Chất lượng thông tin thị trường hiện nay qua đánh giá của DN

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THÔNG TIN VÀ CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG (Trang 113 - 195)

Chất lượng thông tin thị trường được xem xét thông qua đánh giá của các DN sử dụng thông tin – đối tượng đánh giá khách quan nhất.

- Đánh giá về chất lượng.

Chất lượng thông tin thị trường được cung cấp tại Việt Nam chưa được nhiều doanh nghiệp đánh giá cao. Kết quả khảo sát trực tiếp cho thấy: gần 5%

số doanh nghiệp cho rằng dịch vụ tư vấn và cung cấp thông tin thị trường ở Việt Nam chưa thật sự mang lại hiệu quả đối với hoạt động sản xuất - kinh doanh của họ. Hơn 50% số doanh nghiệp được hỏi cho rằng chất lượng dịch vụ cung cấp thông tin thị trường chưa làm thoả mãn yêu cầu, đòi hỏi thực tiễn sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, cũng có 6,67 % số doanh nghiệp được hỏi đánh giá cao về chất lượng của dịch vụ này.

Biểu đồ 2.1 Đánh giá của DN về chất lượng dịch vụ tư vấn và cung cấp TTTT ở Việt Nam

Nguồn:[40].

Mặc dù, đã có những bước chuyển khá mạnh song nhìn chung, hoạt động của các công ty tư vấn và cung cấp thông tin thị trường của Việt Nam chưa theo kịp với những yêu cầu, đòi hỏi của doanh nghiệp, độ tin cậy của thông tin thị trường được cung cấp còn nhiều hạn chế, rất nhanh bị lạc hậu trong bối cảnh thị trường trong và ngoài nước luôn gắn chặt và biến động từng ngày, từng giờ. Thiếu kinh nghiệm và tính chuyên nghiệp, cũng như khả năng để thực hiện các dịch vụ trọn gói từ A tới Z được xem là điểm yếu cơ bản của các đơn vị, tổ chức tư vấn, cung cấp thông tin thị trường tại Việt Nam hiện nay.

Kết quả điều tra trực tiếp cũng cho thấy chỉ có 6,67% số doanh nghiệp đánh giá cao độ tin cậy của dịch vụ tư vấn và cung cấp thông tin thị trường; 40,0% số doanh nghiệp khá tin cậy vào dịch vụ này và 50,0 % cho rằng độ tin

6,67% 40,00% 50,00% 3.33% 0 10 20 30 40 50 Tốt Khá tốt Bình thường Chưa hiệu quả

cậy của dịch vụ nêu trên đạt mức bình thường ; có 3,33% trả lời các thông tin thị trường hiện chỉ có giá trị tham khảo.

Biểu đồ 2.2 Độ tin cậy của dịch vụ cung cấp, tư vấn thông tin thị trường cho các DN tại Việt Nam

Nguồn:[40].

- Đánh giá về hiệu quả của thông tin.

Hiệu quả của thông tin được đánh giá thông qua sự tín nhiệm sử dụng dịch vụ tư vấn và cung cấp thông tin thị trường, gồm: (i)tỷ lệ doanh nghiệp/tổng số doanh nghiệp (được điều tra) sử dụng và (ii) tần suất sử dụng các dịch vụ cung cấp thông tin và tư vấn của các DN từ các cơ quan, đơn vị cung cấp thông tin thị trường. Qua số liệu khảo sát năm 2008 của cơ quan cung cấp thông tin và dịch vụ tư vấn thông tin thị trường lớn nhất, với nhiều hình thức, nội dung cung cấp nhất là Trung Tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại, Bộ Công Thương [40] thì có tới 43,33% số doanh nghiệp thường xuyên sử dụng dịch vụ tư vấn và cung cấp thông tin thị trường; 36,67% số doanh nghiệp sử dụng dịch vụ này một cách không thường xuyên. Có 20% số doanh nghiệp không sử dụng dịch vụ này mà họ trực tiếp tìm kiếm và xử lý thông tin thị trường (Tỷ lệ % là tính trên số lượng các DN được khảo sát). Biểu đồ 2.1. Khá tin cậy 26,67% Tin cậy 13,33% Chỉ tham khảo 13,33% Bình thường 46,67%

Biểu đồ 2.3 Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng dịch vụ tư vấn và cung cấp thông tin thị trường tại thời điểm điều tra 2008

Trong số các DN có sử dụng dịch vụ cung cấp thông tin thị trường thì tần suất sử dụng dịch vụ của các cơ quan tư vấn và cung cấp thông tin thị trường trong và ngoài nước cũng tương đối cao [40]. Theo biểu đồ 2.2. có tới 53,33% số doanh nghiệp được hỏi trả lời họ thường xuyên sử dụng dịch vụ này phục vụ hoạt động sản xuất - kinh doanh của họ; có 36,67% số doanh nghiệp trả lời họ sử dụng dịch vụ nêu trên một cách không thường xuyên, 10% còn lại trả lời họ chỉ sử dụng khi thật cần thiết.

Như vậy, số doanh nghiệp (43,33%) có sử dụng dịch vụ tư vấn và cung cấp thông tin thị trường của Việt Nam còn thấp. Điều này dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp và là nguyên nhân cơ bản của sự phát triển không bền vững của các doanh nghiệp Việt Nam.

Biểu đồ 2.4 Tần suất sử dụng dịch vụ tư vấn và cung cấp thông tin thị trường của doanh nghiệp

Không sử

dụng 20% thường xuyên Không

Có sử dụng 43,33% Thỉnh thoảng khi cần 10% Không thường xuyên 36,67% Thường xuyên 53,33%

Như vậy vẫn có hơn 1/3 số DN không thường xuyên sử dụng dịch vụ thông tin. Điều này thể hiện mức độ ổn định trong kinh doanh, năng lực cạnh tranh trong kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp; là một hạn chế lớn cho các DN khi kinh tế Việt Nam hội nhập rộng và sâu vào kinh tế quốc tế.

2.4. Các dạng sản phẩm thông tin thị trường và vấn đề chất lượng cung cấp thông tin thị trường cho các DN.

Thông tin thị trường được truyền tải và cung cấp dưới nhiều hình thức thể hiện. Tuỳ theo mức độ quan trọng của nội dung thông tin, mức độ phổ biến (mật, dùng riêng lẻ theo yêu cầu của một hay nhóm người sử dung, hay phổ biến rộng rãi cho đông đảo số người quan tâm), theo dung lượng và cấu trúc thông tin, theo tính thời sự, tần suất xuất hiện thông tin, theo điều kiện tiếp nhận của đối tượng sử dụng, theo tính chủ động và điều kiện kĩ thuật, phương tiện của cơ quan cung cấp thông tin mà có các phương thức cung cấp thông tin thị trường khác nhau. Từ các hình thức thể hiện và các yêu cầu, đặc tính này mà quyết định phương thức truyền tin và cung cấp thông tin.

2.4.1. Các dạng sản phẩm thông tin thị trường được cung cấp.

Thực tế hoạt động cung cấp thông tin thị trường tại Việt Nam hiện nay đang tồn tại và phổ biến những dạng sản phẩm thông tin thị trường và chúng đang được phân loại theo đặc điểm của “vật mang tin” và phương thức truyền tin. Đây cũng là các dạng sản phẩm thông tin trong các lĩnh vực khác như: thông tin văn hoá xã hội, thông tin khoa học, kĩ thuật, công nghệ… và không xét đến đặc tính của nội dung thông tin. Một nội dung thông tin có thể được thể hiện và chuyển tới người tiếp nhận thông qua một hoặc nhiều dạng sản phẩm khác nhau. Qua khảo sát, thăm dò trực tiếp từ các cơ quan, đơn vị cung cấp thông tin thị trường và từ các DN sử dụng dịch vụ cung cấp thông tin thị

trường thì các dạng sản phẩm thông tin thị trường được các cơ quan cung cấp ra có tỷ lệ như sau:

- Bằng văn bản: các tệp tài liệu, văn bản text, bản tin, sách, báo, tạp chí, các báo cáo nghiên cứu, chuyên đề…chiếm 60%.

- Bằng các file thông tin, gửi thông qua mạng Internet. chiếm 25%

- Bằng các phương tiện truyền thông (như phát thanh, truyền hình...) được ghi lại, chiếm 5%.

- Thông qua các hình thức khác chiếm 10%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mạng Internet hiện được xem là phương án tối ưu truyền tải thông tin đối với doanh nghiệp (cả về tốc độ và thời gian). Internet trở thành một kênh thu thập thông tin hiệu quả của doanh nghiệp. Các thông tin về nhiều lĩnh vực có thể được tìm thấy trên Internet. Website là một kênh thông tin quan trọng giúp doanh nghiệp tiếp cận với người tiêu dùng và với các doanh nghiệp khác. Mặt khác, trong thời đại CNTT bùng nổ hiện nay, việc thành lập Website trở thành một yêu cầu thiết yếu đối với doanh nghiệp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, khẳng định tên tuổi và mở ra cơ hội kinh doanh mới – kinh doanh trực tuyến. Tuy nhiên, các thông tin tin cậy gửi qua đường Internet. chủ yếu dưới dạng Email theo các địa chỉ có tên và mật khẩu (password) cụ thể.

2.4.2. Đặc điểm tiếp nhận thông tin thị trường của các DN Việt Nam hiện nay.

a) Khả năng tiếp nhận thông tin thị trường của doanh nghiệp.

Cung cấp thông tin thị trường và dịch vụ tư vấn đạt hiệu quả cao hay thấp không chỉ phụ thuộc vào năng lực của cơ quan cung cấp thông tin, dịch vụ cũng như chất lượng hay độ tin cậy của thông tin mà nó còn phụ

thuộc rất lớn vào khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin của bản thân các doanh nghiệp được cung ứng .

Nhìn chung hầu hết các doanh nghiệp đã sử dụng máy tính kết nối Internet để tiếp cận thông tin từ các “kênh, luồng” khác nhau. Tuy nhiên kết quả điều tra cho thấy chỉ có gần 70% số doanh nghiệp được khảo sát có trên 2 nhân viên có thể khai thác thông tin thị trường qua mạng Internet; 20% số doanh nghiệp chỉ có 1 nhân viên đảm nhận được công việc này.

Biểu đồ 2.5 Tần suất cập nhật thông tin thị trường qua Internet của các doanh nghiệp

Nguồn: [7] Ngoài ra, quy trình ứng dụng thông tin thị trường tại các DN còn rất khác nhau, tuỳ theo quy mô DN, tính chất hoạt động và chức năng kinh doanh, yêu cầu về thông tin và phương thức tiêp nhận thông tin của Lãnh đạo các cấp tại các DN. Theo kết quả điều tra, các phương thức, mức độ yêu cầu về thông tin thị trường tại các DN như sau:

- DN có tổ chức riêng bộ phận tiếp nhận, xử lí thông tin thị trường tại + Các DNNVV: 10%

+ Các DN lớn: 35%

- DN xây dựng quy chế báo cáo thông tin thị trường cho các cấp lãnh đạo

+ Báo cáo trực tiếp Ban Giám đốc, người có thẩm quyền quyết định kinh doanh: 35%

+ Báo cáo qua các tầng xử lí thông tin:18%

b) Năng lực kỹ thuật, công nghệ trong xử lí thông tin

26.67% 11.66% 5.00% 5.00% 0 10 20 30 Hàng ngày Hàng tuần Hàng tháng Thỉnh thoảng

(1). Năng lực công nghệ kĩ thuật về CNTT - Đầu tư hạ tầng kĩ thuật CNTT.

Có một thực tế là rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa thật quyết tâm để đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất và kinh doanh của mình. Trong một số liệu điều tra về tình hình ứng dụng công nghệ thông tin tại các doanh nghiệp Việt Nam do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thực hiện cho thấy một thực trạng rất đáng buồn của các doanh nghiệp Việt Nam về vấn đề này.

Theo số liệu thống kê nêu trên: có 48% doanh nghiệp đầu tư dưới 5% tổng chi phí hoạt động cho CNTT và TMĐT; 38% có tỷ lệ đầu tư từ 5- 15% và 13% doanh nghiệp là trên 15%. Điểm sáng nhất về ứng dụng CNTT trong hoạt động kinh doanh, tập trung vào tiếp nhận, sử dụng, ứng dung thông tin thị trường, TMĐT vào hoạt đông kinh doanh trong những năm qua là tỷ lệ đầu tư cho phần mềm tăng trưởng nhanh, chiếm 46% tổng đầu tư cho CNTT, tăng gấp hai lần so với năm 2007; trong khi đó phần cứng cũng giảm từ 55,5% xuống còn 39%.

- Mức độ phổ cập sử dụng máy tính (PC).

Máy tính (PC) không phải là tiêu chí đánh giá năng lực kỹ thuật, công nghệ về IT của các DN, nhưng cũng là tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ sẵn sàng cho năng lực kỹ thuật, công nghệ trong xử lí, cung cấp thông tin, nhìn từ góc độ hạ tầng kỹ thuật của các doanh nghiệp. Kết quả điều tra của cục TMĐT và CNTT, Bộ Công Thương cho thấy trung bình mỗi doanh nghiệp có 22,9 máy tính (so với con số 17,6 của năm 2006) và trung bình cứ 8,1 lao động có một máy tính. Chỉ 0,3% số doanh nghiệp được khảo sát cho biết chưa được trang bị máy tính. Đến nay hầu như 100% doanh nghiệp đều có máy tính. Tỷ lệ doanh nghiệp có từ 11–20 máy tính tăng dần qua các năm và đến năm 2008 đạt trên 20%.

Bảng 2.1. Mức máy tính trung bình trong một số DN

Ngành kinh doanh Tỷ lệ máy tính/

doanh nghiệp

Tỷ lệ nhân viên/ máy tính

Dệt may, da giày 42 25

Nông lâm thủy sản, chế biến thực phẩm 31 17

Thủ công mỹ nghệ 10 10

Cơ khí máy móc, hóa chất, xây dựng 18 7

Du lịch 13 5 TM-DV, dịch vụ tồng hợp 18 4 Dịch vụ CNTT và TMĐT 17 3 Tư vấn, bất động sản 12 3 Ngân hàng, tài chính 50 3 Các ngành khác 26 11 Nguồn: [13]. (2). Kết nối Internet

Chỉ tiêu kết nối Internet phản ánh một khía cạnh quan trọng của mức độ sẵn sàng trong tiếp cận và ứng dụng thông tin thị trường trong kinh doanh . Có tới 97% doanh nghiệp thuộc diện điều tra năm 2007 cho biết đã kết nối Internet, so với tỷ lệ 83% của năm 2004 là và 92% của năm 2006. Trong nhóm doanh nghiệp chưa kết nối Internet, 81% là các doanh nghiệp nhỏ với quy mô trung bình 12 lao động/đơn vị. Con số này cho thấy các nỗ lực phổ cập Internet trong thời gian tới cần tập trung vào đối tượng doanh nghiệp nhỏ, bằng việc nâng cao nhận thức doanh nghiệp về hiệu quả ứng dụng Internet đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hộp 2.1. Khảo sát về thực tế ứng dụng công nghệ thông tin tại các DN

Ngày 21/8/2008, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã công bố số liệu khảo sát về thực tế ứng dụng công nghệ thông tin tại các doanh nghiệp trên cả nước. Kết quả cho thấy có:

- 27% doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin;

- 24% doanh nghiệp không ứng dụng công nghệ thông tin, không sử dụng dịch vụ về công nghệ thông tin;

- 55% doanh nghiệp không kết nối ADSL. Hậu quả:

Cả năm 2007 chỉ có 19 hợp đồng được thực hiện bằng TMĐT, trong đó, hợp đồng lớn nhất là dưới 10 tỷ đồng và hợp đồng nhỏ nhất là 300.000đ.

Nguyên nhân:

- Các doanh nghiệp nhỏ không đủ năng lực sử dụng công nghệ thông tin; - Các doanh nghiệp lớn thì cho rằng chưa hội đủ điều kiện về con người và vật chất.

Nguồn: Báo Thanh niên số 102 ra ngày 23/8/2008.

Theo số liệu điều tra qua 58/100 phiếu (thu về được 58 phiếu) tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh của nhóm nghiên cứu đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trên cơ sở phát triển TMĐT” do GS-TS Nguyễn Thị Mơ, trường Đại học Ngoại thương làm chủ nhiệm, thực hiện vào tháng 05/2009 cho thấy: chỉ có 50% số doanh nghiệp được hỏi cho biết họ đã xây dựng được hệ thống kết nối Internet, có tới 30% chưa kết nối và 20% chuẩn bị kết nối. Trong số doanh nghiệp được hỏi cũng chỉ có 50% doanh nghiệp đã xây dựng được website của mình.

Biểu đồ 2.6 Mức độ tiếp cận Internet của Doanh nghiệp qua các năm 2004 - 2007

Nguồn: [13].

Biểu đồ 2.7 Hình thức sử dụng Internet qua các năm 2004-2007

(3). Xây dựng và sử dụng mạng nội bộ

Tỷ lệ doanh nghiệp đã xây dựng mạng nội bộ năm 2008 đạt trên 88% so với 84% của năm 2007. Đến nay, có tới 99% số doanh nghiệp đã kết nối Internet, trong đó kết nối băng thông rộng chiếm 98%. Tỷ lệ doanh nghiệp có website năm 2008 đạt 45%, tăng 7% so với năm 2007. Tỷ lệ doanh nghiệp kết nối cơ sở dữ liệu với đối tác tăng từ 13% lên 15%.

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

ADSL Đường truyền riêng

Quay số Chưa kết nối

Tỷ lệ doanh nghiệp (% ) 2004 2005 2006 2007

Hình thức truy cập Internet Nguồn: [13].

75 80 85 90 95 100 Tỷ lệ do an h ng hi ệp (% ) 2004 2005 2006 2007

Tỷ lệ website được cập nhật thường xuyên và có chức năng đặt hàng trực tuyến đều tăng nhanh. Xét mối tương quan chặt chẽ giữa năng lực ứng dụng thông tin thị trường, TMĐT với trình độ tin học hóa trong nội bộ doanh nghiệp, tỷ lệ này cho thấy mức độ sẵn sàng ứng dụng TMĐT - một trong những hình thức ứng dụng thông tin thị trường vào trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp - ngày càng được cải thiện.

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THÔNG TIN VÀ CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG (Trang 113 - 195)