gồm công dân Việt Nam, người không quốc tịch, người nước ngoài. Một cá nhân khi có hành vi vi phạm hành chính sẽ trở thành chủ thể của vi phạm hành chính nếu có đủđiều kiện: có năng lực trách nhiệm hành chính, nghĩa là đạt đến độ tuổi nhất

định, không mắc các bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác làm mất khả năng điều khiển hành vi. Theo quy định của pháp luật “Người từđủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị

xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từđủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính19”.

Quân nhân tại ngũ, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện và những người thuộc lực lượng Công an nhân dân vi phạm hành chính thì bị xử lý như đối với các công dân khác; trong trường hợp cần áp dụng hình thức phạt tước quyền sử dụng một số giấy phép hoạt động vì mục đích quốc phòng, an ninh thì người xử phạt không trực tiếp xử lý mà đề nghị cơ quan, đơn vị Quân đội, Công an có thẩm quyền xử lý theo điều lệnh kỷ luật.

Tổ chức;

Bao gồm cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức nước ngoài đơn vị kinh tế. Trong nhiều trường hợp rất khó có thể truy cứu trách nhiệm hành chính của tổ chức, cơ quan, bởi mỗi người có suy nghĩ và tư duy riêng.

Tuy nhiên, nhằm để phòng ngừa đấu tranh mọi hành vi vi phạm hành chính của từng cá nhân trong tổ chức, việc truy cứu trách nhiệm tổ chức là cần thiết. Theo quy

định tại khoản b Điều 5 của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì tổ chức bị xử

phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra. Sau khi chấp hành quyết

định xử phạt, tổ chức bị xử phạt xác định cá nhân có lỗi gây ra vi phạm hành chính để

xác định trách nhiệm pháp lý của người đó theo quy định của pháp luật. Đây có thể là trách nhiệm vật chất hoặc trách nhiệm kỷ luật.

Cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ

nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ Việt Nam thì bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều

ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.20

19Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

20

GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung Trang 33 SVTH: Nguyễn Thị Muội 2.2. Các hình thức xử phạt trong lĩnh vực du lịch Tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch sẽ bị áp dụng các hình thức xử phạt sau đây: Hình thức xử phạt chính: Cảnh cáo;

Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi

đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản21

Tại khoản 1 Điều 44 Nghịđịnh 158/2013/NĐ-CP quy định hình thức phạt cảnh cáo chỉ áp dụng đối với hành vi vi phạm quy định về hướng dẫn du lịch vì đây là hành vi vi phạm hành chính tương đối nhẹ, không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động du lịch. Hình thức xử phạt này mang tính giáo dục, răng đe các cá nhân không thực hiện đúng quy định.

Phạt tiền;

Đây là biện pháp xử phạt vi phạm hành chính mà tổ chức, cá nhân vi phạm phải nộp phạt bằng tiền. Khi áp dụng hình thức phạt tiền, mức tiền phạt cụ thểđối với một hành vi là mức trung bình của khung hình phạt. Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể thấp hơn mức trung bình nhưng không được thấp hơn số tiền thấp nhất của khung tiền phạt; tương ứng, nếu có tình tiết tăng nặng, thì có thể áp dụng mức tiền phạt cao hơn mức trung bình nhưng không được cao hơn mức tiền cao nhất của khung tiền phạt. Theo Nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định mức phạt tiền đối với cá nhân trong lĩnh vực du lịch tối đa là 50.000.000 đồng và thấp nhất là 200.000 đồng. Đối với cùng một hành vi vi phạm mức phạt tiền của tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Hình thức xử phạt bổ sung:

- Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế từ 6 tháng đến 18 tháng đối với các hành vi vi phạm được quy định tại Điều 42 Nghịđịnh 158/2013/NĐ- CP.

- Tước quyền sử dụng Thẻ hướng dẫn viên du lịch từ 3 tháng đến 12 tháng đối với các hành vi vi phạm được quy định tại Điều 44 Nghịđịnh 158/2013/NĐ-CP.

- Tước quyền sử dụng Quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch từ 6 tháng

đến 12 tháng đối với các hành vi vi phạm được quy định tại Điều 45 Nghị định 158/2013/NĐ-CP.

Trong thời gian bị tước quyền sử dụng các loại giấy phép tổ chức, cá nhân hoạt

động trong lĩnh vực này phải ngưng các hoạt động đang thực hiện và không được hưởng những quyền ghi nhận trong giấy phép kinh doanh đã đăng kí. Vì vậy sẽ ảnh hưởng rất lớn đến công việc và lợi ích của tập thể. Hình thức xử phạt này đã áp dụng

đối với nhiều trường hợp cụ thể trong lĩnh vực du lịch buộc các doanh nghiệp kinh doanh du lịch bịđình chỉ hoạt động.

- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính

Theo Điều 26 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định: tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là việc xung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hang hóa, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố

ý của cá nhân, tổ chức.

Theo quy định tại điểm d và đ khoản 3 Điều 44 Nghị định 158/2013/NĐ-CP hình thức xử phạt này chỉ áp dụng đối với vi phạm về quy định hướng dẫn du lịch về việc sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch không đúng quy định và mức phạt giảm so với quy

định tai Nghịđịnh 16/2012/NĐ-CP. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm

Cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp lại số lợi bất hợp pháp là tiền, tài sản, giấy tờ và vật có giá có được từ vi phạm hành chính mà cá nhân, tổ chức đó đã thực hiện để sung vào ngân sách nhà nước hoặc hoàn trả cho đối tượng bị chiếm đoạt.22

Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm

Một phần của tài liệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)