lượng và vận chuyển dễ dàng hơn.
Khi nồng độ chứa bùn trong bể chứa bùn nằm ở khoảng từ 20000-50000 mg/l và bùn đã được phân hủy tốt (bùn có màu nâu xám) thì sẽ tiến hành ép bùn.
Chọn lựa Polymer thích hợp bằng cách lấy mẫu bùn đã lắng để xác định thể tích Polymer/ thể tích bùn để tạo keo bùn tối ưu. Tỷ lệ 1000 hỗn hợp Polymer/ 7-8 m3 bùn, điều chỉnh lưu lượng bơm của bơm bùn và bơm Polymer thích hợp.
Cấu tạo: Máy ép khung bản sản xuất tại châu Âu loại 800 x 800 (50 tấm) công suất thiết kế 600 lít/mẻ.
CHƯƠNG IV. VẬN HÀNH HỆ THỐNG VÀ CÁCH KHẮC PHỤC SỰ CỐ TRONG VẬN HÀNH
4.1. Kiểm tra hệ thống xử lý
4.1.1. Kiểm tra kỹ thuật trước khi vận hành
- Kiểm tra lượng hóa chất sử dụng: Lượng hóa chất pha chế trong bồn thải phải đảm bảo cho hệ thống hoạt động ít nhất trong vòng một ngày.
- Kiểm tra thiết bị: Trước khi bật máy cũng như sau khi máy đã hoạt động cần kiểm tra tình trạng của tất cả các thiết bị trong hệ thống xử lý. Sau khi hệ thống hoạt động liên tục, ổn định cần kiểm tra tình trạng của các thiết bị máy móc sau mỗi ngày, chú ý các hiện tượng có thể ảnh hưởng.
- Các chi tiết cần kiểm tra trước khi vận hành.
- Kiểm tra hệ thống điện cung cấp: Khi tủ điện có đèn báo tủ sấy sáng lên, người vận hành lập tức tới tủ điện ngắt điện toàn hệ thống. Kiểm tra máy nào có sự cố và kịp thời sửa chữa.
Bảng 4.1 Kiểm tra thiết bị máy móc
Stt Máy móc thiết bị Các chi tiết cần kiểm tra
1 Song chắn rác trên lưới mỗi ngày.Lưới lược rác: vệ sinh lưới, loại bỏ rác bám
2 Lược rác tinh Lưới lược rác: kiểm tra, cọ rửa lưới mỗi ngày.
3 bùnBơm nước thải, bơm Các van (độ mở). Hoạt động (có nước/bùn).
5 Bơm định lượng
Các van (độ mở).
Hoạt động (bơm hóa chất). Liều lượng (vị trí điều chỉnh).
6 Máy thổi khí
Dây coroa (mức độ giãn). Lọc khí (mức độ sạch). Bu-lông (mức siết chặt).
Mực dầu bôi trơn (thêm dầu nếu dầu cạn, không được châm đầy vì có thể làm nổ máy nén).
Xả nước ngưng. Thử van an toàn.
7 Hệ khuếch tán khí Bọt khí (độ đồng đều).
Các van điều chỉnh tốc độ khí. 8 lượng.Đồng hồ đo lưu Hiển thị và hoạt động.
9 Bộ điều chỉnh pH
Hiển thị hoạt động điều khiển tự động bơm định lượng.
Kiểm tra và vệ sinh Senror.
10 nén bùnThiết bị cào bùn bể
Kiểm tra: lượng nhớt trong hộp số, tiếng kêu khi hoạt động.
Hoạt động thiết bị (lượng bùn trong nước sau lắng).
11 Hệ thống ép bùn Hoạt động tách nước. Tiếng kêu khi hoạt động. 12 Hệ thống van điện Chế độ đóng, mở.
13 Cảm biến mực nước Hiển thị và hoạt động. 14 Cảm biến mực bùn Hiển thị và hoạt động.
15 Thiết bị đo DO Hiển thị và hoạt động.
16 lơ lửng và độ đục.Thiết bị đo chất rắn Hiển thị và hoạt động.
17 Thiết bị kiểm soát Chlor dư.
Hiển thị và hoạt động điều khiển bơm định lượng.
(Nguồn: Nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN Tân Bình)
4.1.2 Kiểm tra chất lượng nước đầu vào
Khi lưu lượng và chất lượng nước thải tiếp nhận thay đổi thì môi trường của SBR sẽ thay đổi theo. Nếu lưu lượng vào hoặc nồng độ chất ô nhiễm tăng đáng kể cần phải chỉnh các thông số vận hành (điều chỉnh thời gian sục khí ở các mẻ xử lý).
- Lưu lượng: Ở giai đoạn duy trì, lưu lượng cần duy trì là 83,3 m3/h (2000 m3/ngày). Lưu lượng cùng với tải trọng BOD, COD xác định tải trọng của bể SBR.
- BOD, COD: Kiểm tra nồng COD để kiểm soát các quá trình trong bể. Tỉ số BOD/COD cho biết tỉ lệ các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học có trong nước thải. BOD là thông số thể hiện lượng chất hữu cơ có thể bị oxy hóa bằng vi sinh vật. Chỉ số COD thể hiện toàn bộ chất hữu cơ bị oxy hóa bằng tác nhân hóa học.
- pH: Quá trình xử lý sinh học hiếu khí hoạt động tốt nhất ở pH = 6,5 – 8,5. Nếu pH thay đổi thì cần phải bổ sung HCl hoặc NaOH để đưa pH của bể về môi trường thích hợp.
4.2. Vận hành các công trình đơn vị, các sự cố xảy ra và cách khắc phục 4.2.1. Song chắn rắc
- Đặt trước bể thu gom, trước khi vào bể thu gom nước thải sẽ qua song chắn rác. - Rác bám trên song chắn rác sẽ được cào rác thủ công.
- Các sự cố thường gặp: Tắc nghẽn dòng nước qua song chắn rác. Nguyên nhân do cào rác thủ công nên nếu không chú ý sẽ làm rác bám đầy trên song chắn rác, gây tắc nghẽn.
Thường xuyên theo dõi, kịp thời xử lý rác, tránh hiện tượng quá tải rác.
4.2.2. Hố thu gom
Bể thu gom có nhiệm vụ nhận nước thải từ các trạm bơm trung chuyển. Sau đó được bơm lên thiết bị lược rác tinh, rồi chảy qua bể gạt dầu. Tại đây ta có bơm chuyển nước thải, 2 bơm hoạt động, 1 bơm để dự phòng.
- Nếu có bơm làm việc nào bị lỗi, bơm dự phòng sẽ tự động hoạt động như bơm làm việc. Các bơm sẽ được cài đặt hoạt động luân phiên nhờ vào thì kế trong PLC. - Đèn báo lỗi của bơm tương ứng sẽ hiển thị trên tủ điều khển nếu bơm bị lỗi. Khi
mực nước cao đến mức “High Level” thì còi báo sẽ báo động cho biết trong tủ điều khiển.
- Một lưu lượng kế điện tử để đọc lưu lượng (đo lưu lượng giờ và tổng lưu lượng nước) trên tủ Scada và màn hình chạm.
- Có một cảm biến siêu âm dùng đo mực nước.
4.2.3. Thiết bị lọc rác tinh
Nước thải từ bể thu gom sẽ được bơm lên trên cụm xử lý chính. Nước sẽ đi qua 2 thiết bị lọc rác tinh, hai máy lược rác tinh sẽ giữ lại toàn bộ phần rác có kích thước lớn hơn hoặc bằng 0,75mm trước khi nước thải đi tiếp vào bể tách mỡ.
- Rác trên lưới lọc rác tinh sẽ được cào thủ công.
4.2.4. Bể tách dầu
Nước thải sau khi qua thiết bị lọc rác tinh sẽ tự chảy vào bể tách dầu, lúc này máy gạt dầu (hoạt động được điều khiển trên tủ điều khiển) sẽ gạt bỏ các phần dầu nổi trên bề mặt nước thải vào máng thu. Tại đây, thiết bị châm pH sẽ kích hoạt bơm định lượng MP02 châm NaOH nếu pH của nước bé hơn 6,49; còn nếu pH lớn hơn 7,49 thì sẽ châm HCl nhờ bơm MP01. Đầu điều khiển pH, bộ truyền tín hiệu được liên động với bơm định lượng NaOH hoặc HCl tùy thuộc vào giá trị đọc được trên đầu dò pH.
- Đèn báo lỗi của máy hút dầu sẽ hiển thị trên tủ điều khiển nếu máy hút dầu bị lỗi. - Dầu sau khi tách sẽ được thu gom xử lý bởi công ty chuyên trách.
- Các sự cố có thể xảy ra:
• Các giá trị pH hiển thị không đúng, bị sai lệch. Nguyên nhân: điện cực hư, dơ hoặc đường truyền tín hiệu sai
Cần kiểm tra vệ sinh định kì, thay điện cực.
• pH kiểm soát quá trình sai. Nguyên nhân có thể do cài đặt sai
Điều cỉnh lại.
• Bơm định lượng hóa chất không hoạt động được. Nguyên nhân: chưa cấp điện cho bơm, có vật lạ nghẹt trong đầu hút và đầu đẩy
Kiểm tra định kỳ các thiết bị điều khiển (CP, contactor, công tắc mở máy tụ điện), đầu hút và đầu đẩy.
4.2.5. Bể điều hòa
Nước thải từ bể gạt dầu chảy tràn qua bể điều hòa, tại đây hai máy khuấy trộn sẽ hoạt động đồng thời và liên tục.
- Hoạt động của bơm sẽ được kiểm soát bằng cảm biến mực nước và chu kỳ hoạt động của SBR.
- Có 2 bơm: 1 điều khiển và 1 dự phòng. Các bơm sẽ dược cài đặt hoạt động luân phiên nhau nhờ vào thiết kế PLC.
- 2 máy trộn chìm hoạt động đồng thời:
• Ở chế độ Auto thì máy khuấy trộn hoạt động theo thiết kế PLC
• Đèn báo lỗi của máy khuấy trộn được hiển thị trên tủ điều khiển. - Khi mực nước lên cao (High Level) thì còi báo ở tủ điều khiển sẽ báo động.
- Thiết bị đo pH sẽ đọc giá trị pH trong bể nếu thấp hơn hoặc cao hơn mực cho phép thì bơm hóa chất cân bằng pH sẽ hoạt động:
• Bơm NaOH: Mở bơm khi pH < 6,0 và dừng bơm khi pH > 6,49.
• Bơm HCl: Mở bơm khi pH >7,49 và dừng bơm khi pH <7,01.
4.2.6. Bể SBR
- Trong suốt giai đoạn khởi động của giai đoạn “cấp nước” ở bể SBR, van điện cấp nước mở, kích hoạt bơm ở bể điều hòa hoạt động.
- Trong suốt giai đoạn “cấp nước và sục khí” thì máy thổi khí và máy sục khí hoạt động, đến cuối giai đoạn thì máy thổi khí được tắt, máy thổi khí hoạt động thêm 15 phút.
- Kết thúc giai đoạn “cấp nước và sục khí” thì chuyển sang giai đoạn “lắng”, khi đó thì toàn bộ các thiết bị trong bể SBR sẽ dừng hoạt động.
- Khi kết thúc giai đoạn “lắng” thì vào giai đoạn “chắt nước” bơm vận chuyển bùn (PM-04 hoặc PM-05) sẽ được khởi động vào cuối giai đoạn “chắt nước” kết thúc.
Bảng 4.2 Chu kỳ hoạt động của bể SBR
Giai đoạn Thời lượng (phút)
Cấp nước 60 Cấp nước và sục khí 60 Sục khí 180 Lắng 90 Xả nước 60 Thải bùn 10 Tổng thời gian 460
(Nguồn: Nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN Tân Bình)
- Các sự cố thường gặp:
• Bông bùn nổi (hay thường gọi trương bùn). Nguyên nhân: tải trọng chất hữu cơ không ổn định, quá tải.
Kiểm tra BOD, COD đầu vào ổn định.
• Bùn lắng kém, vi khuẩn dạng sợi phát triển. Nguyên nhân: DO thấp hoặc quá cao (tối ưu 1,5 - 2,5mg/l).
• Số lượng bọt trắng nhiều. Nguyên nhân: sự tăng chất tẩy rửa trong nước thải, có chất ức chế và chất độc hại, pH cao hoặc thấp, thiếu oxy thiếu dinh dưỡng.
Thường xuyên kiểm tra chất lượng nước đầu vào.
• Số lượng bọt nâu nhiều. Nguyên nhân: Vi khuẩn dạng sợi - norcardia phát triển, nước thải chứa nhiều dầu mỡ.
Kiểm tra hoạt động của bể tách dầu mỡ.
4.2.7. Bể khử trùng
Nước từ bể SBR được thiết bị chắt nước thu và tự chảy và bể khử trùng. Tại đây, Chlor sẽ được châm vào, nước sẽ theo song chảy ziczac do các vách ngăn trong bể tạo nên với mục đích xáo trộn đều Chlor với nước. Nước sẽ chảy về cuối và được xả vào bể chứa nước thải sau khi xử lý.
Bơm định lượng Chlor hoạt dộng khi nồng độ Chlor trong bể khử trùng ở dưới mức cho phép. Nồng độ Chlor trong bể được xác định bởi đầu dò Chlor đặt ở cuối bể khử trùng.
4.2.8. Bể chứa nước sau xử lý
Nước thải sau khi qua bể khử trùng sẽ tự chảy vào bể chứa nước thải sau khi xử lý. Tại đây một phần nước thải sẽ được cung cấp để tưới cây ven đường KCN. Phần còn lại sẽ tự chảy ra kênh Tham Lương.
4.2.9. Bể chứa bùn
Bùn từ bể SBR được bơm vào bể nén bùn (trong khoảng 10 phút). Tại đây bùn sẽ được nén lại bằng trọng lực. Sau khi nén, bùn sẽ được bơm sang máy ép bùn.
- Sự cố có thể xảy ra: Bơm bùn không hoạt động được. Nguyên nhân chưa cấp điện cho bơm, đường ống bị ngẹt trong đầu hút và đầu đẩy.
Kiểm tra các thiết bị điều khiển, vệ sinh định kì đầu hút và đầu đẩy.
4.2.10. Máy ép bùn
- Hòa polymer vào bồn chứa với nồng độ 1kg polymer/1m3 và khởi động máy khuấy trộn.
- Khởi động máy ép bùn, máy bơm bùn và máy bơm châm polymer, polymer sẽ được bơm đến đầu đường ống bơm bùn, sau đó bùn và polymer sẽ được bơm trục vít bơm từ bể chứa bùn vào máy ép. Với áp lực của máy ép, nước sẽ thấm vào
khung bản qua tấm vải lọc rồi chảy ra ngoài theo đường rãnh của khung ép, bùn sẽ được ép chặt lại tới áp lực tối đa của máy ép bùn. Thời gian máy ép hoạt động cùng lúc là 3 giờ.
- Sau đó, bùn được gỡ ra khỏi tấm khung bản bằng tay.
4.3. Vận hành hệ thống định lượng hóa chất
4.3.1. Bể chứa NaOH (nồng độ hóa chất sử dụng là 30%) - Cách pha:
• Mở van cấp nước vào bồn 1050 lít nước.
• Bật máy khuấy sang “ON”.
• Cho từ 450g NaOH (nồng độ 98%) vào khoảng 1050 lít nước.
• Khuấy cho đến khi tan hết NaOH (khoảng 20 phút).
- Ghi chú: Khi cho NaOH vào, dung dịch sẽ rất nóng, vì vậy cần cẩn thận (đeo găng
tay cao su, mắt kiếng bảo hộ khi pha hóa chất).
- Bơm NaOH: Bơm định lượng NaOH hoạt động khi bơm nước thải ở hố gom hoạt
động đồng thời, pH của nước thải ở ngoài khoảng cho phép và mực hóa chất trong bồn hóa chất phải cao hơn mực cho phép.
- Cài đặt giá trị vận hành: Nguyên lí hoạt động của bơm NaOH: mở bơm khi
pH<6 (giá trị này có thể điều chỉnh hoặc có thể thay đổi cho phù hợp trong quá trình vận hành) dừng bơm khi pH>6,49.
4.3.2. Bể chứa HCl (nồng độ hóa chất sử dụng là 30%)
- Ghi chú: Cẩn thận khi sử dụng hóa chất HCl 30%, đeo găng tay cao su, mắt kiếng
bảo hộ khi pha hóa chất.
- Bơm HCl: Bơm định lượng HCl hoạt động khi bơm nước thải ở hố thu gom hoạt
động đồng thời pH của nước thải ngoài khoảng pH cho phép và mực hóa chất trong bồn hóa chất phải cao trên mức cho phép.
- Cài đặt giá trị vận hành: Nguyên lí hoạt động của bơm HCl: Mở bơm khi pH
>7,49 (giá trị này có thể điều chỉnh hoặc thay đổi cho phù hợp trong quá trình vận hành) dừng bơm khi pH>7,01.
4.3.3. Bồn polymer (nồng độ hóa chất sử dụng là 0.1%) - Cách pha:
• Mở van cấp nước vào bồn 1500 lít nước.
• Bật máy khuấy sang chế độ “ON”.
• Khuấy cho đến khi tan hết polymer.
- Ghi chú: Cho từ từ bột polymer vào, không được cho vào cùng một lúc quá nhiều,
vì cho nhiều polymer sẽ đóng ván không tan được. Đeo găng tay cao su, mắt kiếng bảo hộ khi pha hóa chất.
- Bơm polymer: Bơm định lượng polymer vào máy ép bùn hoạt động khi bơm ép
bùn hoạt động khi bơm cấp bùn vào máy ép bùn hoạt động và hóa chất trong bồn hóa chất phải cao hơn mức cho phép.
4.3.4. Bể Ca(OCl)2
- Cách pha:
• Mở van cấp nước vào bồn 1000 lít nước.
• Bật máy khuấy sang chế độ “ON”
• Cho từ 1kg Ca(OCl)2 (nồng độ sử dụng là 70%) vào 1000 lít nước.
• Khuấy khoảng 1 phút.
- Ghi chú: Đeo găng tay cao su, mắt kiếng bảo hộ khi pha hóa chất.
- Bơm Ca(OCl)2: Bơm định lượng Ca(OCl)2 hoạt động khi nồng độ Chlor trong bể khử trùng ở dưới mức cho phép. Nồng độ Chlor trong bể được xác định bởi đầu dò Chlor.
- Cài đặt giá trị vận hành:
• Chlor <0,49 ppm: Bơm Ca(OCl)2 mở.
• Chlor >0,51 ppm: Bơm Ca(OCl)2 tắt.
4.4. Các sự cố thường gặp và cách khắc phục
Việc kiểm soát bảo trì hàng ngày của hệ thống xử lý nước rất quan trọng. Thực hiện việc bảo trì theo loại thiết bị hay theo cấp độ, điều này phụ thuộc vào mức độ ưu tiên bảo trì của từng thiết bị và từng dụng cụ. Một hư hỏng nhỏ về cơ khí cũng lảm giảm khả năng xử lý hay thậm chí còn ảnh hưởng xấu đến toàn bộ hệ thống. Do vậy việc bảo trì hàng ngày đòi hỏi phải chính xác, có kiến thức đầy đủ, khả năng vận hành và giới hạn của hệ thống.
Dưới đây là các bảng tập trung những điểm chính cần kiểm tra trước khi thực hiện việc bảo trì , thiết lập tiêu chuẩn để kiểm soát bảo trì hệ thống dựa trên những số liệu báo