Đốt phân cấp nhiên liệu

Một phần của tài liệu mô phỏng quá trình cháy và sự hình thành NOx cho than nội địa và than trộn (Trang 26 - 27)

Từ cơ chế phân hủy NOx đã nói ở trên, NOx đã hình thành khi gặp gốc CHi và sản phẩm chưa cháy hết CO, C và CmHn sẽ xảy ra phản ứng hoàn nguyên. Phản ứng tổng của những phản ứng trên là:

4NO + CH4 → 2N2 + CO2 +H2O (1.6) 2NO + 2 CnHm + ( 2n+m/2-1) O2 → N2 + 2n CO2 + mH2O (1.7) 2NO + 2CO → N2 + 2CO2 (1.8) 2NO + 2C → N2 + 2CO (1.9) 2NO + 2H2 → N2 + 2H2O (1.10) Lợi dụng nguyên lý đó, đem 80 – 85% nhiên liệu đưa vào vùng cháy cấp một, cháy dưới điều kiện α > 1 và hình thành NOx. Nhiên liệu đưa vào cháy cấp

NGUYỄN HỮU LINH 22 KỸ THUẬT NHIỆT LẠNH 2 – K55 một gọi là nhiên liệu cấp một. 15 – 20% nhiên liệu còn lại được đưa vào vùng cháy cấp hai ở phía trên vòi phun chính, dưới điều kiện α < 1 hình thành môi trường hoàn nguyên rất mạnh, làm cho NOx hình thành trong vùng cháy cấp một bị hoàn nguyên thành N2. Vùng cháy cấp hai gọi là vùng tái cháy. Trong vùng tái cháy, không chỉ làm cho NOx đã hình thành hoàn nguyên mà còn kiềm chế sự hình thành NOx mới, có thể làm nồng độ NOx giảm xuống them nữa. Trong trường hợp thông thường có thể giảm phát thải NOx xuống trên 50%. Ở phía trên vùng cháy cần bố trí miệng gió xiết để tạo thành vùng cháy cấp ba để đảm bảo cháy kiệt sản phẩm chưa cháy hoàn toàn trong vùng tái cháy.

Để phân cấp nhiên liệu cần có gió cấp ba, nên thời gian lưu lại của nhiên liệu và khói trong vùng tái cháy tương đối ngắn, cho nên nhiên liệu cấp hai nên chọn là khí hoặc lỏng dễ bắt lửa, dễ cháy, như khí thiên nhiên. Nếu chọn bột than làm nhiên liệu thì phải chọn nhiên liệu có chất bốc cao, hạt phải nghiền mịn. Vì thế đối với than antraxit Việt Nam không phù hợp cho việc làm nhiên liệu cấp hai.

Hình 2.12 Sơ đồ nguyên lý đốt phân cấp nhiên liệu

Một phần của tài liệu mô phỏng quá trình cháy và sự hình thành NOx cho than nội địa và than trộn (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)