1 Chi đầu tư phát triển 180.000
2 Chi trả nợ và viện trợ 100.000
3 Chi thường xuyên 542.000
4 Chi thực hiện cải cách tiền lương 59.300
5 Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính 100
6 Dự phòng 21.700
D BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 140.200
Tỷ lệ bội chi so GDP 4,8%
Khi Việt Nam gia nhập WTO, yêu cầu phải mở cửa thị trường hàng hóa, gia nhập WTO, Việt Nam đã ràng buộc mức trần cho tất cả các dòng thuế trong biểu thuế nhập khẩu của mình, chỉ sử dụng thuế nhập khẩu làm công cụ để bảo hộ, không sử dụng phí, lệ phí và các khoản thu khác nhằm mục đích thu ngân sách (ngoài thuế nhập khẩu). Trên tinh thần đó, Việt Nam giảm mức thuế nhập khẩu bình quân từ mức hiện hành 17,4% xuống còn 13,4% trong vòng 5 -7 năm. Mức thuế nhập khẩu bình quân đối với hàng nông sản giảm từ mức hiện hành 23,5% xuống còn 20,9% và mức thuế nhập khẩu bình quân đối với hàng phi nông sản giảm từ 16,8% xuống 12,6%. Việt Nam bảo lưu quyền áp dụng hạn ngạch thuế quan với đường, trứng gia cầm, thuốc lá và muối. Đối với trợ cấp nông sản, Việt Nam cam kết bãi bỏ hoàn toàn các loại trợ cấp bị cấm như trợ cấp xuất khẩu, trợ cấp nôi địa hóa và được quyền hỗ trợ trong nước đối với nông sản ở mức 10%... Xem xét tác động của các cam kết giảm thuế có thể thấy, về tổng thể, việc cắt giảm mức
thuế nhập khẩu sẽ làm giảm sự bảo hộ đối với một số mặt hàng, thúc đẩy việc cơ cấu lại nền kinh tế phát triển theo hướng hiệu quả, chuyên môn hóa và tăng sản xuất quy mô lớn, phát huy tốt các lợi thế về lao động, tài nguyên. Thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu. Đây là tín hiệu tốt đối với các nhà đầu tư nước ngoài, tăng niềm tin vào định hướng mở cửa và tiềm năng phát triển kinh tế của Việt Nam. Việc cắt giảm thuế trong ngắn hạn sẽ tác động nhất định, tuy nhiên, về lâu dài sẽ tác động không lớn lắm đối với nguồn thu ngân sách nhà nước. Hiện nay ở nước ta, tổng thu từ thuế nhập khẩu chỉ chiếm khoảng 9% tổng thu ngân sách nhà nước. Đối với kim ngạch xuất khẩu, chỉ khoảng 20% tổng kim ngạch nhập khẩu chịu ảnh hưởng của việc cắt giảm thuế nhập khẩu. Việc cắt giảm thuế lại được thực hiện theo lộ trình, không phải cắt giảm đối với tất cả cả các mặt hàng, cũng không phải cắt giảm ngay trong giai đoạn đầu tiên. Thêm vào đó, việc cắt giảm thuế chắc chắn sẽ làm tăng kim ngạch xuất khẩu (việc giảm thuế tất yếu sẽ làm tăng kim ngạch xuất khẩu hàng với số lượng lớn hơn nhập nhiều nguyên liệu đầu vào hơn) và dẫn đến tăng thu thuế nhập khẩu, nên sẽ tác động không lớn, thậm chí về lâu dài sẽ làm tăng doanh thu cho ngân sách nhà nước. Kinh nghiệm cho thấy đối với một số mặt hàng, có khi việc cắt giảm thuế lại là biện pháp hữu hiệu nhằm kiềm chế nạn nhập lậu một số mặt hàng có giá trị lớn, thuế xuất nhập khẩu cao. Vì vậy việc giảm thuế sẽ làm giảm động lực của việc nhập lậu vốn chứa đụng nhiều rủi ro, thúc đẩy việc nhập khẩu chính ngạch không bị rủi ro, không vi phạm pháp luật, thúc đẩy tăng thu ngân sách.
IV/ GIẢI PHÁP
cho để nuôi dưỡng, tái tạo và phát triển các tài sản, tài nguyên ấy, không làm cạn kiệt và phá hủy tài sản, tài nguyên vì mục đích trước mắt.
Việc rà soát, đánh giá lại các nguồn thu cũng được đẩy mạnh nhằm phân tích những yếu tố ảnh hưởng nguồn thu trên địa bàn, nhất là các nguồn thu không ổn định, làm rõ những khoản thu, sắc thuế còn thất thu, các nguồn thu còn tiềm năng như đẩy mạnh các biện pháp quản lý thu đối với các khoản thu liên quan đất đai, kinh doanh bất động sản, tài nguyên khoáng sản...
Hai là, chính sách thuế phải vừa huy động được nguồn thu cho ngân sách nhà nước, vừa khuyến khích tích tụ vốn cho doanh nghiệp và dân cư.
Thời gian tới, ngành thuế tiếp tục tăng cường phối hợp với các ngành chức năng, đẩy mạnh các khoản thu từ các dự án, khu dân cư đô thị mới (UBND thành phố đã có quyết định giao đất). Đồng thời, đẩy mạnh thu tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; tăng cường quản lý thu thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản... Để đảm bảo công tác thu đúng, thu đủ..., ngành thuế sẽ đẩy mạnh công tác thanh kiểm tra một số ngành, lĩnh vực, như: các doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá (số thuế phát sinh phải nộp thấp); doanh nghiệp có đầu tư dự án, kinh doanh bất động sản; doanh nghiệp lỗ vẫn mở rộng sản xuất kinh doanh...
Ba là, chính sách vay dân để bù đắp thiếu hụt ngân sách nhà nước phải được đặt trên cơ sở thu nhập và mức sống của dân.
Bốn là, dùng ngân sách nhà nước đầu tư trực tiếp vào một số doanh nghiệp quan trọng trong những lĩnh vực then chốt, nhằm tạo ra nguồn tài chính mới.
Trong bối cảnh các doanh nghiệp (DN) gặp nhiều khó khăn như hiện nay, nhằm tạo nguồn thu cho ngân sách, ngành thuế xác định phải phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp trên địa bàn tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ thuế, giúp hoạt động sản xuất, kinh doanh phát triển ổn định, vững chắc. Tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư, tăng năng lực sản xuất mới, ổn định thị trường. Tổ chức giải quyết kịp thời những vướng mắc, khó khăn của DN liên quan việc thực hiện nghĩa vụ thuế. Định kỳ hằng quý, các cục thuế tổ chức đối thoại với DN trên địa bàn để kịp thời nắm bắt và giải quyết hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền giải quyết những khó khăn, vướng mắc của DN trong sản xuất, kinh doanh, trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế.
Năm là, nhà nước cần có chính sách tiết kiệm, khuyến khích mọi người tiết kiệm tiêu dùng, tinh giản bộ máy, cải cách hành chính để tích lũy vốn chi cho đầu tư.
Thực hiện mở rộng dịch vụ đăng ký thuế, khai thuế điện tử; mở rộng hệ thống nhận tờ khai thuế qua mạng và kê khai thuế trực tuyến, nộp thuế qua hệ thống ngân hàng thương mại, kết nối thông tin giữa bốn ngành thuế - hải quan - kho bạc - tài chính. Phối hợp các ngành, các cấp trên địa bàn tăng cường công tác kiểm tra việc chấp hành các quy định quản lý giá để xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng tăng giá nhằm thu lợi bất chính, định giá bất
hợp lý, đầu cơ nâng giá... Theo dõi kịp thời biến động về giá cả để thu đầy đủ các khoản thu vào NSNN.
V/ KẾT LUẬN
Khi nước ta gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO thì cũng có nhiều tác động trực tiếp tới thu ngân sách nhà nước. Một trong những tác động đó là nước ta phải xóa bỏ hàng rào thuế quan hay phải giảm mức thuế đối với nhiều loại mặt hàng xuất khẩu. Việc này làm cho thu NSNN từ thuế xuất nhập khẩu của nước ta bị giảm sút. Vì vậy, nhà nước phải thực hiện các chính sách, biện pháp ổn định theo nguồn thu NS. Trong đó đáng kể nhất là do thay đổi cơ chế tính thuế: tăng cường quản lý, điều hành thu ngân sách nhà nước, tổ chức thu đúng, thu đủ, kịp thời các khoản thu theo chính sách pháp luật thuế, xử lý cụ thể các khoản thu nợ đọng thuế, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc kê khai thuế của các tổ chức cá nhân nhằm phát hiện các trường hợp kê khai không đúng, không đủ số thuế, thực hiện nghiêm túc các chỉ thị của thủ tướng chính phủ, của Bộ tài chính, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh về chống thất thu ngân sách nhà nước.