TNX H: BÀI: H: CON CÁ I.Yêu cầu:

Một phần của tài liệu GA lớp 1 tuần 25 (Trang 25 - 29)

I.Yêu cầu:

1.Kiến thức: Kể được tên và nêu ích lợi của cá ; chỉ được các bộ phận bên ngoài của con cá trên hình vẽ hay vật thật

2.Kĩ năng: Giúp cho HS nắm chắc tên và ích lợi của cá. 3.Thái độ: Giáo dục HS biết cá là con vật có ích .

*Ghi chú: Kể tên một số loài cá sống ở nước ngọt và nước mặn. II.Chuẩn bị:

-Một con cá thật

-Hình ảnh bài 25 SGK.

-Bút màu, bộ đồ chơi câu cá (cá bìa hoặc nhựa, cần câu).

III.Các hoạt động dạy học :

Hoạt động GV Hoạt động HS

1.KTBC: Hỏi tên bài. Hãy nêu ích lợi của cây gỗ? Nhận xét bài cũ.

2.Bài mới:

Giáo viên giới thiệu một số thức ăn hằng ngày trong gia đình trong đó có cá. Từ đó giáo viên giới thiệu và ghi bảng tựa bài.

Hoạt động 1 : Quan sát con cá.

Mục đích: Học sinh biết tên con cá mà cô và các bạn mang đến lớp.

Chỉ được các bộ phận của con cá. Mô tả được con cá bơi và thở.  Các bước tiến hành:

Bước 1: Giao nhiệm vụ và thực hiện hoạt động.

Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát con cá và trả lời các câu hỏi sau:

 Tên của con cá?

 Tên các bộ phận mà đã quan sát được?  Các sống ở đâu? Nó bơi bằng cách nào?  Cá thở như thế nào?

Học sinh thực hành quan sát theo nhóm. Bước 2: Kiểm tra kết quả hoạt động:

Học sinh nêu tên bài học. 3 học sinh trả lời câu hỏi trên.

Học sinh nghe giáo viên nói và bổ sung thêm một số thức ăn mà trong đó có cá. Học sinh nhắc tựa.

Chia lớp thành 2 nhóm:

Nhóm 1: Quan sát con cá của nhóm mang đến lớp và trả lời các câu hỏi.

Nhóm 2: Quan sát con cá của nhóm và trả lời các câu hỏi.

Giáo án lớp 1 Gọi mỗi học sinh trả lời một câu.

Giáo viên kết luận:

 Cá có đầu, mình, vây, đuôi. Cá bơi bằng đuôi, bằng vây và thở bằng mang

Hoạt động 2: Làm việc với SGK:

MĐ: Học sinh trả lời các câu hỏi trong SGK.

+ Biết một số cách bắt cá.

+ Biết ích lợi của cá Các bước tiến hành: Bước 1:

GV giao nhiệm vụ và thực hiện: Chia nhóm 2 học sinh.

Cho học sinh quan sát và trả lời các câu hỏi trong SGK.

Bước 2: Kiểm tra kết quả hoạt động:

Gọi học sinh nêu nội dung đã thảo luận trên, một em nêu câu hỏi, một em trả lời.

Bước 3: Cả lớp suy nghĩ và trả lời các câu hỏi sau:

+ Người ta dùng gì để bắt cá ở trong hình trang 53 ?

+ Con biết những cách nào để bắt cá?

+ Con biết những loại cá nào?

+ Con thích ăn những loại cá nào?

+ Ăn cá có lợi ích gì?

Gọi học sinh trả lời học sinh khác bổ sung. Giáo viên kết luận:Có rất nhiều cách bắt cá: đánh cá bằng lưới hoặc câu (không đánh cá bằng cách nổ mìn làm chết nhiều loại sinh vật dưới nước). Ăn cá có rất nhiều ích lợi, rất tốt cho sức khoẻ, giúp cho xương phát triển. .3.Củng cố :

Hỏi tên bài:

Trò chơi đi câu cá:

Giáo viên đưa ra một số con cá và 4 cần câu. Hướng dẫn cách chơi và tổ chức cho các em chơi trong thời gian 3 phút.

Giáo viên hệ thống nội dung bài học.

Giáo dục các em có ý thức ăn cá để xương phát triển tốt

Nhận xét. Tuyên dương.

Các nhóm: các em lần lượt trả lời các câu hỏi nêu trên và bổ sung cho nhau, mỗi em trả lời một câu, nhóm này bổ sung cho nhóm kia

Học sinh lắng nghe và nhắc lại.

Học sinh quan sát tranh ở SGK để hoàn thành câu hỏi theo sách.

Học sinh nói trước lớp cho cô và các bạn cùng nghe.

Học sinh khác nhận xét và bổ sung.

Học sinh hoạt động cá nhân, lớp để hoàn thành các câu hỏi trên.

Học sinh lắng nghe và nhắc lại.

Học sinh nêu tên bài.

Các em chơi câu cá tiếp sức, mỗi em chỉ được câu 1 con cá và giao cần câu cho bạn câu tiếp. Trong thời gian 3 phút đội nào câu được nhiều cá hơn đội đó sẽ thắng cuộc.

Giáo án lớp 1 4.Dăn dò: Học bài, xem bài mới.

Nhận xét giờ học

Vỗ tay tuyên dương nhóm thắng cuộc. Học sinh nhắc lại.

Thực hành ở nhà.

Ngày soạn:4/3/2010

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 12 tháng 3 năm 2010

Tập đọc: BÀI : CÁI NHÃN VỞ(Tiết 2) I.Yêu cầu:

1.Kiến thức:Đọc trơn cả bài, đọc đúng các từ ngữ :quyển vở, nắn nót , viết, ngay ngắn,

khen

-Biết được tác dụng của nhãn vở, trả lời câu hỏi 1, 2

2.Kĩ năng: Rèn cho HS đọc trơn bài Cái nhã vở thành thạo . 3.Thái độ: Giáo dục HS biết được tác dụng của cái nhãn vở.

*Ghi chú: HS khá giỏi biết tự viết được nhãn vở

II.Chuẩn bị:

- Tranh minh hoạ phần luyện nói - Nhãn vở mẫu

III.Các hoạt động dạy học: 1.Bài cũ:

Đọc bài: cái nhãn vở Tìm tiếng có vần ang, ac

2.Bài mới:

a.Tìm hiểu bài đọc, luyện đọc

Đọc mẫu toàn bài

Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi: bạn Giang viết những gì lên nhãn vở? Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi: bố Giang khen bạn ấy thế nào ?

Đọc cả bài, trả lời câu hỏi: Nhãn vở có tác dụng gì ?

Thi đọc trơn cả bài

Học sinh tham gia thi đọc

Cùng học sinh nhận xét, ghi điểm

b.Hướng dẩn học sinh tự làm, tự trang trí nhản vở

Yêu cầu mổi học sinh tự cắt một nhản vở có kích thước tuỳ ý

Hai em đọc và trả lời

Lắng nghe

Hai em đọc đoạn 1, trả lời: bạn viết tên trường, tên lớp, tên vở, họ và tên của bạn, năm học.

Hai em đọc đoạn 2, trả lời: bạn đã tự viết được nhãn vở

Hai em đọc cả bài, trả lời: nhản vỡ cho ta biết đó là vở gì, của ai.

Bốn em tham gia thi đọc

Học sinh tự cắt nhãn vở và trang trí, viết đầy đủ những điều cần có trên nhãn vở

Giáo án lớp 1 Giáo viên dán nhản vở mẫu trên bảng

Yêu cầu cả lớp trình bày nhãn vở của mình Giáo viên cùng cả lớp nhận xét

3.Củng cố, dặn dò:

Nhận xét giờ học

Về nhà tiếp tục làm nhãn vở, chuẩn bị bài học sau: Bàn tay mẹ.

Quan sát

Học sinh dán nhãn vở lên bảng

Lắng nghe

Kể chuyện: BÀI : RÙA VÀ THỎ I.Yêu cầu:

1.Kiến thức: Kể lại được một đoạn câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh -Hiểu lời khuyên của câu chuyện :Chớ nên chủ quan và kiêu ngạo

2.Kĩ năng: Rèn cho HS kể câu chuyên theo tranh thành thạo

3.Thái độ: Giáo dục HS không nên kiêu căng mà phải biết khiêm tốn.

*Ghi chú: HS khá giỏi kể được 2 – 3 đoạn của câu chuyện II.Chuẩn bị:

-Tranh minh hoạ truyện kể trong SGK. -Mặt nạ Rùa, Thỏ cho học sinh tập kể chuyện theo phân vai.

III.Các hoạt động dạy học :

1.KTBC :

Giáo viên nêu yêu cầu đối với học sinh học kể chuyện đối với môn kể chuyện tập 2, do yêu cầu cao hơn nên các em cần chú ý hơn để học tốt môn học này.

2.Bài mới :

Qua tranh giới thiệu bài và ghi tựa.

Rùa tuy chậm chạp,Thỏ có tài và nhanh nhẹn. Nhưng trong cuộc chạy đua giữa Rùa và Thỏ các em có biết ai thắng cuộc không? Thật bất ngờ người thắng cuộc lại là Rùa. Qua câu chuyện này các em sẽ biết nguyên nhân nào khiến Rùa thắng cuộc.

Kể chuyện: Giáo viên kể 2, 3 lần với giọng diễn cảm:

Kể lần 1 để học sinh biết câu chuyện

Kể lần 2 và 3 kết hợp tranh minh hoạ giúp học sinh nhớ câu chuyện.

Lưu ý: Lời Thỏ đầy kêu căng ngạo mạn, mĩa mai. Lời Rùa chậm rãi, khiêm tốn nhưng đầy tự tin.

Hướng dẫn học sinh kể từng đoạn câu chuyện theo tranh:

Lắng nghe

Học sinh nhắc tựa.

Giáo án lớp 1 Tranh 1: Giáo viên yêu cầu học sinh xem

tranh trong SGK đọc và trả lời câu hỏi dưới tranh.

+Tranh 1 vẽ cảnh gì? +Câu hỏi dưới tranh là gì? +Thỏ nói gì với Rùa?

Tranh 2, 3 và 4: Thực hiện tương tự như tranh 1.

Hướng dẫn học sinh phân vai kể toàn câu chuyện:

Tổ chức cho các nhóm, mỗi nhóm 3 em (vai Rùa, Thỏ và người dẫn chuyện). Thi kể toàn câu chuyện. Cho các em đeo mặt nạ hoá trang thành Rùa, thành Thỏ, người dẫn chuyện quàng khăn giống một bà cụ.

Kể lần 1 giáo viên đóng vai người dẫn chuyện, các lần khác giao cho học sinh thực hiện với nhau.

Yêu cầu học sinh kể lại toàn chuyện Giúp học sinh hiểu ý nghĩa câu chuyện:

Câu chuyện khuyên các em chớ chủ quan, kiêu ngạo như Thỏ sẽ thất bại. Hãy học tập Rùa, tuy chậm chạp thế mà nhờ kiên trì và nhẫn nại đã thành công

3.Củng cố dặn dò:

Nhận xét tổng kết tiết học, yêu cầu học sinh về nhà kể lại cho người thân nghe. Chuẩn bị tiết sau, xem trước các tranh minh hoạ phỏng đoán diễn biến của câu chuyện

Rùa tập chạy, Thỏ vẽ mĩa mai coi thường nhìn theo Rùa.

Rùa đang làm gì? Thỏ nói gì với Rùa? Chậm như Rùa mà cũng đòi tập chạy.

Học sinh hoá trang theo vai và thi kể theo nhóm 3 em.

Lần 1: Giáo viên đóng vai người dẫn chuyện và 2 học sinh đóng vai Rùa, Thỏ để kể lại câu chuyện.

Các lần khác học sinh thực hiện (khoảng 4 ->5 nhóm thi đua nhau. Tuỳ theo thời gian mà giáo viên định lượng số nhóm kể).

Học sinh khác theo dõi và nhận xét các nhóm kể và bổ sung.

Hai em kể lại toàn chuyện

Thỏ thua Rùa vì chủ quan, kêu ngạo, coi thường bạn. Học sinh nhắc lại ý nghĩa câu chuyện.

Toán:

Một phần của tài liệu GA lớp 1 tuần 25 (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w