Vai trò của lãi suất với lạm phát

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của lãi suất đến tăng trưởng kinh tế tại việt nam hiện nay (Trang 28 - 30)

II. Lãi suất trong nền kinh tế

2.5Vai trò của lãi suất với lạm phát

Lý luận và thực tiễn đã thừa nhận mối quan hệ chặt chẽ giữa lãi suất và lạm phát. Theo Fisher: lãi suất tăng cao trong quá trình lạm phát, do đó lãi suất được sử dụng để điều chỉnh lạm phát, cụ thể đó là tăng lãi suất  thu hẹp lượng tiền trong lưu thông 

lạm phát được kìm chế.

Nguồn: vietbao.vn

Lạm phát của Việt Nam đat đỉnh trong giai đoạn này với mức lạm phát 18,13%, với mức này Việt Nam đã nằm trong top những nước có lạm phát cao nhất thế giới. Đối phó với tình trạng này, NHNN đã duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt tới năm 2012 và các mức lãi suất cao để chống lạm phát trong năm 2011 cũng như để khôi phục cân bằng kinh tế trong dài hạn, trong đó có niềm tin vào tiền đồng.

 Như trên biểu đồ ta thấy lãi suất huy động của năm 2011 luôn ở mức cao hơn năm 2010 và tác động rõ ràng tới lạm phát làm cho lạm phát năm 2011 là 18,13% cao hơn năm 2010 là 11,75%

2.6 Vai trò lãi suất đối với quá trình phân bổ nguồn lực

Tất cả các nguồn lực đều có tính khan hiếm. Vấn đề là xã hội phải phân bổ và sử dụng các nguồn lực sao cho hiệu quả. Nghiên cứu trong nền kinh tế thị trường cho thấy giá cả đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phân bổ các nguồn lực giữa các ngành kinh tế. Như ta đã biết, lãi suất là một loại giá cả, nghĩa là lãi suất có vai trò phân bổ hiệu quả các nguồn lực khan hiếm của xã hội. Để quyết định đầu tư vào một ngành kinh tế một dự án hay một tài sản nào đó chúng ta đều phải quan tâm đến sự chênh lệch giữa giá trị tỷ suất lợi tức thu được với chi phí ban đầu. Điều này có nghĩa là phải xem việc đầu tư này có mang lại lợi nhuận hay không và có đảm bảo hiệu quả kinh doanh để trả khoản tiền lãi của số tiền vay cho chi phí ban đầu hay không. Khi quyết định đầu tư vào một ngành kinh tế, một dự án hay một tài sản ta phải quan tâm tới chênh lệch giữa lợi nhuận đem lại và số tiền vay phải trả. Khi chênh lệch này là dương, thì nguồn lực sẽ được phân bổ tới đó và là sự phân bổ hiệu quả.

Hình 7: Đóng góp của các nhân tố vốn, lao động và TFP vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2000-2005 và 2006-2010

Đơn vị: %

Nguồn: Bùi Trinh (2011).

 Giai đoạn 2006-2011 nguồn lực về vốn được sử dụng nhiều hơn và chiếm hơn 70% trong đóng góp vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong khi giai đoạn trước 2000- 2005 vốn chỉ đóng góp hơn 50% vào sự tăng trưởng kinh tế. Từ đây có thể rút ra được hướng đi đúng đắn trong việc phân bổ các nguồn lực. Bên cạnh đó cũng cần quan tâm đến sự chênh lêch giữa lợi nhuận thu được so với tiền vay phải trả để có được ngồn vốn đó.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của lãi suất đến tăng trưởng kinh tế tại việt nam hiện nay (Trang 28 - 30)