Kế toán tiền:

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN: Báo cáo tổng hợp tại Công ty cổ phần may Thăng Long pot (Trang 25 - 34)

Bảng chấm công Sổ cái

5.6. Kế toán tiền:

* Chứng từ sử dụng:

- Chi tiền bằng chuyển khoản: Đề nghị chi Séc, Tổng hợp thanh toán, Hóa đơn kiêm phiếu XK (hóa đơn VAT), Phiếu NK, Nhu cầu phụ liệu, Định mức phụ liệu.

- Thanh toán tạm ứng: Giấy đề nghị thanh toán, Phiếu NK, Hóa đơn bán lẻ, GTGT; Giấy tờ khác: phương án sửa chữa,...

- Thanh toán bằng tiền mặt: Giấy đề nghị thanh toán, Giấy đề nghị mua hàng, Phiếu NK, Hóa đơn VAT,bán lẻ, Biên bản ghi nhận,...

Sổ cái TK 155, 156 NK – CT số 7, 8

Thành phẩm tiêu thụ

Sổ chi tiết Doanh thu Thẻ kho

Phiếu Xuất kho Phiếu Nhập kho

* Sơ đồ luân chuyển chứng từ:

Phần III. Kết luận Bộ hóa đơn,chứng từ Sổ cái TK 111, 112 NK – CT số 1,2 Bảng kê số 1,2

Nhìn chung, công tác kế toán tại Công ty Cổ phần may Thăng Long đã đảm bảo thực hiện đúng những nguyên tắc kế toán cả về bộ máy tổ chức và quy trình áp dụng chế độ, chính sách kế toán trong từng phần hành.

Do mô hình của một công ty sản xuất với quy mô lớn đòi hỏi bộ máy kế toán hoàn chỉnh và Công ty may Thăng Long đã có bộ máy kế toán tài chính tương đối hoàn chỉnh. Về số lượng cán bộ thục hiện công tác kế toán như hiện tại là hơp lý vì mỗi kế toán chịu trách nhiệm về một phần hành. Tuy nhiên cần nâng cao hơn nữa trình độ kế toán vì công ty đang bước vào một giai đoạn mới, trước những đòi hỏi cần thiết của một công ty cổ phần. Để đứng vững trên thị trường, đòi hỏi những cán bộ kế toán bên cạnh việc giỏi nghiệp vụ cân bổ sung cho mình kiến thức về tài chính để có khả năng phân tích những biến động của thị trường.

Hơn thế nữa, bộ máy kế toán cần được ứng dụng các phần mềm chuyên dụng, tiên tiến để đảm bảo tính chính xác về mặt số liệu giúp các nhà quản lý có một cơ sở thôn tin tin cậy để phân tích, xác định phương hướng phát triển.

Một hạn chế hiện tại chưa khắc phục được, khi mà xu thế cổ phần hóa đang diễn ra thì yếu tố Nhà nước vẫ tồn tại đó là cung cách làm việc. Có thể nói, dây là căn bệnh khó chữa của các cơ quan nhà nước. Thời gian làm việc không được tận dụng một cách tối đa, thời gian lãng phí cong nhiều. Điều này cần phải sớm khắc phục.

Những nhận xét trên đây là cái nhìn chủ quan về công tác kế toán tài chính của công ty may Thăng Long. Bên cạnh đó, báo cáo muốn đưa ra những mặt hạn chế , khó khăn chung của công ty và phương hướng phát triển trong thời gian tới.

Công ty Cổ phần May Thăng Long là một trong những Công ty có thời gian hoạt động trong ngành lâu đời nhất trong Tập đoàn Dệt may Việt Nam. Công ty có thương hiệu riêng và chỗ đứng trên thị trường trong nước và quốc tế. Có kinh nghiệm sản xuất kinh doanh trong ngành sản xuất sản phẩm Dệt may, Có đội ngũ lãnh đạo có kinh nghiệm và công nhân lành nghề gắn bó với công ty. Có hệ thống khách hàng và thị trường truyền thống.

Trong năm báo cáo, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã gặp phải những khó khăn

Thứ nhất là ảnh hưởng của giá cả nguyên vật liệu đến doanh thu và lợi nhuận. Doanh thu và lợi nhuận của Công ty chịu ảnh hưởng khá lớn từ chi phí đầu vào. Khi giá đầu vào tăng sẽ làm lợi nhuận trên biến phí giảm, ảnh hưởng đến lợi nhuận chung toàn Công ty. Mặt khác, giá nguyên vật liệu trên thị trường thế giới biến động theo hướng tăng giá ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó bên cạnh việc thực hiện chính sách tiết kiệm chi phí sản xuất Công ty cũng luôn chú trọng xây dựng kế hoạch sản xuất và tiêu thụ nguyên vật liệu phù hợp để giảm thiểu rủi ro khi có những biến động lớn về giá cả trên thị trường.

Thứ hai là chi phí sản xuất. Công ty thực hiện kiểm soát toàn bộ các chi phí bằng định mức tiêu hao vật tư, tiết kiệm tối đa các chi phí, tăng năng suất lao động để phát huy hiệu quả trong kinh doanh. Tuy nhiên kết quả sản xuất kinh doanh năm 2005 của Công ty lỗ do doanh thu không bù đắp chi phí trong đó có một số nguyên nhân chính như sau:

- Lượng tồn kho nguyên phụ liệu của Công ty lớn, hàng hoá thành phẩm mẫu mã lạc hậu, rất khó tiêu thụ.

- Máy móc thiết bị còn dư thừa quá nhiều so với nhu cầu. - Công nợ khó đòi lớn .

Các nguyên nhân trên dẫn đến vòng quay vốn thấp, lãi vay ngân hàng và khấu hao thiết bị chiếm phần lớn trong giá thành. Mặt khác giá điện, nước, xăng dầu , BHXH tăng liên tục ảnh hưởng rất lớn đến chi phí sản xuất.

Để phát triển trong thời gian tới, công ty cần phải tận dụng triệt để các thuận lợi và khắc phục những khó khăn trong điều kiện mới của nền kinh tế khi mà công ty đã cổ phần hóa.

Những thuận lợi đó là;

- Công ty đã xây dựng hệ thống khách hàng theo chuyên môn từng chủng loại sản phẩm, đa dạng hoá sản phẩm theo từng XN sản xuất và phát triển các mặt hàng mới không dùng hạn ngạch, tăng cường các đơn hàng xuất khẩu sang các thị trường không phụ thuộc vào hạn ngạch (EU, Nhật...)

- Tiếp tục chiếm lĩnh và giữ vững thị trường nội địa với thương hiệu THALOGA mà người tiêu dùng trong và ngoài nước đã biết đến.

- Công ty vẫn duy trì được đội ngũ công nhân lành nghề và đội ngũ cán bộ quản lý gắn bó với công ty, có trách nhiệm trong công tác điều hành quản lý sản xuất kinh doanh.

- Công ty đang áp dụng Tiêu chuẩn quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 và quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001.

Những khó khăn trước mắt :

- Về cơ sở vật chất, kỹ thuật : cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty tại các xí nghiệp trực thuộc hiện bị xuống cấp nhiều.

- Về kinh doanh xuất khẩu : Công ty chưa chủ động được nguồn hàng và khả năng đáp ứng yên cầu của khách hàng do phải phụ thuộc vào tình hình hạn nghạch biến động. Mỹ vẫn tiếp tục áp đặt hạn ngạch với Việt Nam trong khi các nước thành viên WTO đã được dỡ bỏ hoàn toàn hạn ngạch vào tất cả các thị trường, cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn trên thị trường trong và ngoài nước. Chính vì vậy trong năm 2005 lượng khách hàng của Công ty không ổn định, nhiều đơn hàng nhỏ lẻ không đồng bộ có sự cạnh tranh về giá cả và chất lượng, đồng thời thời gian giao hàng gấp đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sản xuất kinh doanh và đời sống thu nhập của CBCNV trong Công ty.

- Về kinh doanh nội địa : Trong năm 2005 kinh doanh nội địa giảm 45% do không có vốn để làm hàng mới, hàng tồn cũ khó tiêu thụ và nếu tiêu thụ được thì bị giảm giá gây lỗ.

- Việc quản lý chất lượng các khâu chưa chặt chẽ linh hoạt gây ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm.

- Sức ép về cạnh tranh lao động trong toàn ngành vẫn tiếp diễn do sự phát triển của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp tư nhân tại Hà Nội, đồng thời Công ty lại ở giữa trung tâm thành phố điều kiện nhà ở, sinh hoạt khó khăn chính vì vậy lao động của Công ty trong những năm vừa qua biến động nhiều (số lao động trong năm 2005 giảm 492 người) do đó lực lượng lao động thiếu đặc biệt lao động có tay nghề. Lực lượng kỹ thuật tại các Xí nghiệp và Công ty cũng rất thiếu gây khó khăn cho việc thực hiện đơn hàng và giữ đúng cam kết với khách hàng.

- Tình hình tài chính của Công ty gặp nhiều khó khăn. Công nợ khó đòi phát sinh, hàng tồn kho lớn, ngoài ra Công ty còn phải chịu gánh trách nhiệm trả nợ gốc và lãi đầu tư thiết bị tại Bái Tử Long (nay đã giải thể), do đó nợ đến hạn phải trả nhiều không cân đối được với doanh thu thực hiện.

- Trong những năm vừa qua trong nước và trên thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, thiên tai, lũ lụt, hạn hán, dịch cúm gia cầm liên tiếp xảy ra đã ảnh hưởng chung đến sự phát triển kinh tế, giá vật tư, nguyên nhiên liệu, phụ tùng thay thế tăng cao đã ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh trong khi sức ép cạnh tranh về giá cũng như điều kiện về chất lượng, thời gian hàng ngày càng khắt khe.

- Giai đoạn 2003 - 2006 là giai đoạn hoạt động của Công ty thực hiện theo luật doanh nghiệp nên không tránh khỏi những bỡ ngỡ trong cơ chế, chính sách điều hành quản lý.

Nền kinh tế Việt Nam và nền kinh tế Thế giới ngày càng phát triển thì nhu cầu về các sản phẩm may mặc ngày càng cao. Sản phẩm may mặc của ngành Dệt may Việt Nam vẫn còn chưa đáp ứng đủ được nhu cầu ngày càng tăng của mọi tầng lớp dân cư

ở Việt Nam cũng như thị trường Thế giới. Công ty cần chủ động phát triển thêm và đa dạng hoá ngành nghề sản xuất, kinh doanh thương mại có hiệu quả hơn nhằm thu hút đầu tư mở rộng sản xuất và kinh doanh thương mại.

Trước mắt công ty cần phải:

- Giữ vững và phát triển quan hệ với các khách hàng lớn, ổn định. Luôn luôn đảm bảo đủ các đơn hàng, đúng cơ cấu cho các xí nghiệp duy trì sản xuất đều đặn. Xây dựng các chiến lược xúc tiến thương mại, quảng cáo các hoạt động của Công ty. Xây dựng và phát triển thương hiệu THALOGA trên thị trường nội địa và quốc tế.

- Đối với thị trường nội địa : nghiên cứu ra mẫu mới hợp thị hiếu người tiêu dùng, rà soát phân loại, đánh giá lại số hàng hiện có để có kế hoạch tiêu thụ và khai thác thêm mặt hàng kinh doanh

- Tăng cường công tác quản lý sản xuất, chất lượng sản phẩm, tạo thế cạnh tranh trên thị trường.

- Xây dựng các mối quan hệ hợp tác đôi bên cùng có lợi với các doanh nghiệp có uy tín, có thương hiệu mạnh trong ngành Dệt may.

- Bên cạnh việc phát triển ngành may truyền thống, trong thời gian tới Công ty cần đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh như: kinh doanh địa ốc, cho thuê văn phòng; kinh doanh nguyên phụ liệu, các sản phẩm dệt, nhuộm...phù hợp với sự phát triển của Tập đoàn Dệt may Việt Nam khi gia nhập WTO.

Công tác kế hoạch và điều hành sản xuất:

Củng cố công tác kế hoạch và điều hành sản xuất nhằm đáp ứng mọi yêu cầu phục vụ sản xuất kịp thời và thúc đẩy sản xuất và đảm bảo các cam kết với khách hàng. Tiếp tục cải tiến sản xuất, lắng nghe ý kiến khách hàng, đổi mới bộ máy quản lý.

Công tác kỹ thuật công nghệ:

Đẩy mạnh các biện pháp cải tiến dây chuyền công nghệ, tích cực ứng dụng sáng kiến cải tiến, gá lắp trong các công đoạn sản xuất nhằm nâng cao năng xuất lao

động, giảm giờ làm thêm, áp dụng mạnh mẽ hơn nữa việc khoán định mức lao động đến từng công nhân, từng chuyền sản xuất theo từng ngày, từng giờ. Làm thông thoáng quá trình sản xuất, giải quyết các điểm ùn tắc kịp thời để ra năng suất sản phẩm hoàn thành.

Công tác đầu tư:

Tích cực đầu tư đúng hướng, có trọng điểm và phát huy có hiệu quả các công trình đã đầu tư, tăng năng lực sản xuất của Công ty .

Vốn

Xây dựng định mức vốn bình quân cho các bộ phận kinh doanh; Giảm số ngày quay vòng vốn, tăng hiệu quả sử dụng vốn.

Xử lý tài chính triệt để, làm lành mạnh tình hình tài chính công ty.

Xõy dựng tỷ lệ hợp lý giữa vốn vay và vốn tự cú trờn cơ sở cú cõn nhắc khả năng huy động vốn cho các dự án từ cỏc tổ chức tớn dụng, cụng ty tài chớnh nhằm sử dụng vốn có hiệu quả, kích thích các nguồn lực để sản xuất phát triển.

Cơ cấu lại hệ thống cổ đông trong đó Nhà nước không còn giữ phần vốn chi phối nhằm tạo thế chủ động, linh hoạt cho Công ty đồng thời phù hợp với yêu cầu cạnh tranh khi ra nhập WTO và nghị quyết của đại hội đồng cổ đông đặt ra.

Việc tăng vốn thông qua phát hành cổ phiếu sẽ giúp củng cố, lành mạnh hoá và cải thiện cơ cấu tài chính hiện nay của Công ty, giảm tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu, tạo tiền đề cho Công ty có thể tiêp tục tăng trưởng bền vững trong tương lai.

Trong thời gian tới Công ty sẽ tham gia trên thị trường chứng khoán để nâng cao vị thế tài chính, hình ảnh, tăng cường sự hiểu biết và quan tâm của nhà đầu tư và khách hàng đối với Công ty và sản phẩm của Công ty

Nhân lực

- Kiện toàn bộ máy theo hướng tinh gọn, chất lượng

- Xây dựng năng lực mũi nhọn thống qua chính sách phát triển nguồn nhân lực;

- Thường xuyên phát động và tổ chức các phong trào thi đua trong sản xuất, phát huy sáng tạo, cải tiến năng suất, tiết kiệm trong sản xuất để nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh của Công ty và thu nhập của người lao động. - Thu hút thêm nhân sự có năng lực từ ngoài.

Tuy nhiên công ty sẽ gặp phải những rủi ro như:

- Ngành dệt may bị ảnh hưởng rất nhiều khi gia nhập WTO, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sẽ biến động nhiều, do đó doanh thu của Công ty cũng bị ảnh hưởng. Việc làm của Công ty phụ thuộc 95% vào các khách hàng nước ngoài vì thế Công ty luôn đối mặt với nguy cơ thiếu việc và áp lực cạnh tranh toàn cầu. Trong khi đó số lao động sử dụng khá lớn tạo lên áp lực phải có khoản dự phòng tài chính không nhỏ để giải quyết các chính sách chế độ cho người lao động khi họ bị mất việc làm.

Ngoài ra Công ty còn chịu Rủi ro về giá nguyên vật liệu đầu vào vì nguyên vật liệu đầu vào chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí. Từ năm 2004 đến nay, giá nguyên vật liệu như xăng dầu tăng cao và tiếp tục diễn biến phức tạp tạo ra rủi ro về chi phí vận tải tăng cao ảnh hưởng tới tỷ suất lợi nhuận của Công ty.

Hệ thống pháp luật của nước ta hiện nay chưa thật sự hoàn chỉnh và khả năng thực thi chưa cao, chuyển đổi các mô hình kinh tế với phần lớn các doanh nghiệp thuộc sở hữu phần vốn nhà nước dần chuyển sang doanh nghiệp đa sở hữu để thu hút vốn, lành mạnh hóa tài chính và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Đồng thời Công ty đang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, chịu ảnh hưởng của các văn bản pháp luật về cổ phần hóa, chứng khoán và thị trường chứng khoán. Luật và các văn bản dưới luật trong lĩnh vực này đang trong quá trình hoàn thiện, sự thay đổi về mặt chính sách luôn có thể xảy ra và khi xảy ra thì sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động quản trị, kinh doanh của doanh nghiệp.

Một số những khó khăn về tài chính đó là một số khoản cụng nợ phải thu khó đòi phát sinh là phần rủi ro khụng nhỏ mà cụng ty cổ phần phải tớnh tới trong các năm kế hoạch.

Đội ngũ lao động của Công ty đang cần được trẻ hoỏ và là nền tảng phỏt triển của cụng ty sau này.

Về cơ sở vật chất của Công ty cần phải được đầu tư đổi mới tạo ra diện mạo mới cho công ty trước khi bước vào thời kỳ phát triển mới của Tập đoàn Dệt may

Các rủi ro khác như thiên tai, địch hoạ.v.v... do thiên nhiên gây ra là những rủi ro bất khả kháng, nếu xảy ra sẽ gây thiệt hại lớn cho tài sản, con người và tình

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN: Báo cáo tổng hợp tại Công ty cổ phần may Thăng Long pot (Trang 25 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)