I. Việc khai hoang ruộng đất ở đồng bằng
I.1. Việc nghiên cứu về khai thác đồng bằng sông Hồng ở Nhật Bản
Ở Nhật Bản Sakuirai Yumio đã liên tục công bố nhiều bài về lịch sử khai thác đồng bằng sông Hồng [Sakuirai 1979; 1980a; 1980b; 1987a; 1989; 1992]. ông dựa theo lý luận “kiểu thích ứng nông học農學” và “kiểu thích ứng Công học工學 (xây dựng)” để khai thác ruộng đồng đất đai. “Kiểu thích ứng nông học” là kiểu khai thác theo cách cải tiến chủng gieo trồng, cải tiến phương pháp canh tác,...v.v. Còn “kiểu thích ứng Công học (xây dựng)” cải tiến môi trường đất đai bằng xây dựng dân dụng như đê điều, hồ nhân tạo, kênh, cống nước theo kế hoạch thủy văn thống nhất1).
Theo ông trong thời kỳ nhà Lý (năm 1009-1225) chưa thấy công việc xây dựng dân dụng theo kế hoạch thủy văn thống nhất của nhà nước mà vẫn còn là giai đoạn “kiểu thích ứng nông học”
[Sakuirai 1980b; 1987a]. Sang đến thời nhà Trần (năm 1225-1400) thì mới bắt đầu xây dựng đê điều có hình móng ngựa ở bên hữu ngạn sông Hồng với quy mô cả đồng bằng [Sakuirai 1989]. Như vậy là ông phủ định rằng nhà Lý không phải là một nước trung ương tập quyền thống nhất trái với ý kiến của các học giả Việt Nam.
Nghiên cứu về khai thác đồng bằng sông Hồng của ông ngừng lại ở giai đoạn nhà Trần (thế kỷ thứ 14), nên TG chưa biết rõ việc nghiên cứu lịch sử khai thác đồng bằng và việc nghiên cứu chế độ quân điền thời Lê sơ của ông. [Sakurai 1987b] phù hợp như thế nào. Ông chỉ đoán là việc khai thác theo “kiểu thích ứng Công học (xây dựng)” đã được kết thúc ở cuối thời Trần vì trong biên niên sử như bộ TT không ghi lại những công việc xây dựng dân dụng có quy mô lớn trong thời Lê, chỉ có nhiều ghi chép việc duy trì và tu sửa đê điều [Sakurai 1989: 279-86]. Thời nhà Trần song song với việc tiến hành xây dựng công trình thủy lợi và trị thủy, việc khai thác đất đai quy mô nhỏ (dưới cấp huyện) cũng được vương hầu công chúa nhà Trần tiến hành [Trần Thị Vinh 1981: 128]. Tóm lại ý kiến của ông@ là trước khi nhà Lê thành lập, mạng lưới đê điều ở đồng bằng sông Hồng lúc này đã hoàn chỉnh, chính quyền Lê sơ cố gắng tái thiết chế độ làng xã và sáng lập chế độ quân điền2).
Thời kỳ đầu nhà Lê sơ là thời kỳ khôi phục của dân số và diện tích ruộng đất. Vua Thái Tổ luôn lo rằng những công thần không có ruộng trong khi đó những người khác lại chiếm cứ ruộng đất (TT, q.10, Thuận Thiên năm thứ 2 (1429) mùa xuân tháng giêng ngày 22). Chính quyền Lê thu được nhiều ruộng đất gốc của vương hầu công chúa nhà Trần và Hồ, ngụy quan của nhà Minh và những người chết hay lưu vong làm ruộng công. Nhưng sự thực có hay không những người chiếm cứ ruộng trái phép khi vua Thái Tổ đã thi hành chế độ quân điền, nhưng vua trị vì chỉ 6 năm, cho nên nhiều học giả nghi ngờ tính hiệu lực đó.
Đời vua Nhân Tông, cho soạn thêm Chương điền sản3) trong hình luật để giải quyết những vấn đề liên quan đến ruộng đất (TT, q.11, Đại Hòa大和năm thứ 8 tháng 11- cuối năm). Đến đời Lê Thánh Tông mới có đủ điều kiện để thi hành chế độ Quân điền均田với quy mô toàn quốc. Nhưng chỉ có chế độ quân điền thì không giải quyết được tình hình thiếu ruộng đất và phải tiến hành chính sách khai hoang ruộng đất mới.