L ợi nhuận kế toán trước thuế và lãi 19,
d Lập ự toán bảng cân đối kế toán
Dự toán bảng cân đối kế toán thể hiện trạng thái tài chính của công ty vào cuối thời kỳ lập kế hoạch, nó phản tổng hợp các thay đổi tài chính do các quyết định và hành động của các nhà quản trị đã hoạch định trong kỳ. Dự toán bảng cân đối kế toán phản ánh vị thế tài chính dự toán của công ty và thực hiện ba mục tiêu chính sau:
1. Đưa ra định hướng hoạt động của công ty với mức đầu tư thấp nhất.
2. Cung cấp một lớp đệm tài chính để giúp công ty vượt qua các thời kỳ suy giảm kinh tế.
3. Đảm bảo khả năng khai thác các cơ hội không dự đoán trước trong tương lai. Với thông tin từ dự toán báo cáo nguồn và sử dụng ngân quỹ kết hợp với bảng cân đối kế toán đầu kỳ, chúng ta có thể dễ dàng xây dựng dự toán bảng cân đối kế toán cho thời kỳ lập kế hoạch. Số dư cuối kỳ của các tài khoản chính là số dư của năm trước cộng với chênh lệch ngân quỹ trong thời kỳ dự đoán. Đối với bên tài sản, nếu thay đổi tài chính thuộc bên nguồn thì số dư tài sản cuối kỳ sẽ bằng số dư tài sản đầu kỳ trừ đi chênh lệch, ngược lại, nếu thay đổi tài chính thuộc về bên sử dụng thì chúng ta sẽ cộng chênh lệch vào số dư đầu kỳ. Đối với bên nguồn vốn, nếu thay đổi tài chính thuộc về nguồn thì chúng ta sẽ cộng khoảng chênh lệch vào số dư đầu kỳ để xác định số dư cuối kỳ và nếu thuộc về bên sử dụng thì trừ chênh lệch khỏi số dư đầu kỳ.
Có ba khoản mục cần lưu ý là tiền mặt, tài sản cố định và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Về tiền mặt, có thể sử dụng số dư tiền mặt cuối kỳ từ ngân sách ngân quỹ, hoặc lấy số dư đầu kỳ cộng với chênh lệch nguồn và sử dụng trong năm. Về tài sản cố định, thay đổi tài sản cố định trong báo cáo nguồn và sử dụng chính là thay đổi nguyên giá tài sản cố định, do đó, phải cộng khấu hao trong kỳ vào khấo hao lũy kế để xác định tài sản cố định ròng cuối kỳ. Cuối cùng, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối được xác định bằng cách lấy số dư đầu kỳ cộng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng thêm trong kỳ (bằng lợi nhuận sau thuế TNDN trừ cổ tức trong kỳ).
Với báo cáo nguồn và sử dụng ngân quỹ và bảng cân đối kế toán ngày 31/12/20X5, chúng ta lập dự toán cho công ty cổ phần Tiên Sa ngày 31/3/20X6 như trong bảng 4.10.
Bảng 4-10. Dự toán bảng cân đối kế toán công ty cổ phần Tiên Sa ngày 31/3/20X6 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 31/12/20X5 31/3/20X6 Tiền mặt 15 76,22 Phải thu khách hàng 115 118,89 Hàng tồn kho 120 117,86
Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 0 12
Tổng tài sản ngắn hạn 250 324,97
Nguyên giá tài sản cốđịnh 800 740
Giá trị hao mòn lũy kế 300 320 TSCĐ ròng 500 420 Đầu tư tài sản dài hạn khác 0 65 Tổng cộng tài sản 750 809,97 Phải trả người bán 10,3 7,33 Phải trả người lao động 5,5 3,52 Phải trả, phải nộp NN 10 4,13 Vay và nợ ngắn hạn 40 103,17 Tổng nợ ngắn hạn 65,8 118,15 Vay dài hạn 80 95,00 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 350 350,00 Thặng dư vốn cổ phần 120 120,00
Lợi nhuận chưa sau thuế phân phối 134,2 126,82
Tổng cộng nguồn vốn 750 809,97
4.3 LẬP DỰ TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỄN GIẢI 4.3.1 Lập dự toán báo cáo tài chính theo phương pháp phần trăm doanh thu 4.3.1 Lập dự toán báo cáo tài chính theo phương pháp phần trăm doanh thu
Lập kế hoạch tài chính theo phương pháp diễn giải sử dụng một kỹ thuật khá phổ biến nhất là
phương pháp phần trăm doanh thu. Phương pháp này bắt đầu bằng cách dự đoán doanh thu, và sau đó, biểu diễn các khoản mục theo tỷ lệ tăng trưởng hằng năm của doanh thu. Một số khoản mục trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán được giả định tăng tỷ lệ với doanh thu. Chẳng hạn, thông số tồn kho trên doanh thu có thể là 20%, khoản phải thu trên doanh thu là 15% và tương tự như vậy với tài sản, nợ và chi phí. Theo phương pháp này, các nhà tài chính lập luận rằng do doanh thu tăng nên các khoản mục này cũng tăng trong năm đó. Các khoản mục còn lại trên các dự toán - là những khoản mục không có mối liên hệ trực tiếp với doanh thu - phụ thuộc vào chính sách cổ tức của công ty và việc sử dụng vốn vay và tài trợ bằng vốn chủ của họ hoặc các mục tiêu khác do cổ đông đề ra.
Nếu tỷ lệ phần trăm trên doanh thu dự đoán của mỗi khoản mục bằng với thời kỳ dự đoán trước thì các khoản mục đó sẽ tăng theo tỷ lệ tăng của doanh thu. Cách tiếp cận này được gọi là phương pháp thông số không đổi. Ưu điểm của phương pháp này là dễ áp dụng, tuy nhiên nó lại có nhược điểm là không phù hợp đối với các nhà quản trị vì một trong những mục tiêu của các nhà quản trị là hạn chế sự tăng lên của một số khoản mục như chi phí và tồn kho nhằm tăng khả năng sinh lợi. Nói cách khác, các nhà quản trị phải nỗ lực cải thiện thông số chứ không phải là duy trì một tỷ lệ không đổi.
Trong phần này, chúng ta sử dụng phương pháp phần trăm doanh thu, bao gồm phương pháp không đổi và biến đổi để lập các báo cáo tài chính cho Công ty Hải Vân. Doanh số năm 20X6 dự kiến tănh 47%.