Các phòng phụ của nhà máy

Một phần của tài liệu CÔNG TRÌNH TRẠM THỦY điện (Trang 40 - 45)

Ở nhà máy thuỷ điện, các thiết bị phụ và các thiết bị đo lường bố trí trong các phòng riêng, các phòng đó bố trí trong nhà máy. Theo chức năng chia các phòng này thành hai nhóm: Phòng đặt các thiết bị điều khiển gọi là phòng thao tác, phòng bố trí các thiết bị để sửa chữa và trạm vận hành các thiết bị gọi là phòng sản xuất. Ngoài các phòng trên còn bố trí các phòng làm việc, phòng sử dụng công cộng như câu lạc bộ, các phòng phục vụ sinh hoạt, đời sống ...

Các phòng quản lý vận hành ở một nhà máy thuỷ điện bao gồm :

+ Các phòng có liên quan trực tiếp đến vận hành nhà máy gồm: Phòng điều khiển trung tâm, và các phòng điện, phòng trực ban và điều độ, phòng thông tin liên lạc, phòng ắc quy, phòng nạp điện, phòng axít ...

+ Các phòng sản xuất gồm: Phòng sửa chữa cơ điện, phòng thủy công, phòng kiểm tra và sửa chữa các đòng hồ đo, phòng thí nghiệm điện cao thế, phòng hoá nghiệm dầu, phòng tái sinh dầu, phòng đặt thiết bị thông gió, phòng đặt máy bơm, phòng khí nén, trạm cung cấp nước kỹ thuật, kho dụng cụ...

+ Phòng trực ban của các bộ phận như công nhân đường dây, công nhân bộ phận máy thủy lực, công nhân phong hoả...

+ Phòng hành chính gồm: Phòng giám đốc, phòng kỹ sư trưởng, văn phòng đảng ủy và các đoàn thể, phòng kỹ thuật, phòng hội họp, phòng phục vụ,phòng y tế, hội trường...Ngoài ra còn các phòng phục vụ sinh hoạt và đời sống.

1. Phòng điều khiển trung tâm.

Toàn bộ các tín hiệu của các thiết bị đo lường và kiểm tra trong nhà máy được hệ thống dây cáp dẫn về phòng điều khiển trung tâm. Tại đây ta có thể theo dõi tình hình làm việc của trạm thuỷ điện và đưa ra các phương án xử lý khi bị sự cố. Vì vậy có thể coi đây là trung tâm đầu não của nhà máy.

Phòng điều khiển trung tâm được bố trí phía trái nhà máy.

2. Phòng điện một chiều.

Để cung cấp điện thao tác các thiết bị, thắp sáng cho nhà máy khi xảy ra sự cố và cung cấp cho mạch nhị thứ cần phải có hệ thống điện một chiều gồm các phòng Acquy, Axit, phòng nạp điện. Hệ thống điện một chiều này được bố trí phía dưới phòng điều khiển trung tâm.

KẾT LUẬN

Quá trình làm đồ án đã giúp em củng cố lại kiến thức đã học và tham khảo thêm các kiến thức trong các sách khác để phù hợp với các yêu cầu về thiết kế, thi công các công trình Thuỷ lợi - Thuỷ điện một cách hợp lý nhất.

Tuy nhiên do thời gian có hạn, khả năng và trình độ còn hạn chế, kinh nghiệm thực tế còn chưa có nên không tránh khỏi những sai sót trong đồ án. Em rất mong được các thầy cô giáo bổ sung và góp ý gúp cho em nhận ra và khắc phục những thiếu sót để hoàn chỉnh tốt hơn.

Để hoàn thành đồ án môn học này em xin cảm ơn sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình củaThS. Nguyễn Đức Nghĩa đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình làm đồ án.

Hà Nội, tháng 6 năm 2014 Sinh viên thực hiện : Đặng Bá Tuấn

MỤC LỤC

PHẦN 1 : CÁC TÀI LIỆU CHO TRƯỚC...1

PHẦN 2 :CHỌN CÁC THIẾT BỊ CHO NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN...2

2. Sơ bộ chọn máy phát điện (MF)...2

2.1. Khái niệm chung...2

2.2. Chọn phương pháp xác định các thông số của máy phát...3

2.3. Các kích thước của máy phát...5

PHẦN 3: CHỌN THIẾT BỊ DẪN VÀ THOÁT NƯỚC...8

3.1. Buồng xoắn...8

3.1.1. Khái niệm...8

3.1.2. Chọn kiểu buồng turbin...8

3.1.3. Các thông số cơ bản của buồng xoắn...9

3.1.4. Các bước xác định kích thước mặt bằng buồng xoắn...9

3.2.Thiết bị thoát nước cho nhà máy...13

3.2.1. Khái niệm và công dụng ống hút...13

PHẦN 4: CHỌN SƠ ĐỒ ĐẤU ĐIỆN, THIẾT BỊ NÂNG HẠ...16

4.1. Sơ đồ đấu điện chính...16

4.1.1. Khái niệm...16

4.1.2 . Các nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn sơ đồ đấu điện chính và các yêu cầu khi thiết kế sơ đồ đấu điện chính...16

4.1.3. Chọn sơ đồ đấu điện chính...16

4.2.Chọn máy biến áp cho TTĐ ...19

4.2.1. Công dụng của máy biến áp...19

4.2.2. Chọn MBA chính cho TTĐ ...20

4.2.3. Chọn MBA tự dùng...22

4.3. Chọn thiết bị nâng chuyển cho TTĐ...23

PHẦN V: NHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN...25

CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG...25

1. Khái niệm chung:...25

2. Vị trí nhà máy, loại nhà máy:...25

2.1. Vị trí nhà máy:...25

2.2. Loại nhà máy:...25

CHƯƠNG 2 TÍNH TOÁN KÍCH THƯỚC PHẦN DƯỚI NƯỚC...27

1. Khái niệm:...27

2.1. Kích thước chiều dài đoạn tổ máy (Lđ):...27

2.2. Kích thước chiều ngang đoạn tổ máy (Bđ):...28

2.3. Cao trình lắp máy:...28

2.4. Cao trình sàn turbin (∇STB):...28

2.5. Cao trình đáy ống hút (∇đôh):...29

2.6. Cao trình miệng ống hút (∇môh):...29

2.7. Cao trình đáy móng nhà máy (∇m):...29

2.8. Cao trình lắp máy phát (∇LMF):...29

2.9. Cao trình sàn nhà máy (∇SNM):...30

CHƯƠNG 3. KẾT CẤU VÀ KÍCH THƯỚC PHẦN TRÊN NƯỚC...31

1. Khái niệm:...31

2. Xác định các cao trình phần trên nước nhà máy:...31

2.1 Cao trình sàn nhà máy (ΣNM):...31

2.2 Cao trình cầu trục (ΧT):...31

2.3. Cao trình trần nhà máy (∇Tr):...32

2.4 Cao trình đỉnh nhà máy (∇Đ):...32

3. Xác định kích thước mặt bằng phần trên nước nhà máy:...32

3.1. Chiều rộng nhà máy (B):...32

3.2. Kích thước gian lắp ráp:...33

3.3.Chiều dài nhà máy (LNM):...33

4. Kết cấu phần trên nhà máy:...34

4.1. Khe lún và khe nhiệt độ:...34

4.2. Tường nhà máy:...34

4.3. Cột nhà máy:...34

4.4. Kết cấu mái nhà máy:...34

CHƯƠNG 4: THIẾT BỊ VÀ PHÒNG PHỤ TRONG NHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN ... 35

I. Các thiết bị bố trí trong nhà máy ...35

1. Thiết bị động lực...35

2. Các thiết bị cơ khí trong nhà máy thuỷ điện...35

2.1. Cửa van trên đường ống dẫn nước turbin.- Cửa van cửa ra ống hút...35

2.2.Thiết bị nâng chuyển...35

2.3. Thiết bị điện...35

2.4. Máy biến áp chính...35

2.5. Trạm phân phối điện cao thế...36

2.6. Bộ phận phân phối điện thế máy phát...36

2.7. Hệ thống thiết bị phụ...36

2.8. Hệ thống dầu...38

2.9. Hệ thống cung cấp nước kỹ thuật...39

2.10. Hệ thống khí nén...39

2.11. Hệ thống tháo nước...40

2.12. Hệ thống đo lường trong nhà máy...40

II. Các phòng phụ của nhà máy...40

2. Phòng điện một chiều...41

Một phần của tài liệu CÔNG TRÌNH TRẠM THỦY điện (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w